Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2011

Nước trà Mêthi Ấn Độ chữa bệnh tiểu đường hiệu quả

 
Tiểu đường là một trong những căn bệnh thời đại, khi đối diện với nó, người bệnh bắt buộc phải chấp nhận những phương pháp điều trị tốn kém, hay có thể nói là ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng cuộc sống. Trà Methi Ấn Độ mang đến cho bệnh nhân tiểu đường niềm hi vọng về một phương pháp ít đau đớn và tốn kém.
Cây Methi (fenugreek,cỏ cà ri hay cỏ Hy Lạp) có tên khoa học là Trigonela foenum graecum thuộc họ đậu. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng hạt Methi như một loại thực phẩm, gia vị vì nó mang lại lợi ích cho sức khỏe. Hạt Methi được bán ở các cửa hàng thực phẩm, dùng trong khẩu phần ăn hàng ngày.  
Hạt và lá Methi được WHO công nhận là dược thảo có hoạt tính giúp hạ lượng đường trong máu rất tốt. Hạt Methi có thể sử dụng riêng lẻ hay dùng phối hợp với các dược thảo khác để trung hòa các men glucose-6-phosphatase và fructose-1,6-biphosphatase trong gan và thận của người bị tiểu đường. Ngoài ra hạt Methi còn giúp giảm thiểu được một số loại bệnh khác như: làm hạ cholesterol; có khả năng kháng sinh với 26 loại vi trùng; diệt ký sinh trùng sốt rét; có khả năng bảo vệ gan chống tác hại của rượu; ngừa và trị sạn thận; có hoạt tính chống lại bệnh ung thư; trị tạng thận suy yếu; đau bao tử; đau ruột; sưng chân; giúp phát triển vòng một cho giới nữ; dùng cho phụ nữ bị tắc tuyến sữa khi cho con bú; phong thấp gây ra đau khớp khó đi lại.
Nuoc tra Methi An Do chua benh tieu duong hieu qua
Hạt methi Ấn Độ
Như vậy, Methi không những chỉ có công dụng với bệnh tiểu đường mà còn là “khắc tinh” với khá nhiều loại bệnh khác. Nên dùng Methi dưới dạng một thứ thức uống thông thường hàng ngày (trà Methi) vì hiệu quả ưu việt, vì cách chế biến khá đơn giản.    
Cách dùng cho người bệnh tiểu đường:
1.      Cách 1: cho 01 muỗng hạt Methi vào ly nước nóng 50 – 70 độ khoảng 10 phút, sau đó ăn hạt và uống nước 2 – 3 lần/ngày trước bữa ăn 1 giờ.
2.      Cách 2: cho 02 – 03 muỗng hạt Methi vào ấm trà rót nước nóng chờ khoảng 5 phút, uống 2- 3 lần tới khi nước nhạt màu (giống như pha và uống trà).
3.      Cách 3: Cho hạt Methi vào ấm đun sôi 3 – 5 phút, lọc bỏ bả. Uống nóng, để nguội hoặc bỏ vào tủ lạnh để uống trong ngày.
4.      Cách 4: Nếu muốn thơm ngon hơn thì có thể xao vàng rồi hãm nước và uống nóng hoặc đóng chai để tủ lạnh uống như nước lọc trong ngày. Với cách này cần tăng liều dùng lên khoảng 1,2 – 1,5 lần.
Liều dùng:
-         Tiểu đường type 1: 50-100gr/ngày.
-         Tiểu đường type 2: 25-50gr/ngày.
Với những người bình thường, cách dùng rất đơn giản: mỗi ngày lấy khoảng 15 -20g hạt, tán thành bột, pha nước uống, hoặc lấy hạt sống chưa rang, ngâm trong li có chứa 200ml nước lạnh, để qua một đêm cho nở ra, sáng dậy uống hết nước trong ly, bỏ xác. Hạt có mùi thơm như rau cần tây nên rất dễ uống.
Tuy nhiên, cũng có một số lưu ý khi sử dụng trà Methi như: sử dụng nhiều trong ngày có thể có mùi hôi khi đi tiểu; Trẻ nhỏ hoặc phụ nữ mang thai giai đoạn sắp sinh nếu sử dụng hạt Methi có thể dẫn đến việc chuẩn đoán sai bệnh xi rô niệu ở trẻ em sơ sinh do sự hiện diện của sotolone trong nước tiểu.
Như vậy, ngay từ hôm nay bạn đã có thể dùng trà Methi như một thói quen tốt cho sức khỏe với cách chế biến khá đơn giản. Đó cũng là cách bạn thể hiện sự quan tâm đến sức khỏe của mình và người thân. Và dĩ nhiên, trà Methi nên được coi như một người bạn thân thiết trong đời sống gia đình bạn trước sự tấn công của căn bệnh thời đại tiểu đường.
Thúy Hằng (TMDT-VN)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét