Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011

Truyện Nhi thập tứ hiếu

Xem tại đây:  http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n4n4n3nvn31n343tq83a3q3m3237n1n

1.Vua Thuấn :



2. Hán Văn Đế :



3. Tăng Tử :


4. Mẫn Tử Khiêm :



5.Trọng Do :



6. Đàm Tử :



7. Lão Lai Tử :



8.Đồng Vĩnh :



9.Quách Cự:



10.Khương Thị :



11. Thái Thuận :



12. Đinh Lan :


13. Lục Tích :



14. Giang Cách :



15. Hoàng Hương :



16.Vương Bầu :



17. Ngô Mãnh:



18. Vương Tường :



19.Dương Hương:



20.Mạnh Tông :



21. Du Kiềm Lâu :



22. Đường Thị :



23. Châu Thọ Xương :



24. Hoàng Đình Kiên :

QUÁN NIỆM VỀ CÁI CHẾT ĐỂ SỐNG CÓ ÍCH

PHAN MINH ĐỨC
Nguồn: Báo Giác Ngộ 482
Đánh máy: Huỳnh Hoa – Viên Lâm

Kinh Tứ Thập Nhị Chương có thuật chuyện Đức Phật hỏi các thầy Tỷ kheo:

- Đời người sống bao lâu?

Một thầy đáp:

- Trong vài ngày.

Đức Phật lắc đầu bảo:

- Ông chưa hiểu đạo.

Một vị khác nói:

- Trong khoảng một bữa ăn.

Đức Phật cũng lắc đầu bảo:

- Ông chưa hiểu đạo.

Một vị khác nói:

- Đời người trong hơi thở.

Đức Phật khen vị ấy rằng:

- Hay thay, ông mới là người hiểu đạo.

Thế gian thường bảo đời người trăm tuổi, nhưng thử hỏi mấy người sống đến trăm năm? Đỗ Phủ nói: “Nhân sinh thất thập cổ lai hy” (Người sống đến bảy mươi xưa nay hiếm). Y Vân bảo đời người sống được sáu mươi năm (Em ơi có bao lâu, sáu mươi năm cuộc đời). Cổ nhân nói: “Sơn trung tự hữu thiên niên thụ, thế thương nan phùng bách tuế nhân” (Trong núi có cây sống ngàn năm, trên đời khó gặp người trăm tuổi).

Có lẽ vì đa phần thế gian cho rằng đời người dài lâu, một trăm năm hoặc chí ít cũng mấy mươi năm, cho nên tạo dựng cơ đồ, tích chứa của cải bạc tiền để hưởng thụ trong hiện tại và tương lai. Nhưng Đức Phật nói đời người chỉ trong hơi thở, ai hiểu được điều này là người đó thấy đạo, đạo ở đây là chân lý, là sự thật về đời người.


Đức Phật bảo đời người mong manh ngắn ngủi, chỉ vỏn vẹn trong một hơi thở, thở vào mà không thở ra hoặc thở ra mà không thở vào là đời người kết thúc, ai biết chắc mình sống được bao lâu? Tai nạn, bệnh tật, những bất trắc luôn rình rập đe doạ mạng sống con người, cái chết có thể đến với chúng ta muốn hay không muốn. Khi cái chết đến, chúng ta không thể hạn lại ngày giờ, chúng ta không thể dùng tiền bạc của cải để mua chuộc, đánh đổi mạng sống, không thể dùng quyền lực để giữ sinh mạng, dùng tình cảm để níu kéo sự sống, chúng ta cũng không thể chạy trốn, né tránh cái chết dù chúng ta có không ngoan, tài giỏi đến đâu.

Trong kinh Pháp Cú Thí Dụ có kể câu chuyện bốn anh em dòng họ Phạm chí chạy trốn cái chết như sau:

Có bốn anh em dòng họ Phạm chí tu tập chứng đắc được Ngũ thông, mắt họ có thể thấy và tai họ có thể nghe xa vạn dặm, họ có thể đoán biết quá khứ vị lai, có thể đọc được suy nghĩ của người khác, họ đi trong nước, bay trên không như đi trên đất… Nhờ có thần thông mà họ biết trước ngày giờ chết của mình. Sắp đến ngày mạng chung, bốn anh em Phạm chí họp lại bàn cách chạy trốn cái chết, họ nói với nhau:

- Cái chết đến, người khác khó tránh, nhưng bọn chúng ta có đại thần thông, nhất định sẽ tránh được. Bây giờ chúng ta hãy chia nhau chạy trốn.

Bàn tính xong, một người dùng thần thông bay lên không trung, một người dùng thần thông lặn xuống đáy biển, một người ẩn mình trong núi lớn, người còn lại trà trộn vào đám đông giữa chợ, họ định bụng chờ qua khỏi ngày đó thì trở về.

Đến ngày chết, người trốn lên không trung tự dưng rơi xuống đất chết, người trốn dưới biển sâu cũng mất hết thần thông mà chết nổi lên, còn người ẩn mình trong núi và người trốn giữa đám đông cũng lăn ra chết.

Mọi người biết chuyện đó đều không khỏi kinh hoàng và hiểu rằng không có cách gì ngăn chặn được sự vô thưởng, không có cách gì làm thay đổi quy luật sinh, già, bệnh, chết.

Thật ngây thơ, nông cạn khi cười cợt cái chết, nghĩ rằng mình khoẻ mạnh, sống lâu, giàu sang, quyền thế, thông minh, tài trí… mà quên rằng mọi thứ luôn biến đổi vô thường. Khi cái chết đến mọi thứ đều trở nên vô nghĩa.

Ai cũng sẽ phải chết và không biết chết lúc nào. Vì thế, sống sao cho thật ý nghĩa, không lãng phí đời sống mới là việc cần làm hơn là ngồi chờ cái chết đến, đánh mất thời gian, công sức vì những việc vô ích không đâu. Có nên đầu tư tất cