Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011

Dùng sữa chua men sống có thể làm teo tuyến dịch tiêu hóa


   Ủy ban an toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA) vừa đưa ra khuyến cáo, những sản phẩm sữa chua probiotic - sữa chua men sống thực sự không làm tăng khả năng tiêu hóa hay hệ miễn dịch. Theo các chuyên gia, khi cơ thể khoẻ mạnh, đưa nhiều vi khuẩn vào sẽ làm teo tuyến dịch tiêu hóa, gây tiêu chảy, thậm chí có thể tử vong. 

Theo GS.TS Nguyễn Thu Nhạn, chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam, hiện nay thế giới vẫn còn đang tranh cãi về việc bổ sung men sống - vi khuẩn sống có lợi vào cơ thể lợi hay hại. Nhiều ý kiến phản bác việc tăng cường vi khuẩn này ở những người khoẻ mạnh, nhất là trẻ nhỏ không có bệnh. Cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào đánh giá lợi ích cũng như tác hại của men vi khuẩn sống.
Men vi khuẩn sống có trong sữa chua được dùng bổ sung vào hệ tiêu hóa
Men vi khuẩn sống có trong sữa chua được dùng bổ sung vào hệ tiêu hóa

ThS Lê Quốc Thịnh, trưởng khoa Dược, Bệnh viện 71 TƯ Thanh Hóa khuyến cáo, men vi khuẩn sống có trong sữa chua chỉ được dùng để bổ sung vào hệ tiêu hóa, lập lại cân bằng vi sinh. Nếu vì một lý do gì đó mà hệ vi sinh này bị mất cân bằng như dùng nhiều kháng sinh gây rối loạn tiêu hóa, trẻ bị suy dinh dưỡng, bị những bệnh bẩm sinh về ruột, tụy, dạ dày, bị teo mật, suy gan... hoặc sau khi được phẫu thuật các bộ phận trên.
Tuy nhiên, việc sử dụng loại men nào, số lượng, liều lượng và thời gian ra sao đều phải do thầy thuốc chuyên khoa chỉ định và theo dõi sau khi thăm khám cụ thể. Thông thường, các sản phẩm này đều được uống trước bữa ăn và chỉ uống  từng đợt 7 - 10 ngày vì dùng kéo dài chỉ làm cho các tuyến tiết dịch tiêu hóa bị ức chế, giảm tiết rồi teo.

ThS Lê Quốc Thịnh phân tích, men vi sinh chủ yếu có hai chủng là từ  vi khuẩn (Lactobacillus) hoặc từ nấm (Saccharomyces boulardic) hay phối hợp... Tuy nhiên, dù là loại nào cũng đều là một loại thuốc, không nên lạm dụng. Men vi sinh có vi khuẩn sống và một số là vi khuẩn đã được chọn lọc để uống vào cơ thể thì hoạt động như là một quần thể vi sinh vật có lợi cho đường tiêu hóa. Khi đang tiêu hóa bình thường thì việc bổ sung vào là thừa, dễ dẫn tới mất cân bằng và rối loạn tiêu hóa. Loại men probiotic làm từ nấm thì có thể gây nhiễm nấm vào máu trong trường hợp trẻ bị bệnh nặng hoặc suy giảm miễn dịch.


GS.TS Nguyễn Công Khanh, phó  chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam phân tích, sữa chua probiotic thực chất là thức ăn chức năng nhằm đưa vi khuẩn sống có lợi vào cơ thể. Khi đưa vào cơ thể, các probiotic này phải được lựa chọn, được đánh giá qua thử nghiệm lâm sàng để chứng minh được vai trò tác dụng và thực tế điều này không phải nhà sản xuất sản phẩm từ sữa nào cũng có đủ điều kiện để thực hiện. Hơn nữa, với loại vi khuẩn sống này đòi hỏi điều kiện bảo quản nghiêm ngặt, nếu không sẽ là mầm bệnh để các vi khuẩn khác xâm nhập và phát triển.
Probiotic có thể gây một số tác dụng phụ như đau đầu, tiêu chảy, sôi hay sình bụng và bị táo bón. Đặc biệt, phải thận trọng khi sử dụng vi khuẩn này nếu cơ thể  bị tổn thương, miễn dịch hoặc quá yếu. Nó  có thể gây tiêu chảy khi dùng với liều lượng quá cao, hay gây nguy hại cho những người viêm tụy cấp có thể dẫn đến tử vong.


Thúy Nga 

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

Ngắm “quái vật” Philippines qua ảnh chụp gần

29/05/2011 14:57:26
- Bộ ảnh macro của nhiếp ảnh gia Rundstedt Rovillos ghi lại những khoảnh khắc đẹp, khó phát hiện bằng mắt thường của các “quái vật” kỳ lạ được tìm thấy ở Manila, Phillippine.
 Mời các bạn chiêm ngưỡng bộ ảnh này.

Sinh vật kì lạ có hình thù như sinh vật đến từ hành tinh khác với cặp kính dâm.
Sinh vật kì lạ có hình thù như sinh vật đến từ hành tinh khác với cặp kính dâm.
Một loài ong lạ kì với đôi mắt và khuôn mặt rực lửa.
Một loài ong lạ kì với đôi mắt và khuôn mặt rực lửa.
Bọ ngựa “khúm núm” trong tư thế “nguyện cầu”.
Bọ ngựa “khúm núm” trong tư thế “nguyện cầu”.
Sâu đo cong mình lên trong dáng điệu khỏe khoắn.
Sâu đo cong mình lên trong dáng điệu khỏe khoắn.
"Cư dân" đôi tai vểnh dường như có 2 cặp mắt, trông vừa lạ, vừa hung dữ.
"Cư dân" có bề ngoài hung tợn với những chiếc lông mọc tua tủa.
Loài ong Eucharitid có cái đầu bắt mắt, trông giống như đang mặc trang phục trình diễn.
Loài ong Eucharitid có cái đầu bắt mắt, trông giống như đang mặc trang phục trình diễn.
Mọt nâu đậu trên lá xanh ngơ ngác.
Mọt nâu với những chi dài, đậu trên lá xanh ngơ ngác.
kkkk
Chú kiến nhỏ như đang giỡn đùa cùng giọt nước
Cận cảnh một con sâu bướm., với những chiếc lông vươn ra đầy mãnh lực.
Cận cảnh một con sâu bướm., với những chiếc lông vươn ra đầy mãnh lực.
Loài bọ Machaerotid Spittle sở hữu chiếc đuôi độc.
Loài bọ Machaerotid Spittle sở hữu chiếc đuôi độc.
Sâu bướm nhiệt đợi với “vẻ mặt dữ dằn”.
Sâu bướm nhiệt đợi với “vẻ mặt dữ dằn”.
Vẻ “nem nép” của “nhóc” vàng.
Vẻ “nem nép” của “nhóc” vàng.


Ngọc Ánh
(Theo Dailymail)

(Nguồn  : http://bee.net.vn/channel/4961/201105/Ngam-quai-vat-Philippines-qua-anh-chup-gan-1800670/)

Công dụng của Chôm Chôm

Chôm chôm là loại quả rất thông dụng trong đời sống, nhất là ở miền Nam nước ta

Nhiều người thích chôm chôm nhưng không phải ai cũng biết rằng thứ quả này ngoài giá trị dinh dưỡng cao do chứa nhiều vitamin C, giàu đạm, chất béo và các nguyên tố vi lượng như đồng, mangan, kali, calci, sắt, phosphor... thì còn được dùng để làm thuốc chữa bệnh.
Quả chôm chôm xanh và vỏ quả có chứa nhiều tanin được dùng để trị tiêu chảy, kiết lỵ, sốt... với liều 20 g - 30 g. Để hạ sốt, có thể lấy 15 g vỏ chôm chôm rửa sạch, sắc uống vài lần trong ngày; để chữa lỵ, dùng 10 trái chôm chôm, xắt vụn, sắc uống 2 lần trong ngày.
Hạt chôm chôm (còn gọi là thiều tử) có vị ngọt, tính ấm, chứa nhiều chất béo không no như olein, arachidin (36,26%), có tác dụng tiêu viêm kháng khuẩn, được dùng để chữa bệnh tiểu đường, viêm niêm mạc miệng, kiết lỵ, các vết loét lâu ngày, điều chỉnh lipid máu, giảm béo và làm đẹp da. Để giảm béo, có thể ăn sống hạt chôm chôm hoặc rang rồi trộn với các loại thực phẩm khác.
Với công dụng điều chỉnh lipid máu, giảm béo và rất giàu vitamin C nên chôm chôm là thứ quả tuyệt vời cho những người bị  xơ vữa động mạch, cao huyết áp, tăng đường huyết... Tuy nhiên, vì chứa nhiều chất béo nên nếu ăn quá nhiều hạt chôm chôm có thể sẽ xuất hiện cảm giác say và gây buồn nôn, đầy bụng.
Thạc sĩ - bác sĩ Hoàng Khánh Toàn (Chủ nhiệm Khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108)

Giải mã "năng lực tình yêu" của hải sâm

 Hải sâm (còn gọi là đỉa biển) là vị thuốc bổ dưỡng quý, nhất là đối với những người mắc các bệnh tim mạch, suy nhược thần kinh, thiếu máu, nam giới bất lực sinh lý, di tinh, liệt dương...
TIN LIÊN QUAN
Hải sâm không xương sống, ngành da gai, thân tròn, dài và mềm. Hình thù hải sâm hơi vặn vẹo và đủ màu sắc, trắng, vàng, tím sẫm, nhung đa số có màu sẫm do nhiều màu trộn lẫn tạo ra.


Ảnh: Theo dost-dongnai.gov.vn
Ảnh: Theo dost-dongnai.gov.vn
Hải sâm sống chủ yếu ở đáy biển, sát các dải san hô, thường gặp nhiều ở các vịnh và những vùng biển có nhiều đá ngầm. Ngư dân đánh bắt được hải sâm thường đem phơi khô hay sấy khô để làm thực phẩm và làm thuốc. Đây là một hải sản quý có giá trị dinh dưỡng rất cao.
Theo các tài liệu nghiên cứu, trong hải sâm có 21,45% protit, 0,27% lipit, 1,37% gluxit, 1,13% tro, nhiều loại vitamin và muối khoáng (canxi, photpho, sắt, đồng, iốt, selen...) nhưng hàm lượng cholesterol lại hầu như không có, nên là thực phẩm bổ dưỡng rất tốt cho những người bị tăng huyết áp, rối loạn lipit máu, xơ vữa động mạch, ung thư, những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch.
Protit của hải sâm thuộc loại đạm quý gồm nhiều axit amin cần thiết cho cơ thể. Từ hải sâm, người ta chế biến được nhiều món ăn cao cấp ngon và bổ, có giá trị bồi dưỡng sức khoẻ cao. Tính chất bổ của hải sâm được đánh giá ngang với nhân sâm, do đó được gọi là sâm biển.
Y học phương Đông cũng đã chỉ ra, hải sâm vị mặn, tính ấm, có tác dụng bổ thận tráng dương, tư âm dưỡng huyết, ích tinh nhuận táo... thường được dùng cho những người cơ thể suy nhược, lao lực, thiếu máu, nam giới thận dương hư nhược gây ra tình trạng di tinh, xuất tinh sớm, liệt dương, bất lực về tình dục, nữ giới sau khi sinh con cơ thể suy yếu...
Ngoài ra, hải sâm còn được dùng chữa viêm phế quản, thần kinh suy nhược và cầm máu. Dạng thuốc thường được dùng là nướng giòn hải sâm, nghiền thành bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 6 - 10g, chiêu với nước nóng.
Hải sâm giàu các axit amin cần thiết, các chất có hoạt tính sinh học, các nguyên tố vi lượng quan trọng như sắt, đồng (giúp quá trình tạo máu), selen (có tác dụng chống quá trình oxy hoá), các chất làm ổn định thần kinh, tăng cường quá trình hấp thu và chuyển hoá gluxit.... 
  • Bs Kim Minh

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011

Những kiểu ăn hoa quả có thể gây bệnh

Ăn hoa quả cũng chỉ nên vừa phải, ăn nhiều không những không hấp thu hết mà còn có hại cho sức khoẻ.
Không được ăn nhiều mận
Mận là loại có nhiều chất chua (axit) nó có khả năng phân giải Ca - P và chất protein trong cơ thể, nếu như các chất trên bị mất nhiều, có thể sinh bệnh.
Đồng thời, vị chua quá nhiều sẽ không lợi cho tiêu hoá. Ngoài ra, chất chua còn làm thối rữa chân răng, đặc biệt răng tuổi nhi đồng, ăn mận nhiều dễ bị sâu răng.
Ăn nhiều quýt hại dạ dày
Ăn hoa quả nhiều đối với những người bệnh động mạch vành, cao huyết áp (Ảnh minh họa: yeutraicay.com)
Căn cứ vào nghiên cứu của các chuyên gia nước ta, một ngày không nên ăn quá 3 quả quýt. Vì nhu cầu vitamin C cần cho mỗi người trong ngày 3 quả quít là đủ. Nếu ăn nhiều có hại cho vòm miệng và răng.
Đặc biệt là không nên ăn quýt khi bụng đói vì chất toan của nước quýt sẽ kích thích rất mạnh với màng dạ dày, ảnh hưởng cho sự hấp thụ tiêu hoá bình thường của dạ dày.
Dưa hấu gây lạnh
Dưa hấu có tác dụng giải nhiệt. Trong ngày nóng bức ăn một ít dưa hấu thì tốt nhưng dưa hấu có tính hàn, nếu ăn nhiều thường xuyên thì không có lợi. Đặc biệt là những người tiêu hoá xấu, người hay đái đêm và có bệnh di tinh càng không nên ăn nhiều.
Hồng dễ gây tắc tiêu hóa
Hồng có nhiều tamin và chất béo, khi những chất này gặp vị toan sẽ thành chất không tan, lắng đọng bằng các hạt nhỏ li ti dễ theo phân ra ngoài. Nếu ăn nhiều hồng sẽ tăng thành phần lắng dễ thành hạt to khó thoát ra ngoài có khả năng kết thành tảng to làm tắc nghẽn tiêu hoá.
Nhất là không nên ăn hồng lúc đói vì khi đó vị toan sẽ nhiều, càng dễ bị kết tảng. Nếu ăn sau bữa ăn, do các vị toan đã bị thức ăn dùng hết nên ít kết hợp với chất keo của hồng nên không bị kết tảng.
Chuối tiêu ức chế mạch máu
Trong chuối có nhiều hàm lượng Mg (Magiê), nếu ăn nhiều vào lúc đói hàm lượng Mg trong huyết tương sẽ tăng lên đột ngột làm mất cân đối giữa tỷ lệ Mg và Cancium gây ra hiện tượng ức chế trong mạch máu sẽ không có lợi cho sức khoẻ. Vì vậy, không nên ăn chuối tiêu khi đói bụng.
7 kiêng kỵ không được ăn táo tàu
Táo (táo tàu) có nhiều chất dinh dưỡng và còn là một loại dược liệu tốt dùng trong đông y nhưng nếu ăn nhiều hoặc sử dụng không đúng nó sẽ trở nên có hại.
Tổng kết trên lâm sàng đã rút ra 7 điều kỵ không được ăn là: Bụng đầy no, bệnh cam của trẻ con, bệnh ngứa lở mụn nhọt, người đau răng, sâu răng, bệnh hoàng đản, bệnh táo bón.
Người bị bệnh động mạch vành không được ăn nhiều hoa quả
Như đã nói, ăn hoa quả với lượng vừa phải sẽ bồi bổ cho cơ thể như các loại axit hữu cơ, muối vô cơ, các loại sinh tố và chất xơ xenlulo... Nhưng ăn hoa quả nhiều đối với những người bệnh động mạch vành, cao huyết áp và những người bệnh tim mạch thì càng làm tăng nặng bệnh.
Vì ngoài các chất dinh dưỡng trong hoa quả, còn có các loại đường: đường quả, đường glucosa, đường mía... Nếu ăn nhiều, các chất đó tăng lên sẽ gây nhiều mỡ trong máu và béo. Không lợi cho người bệnh.
  • Lương y Hoài Vũ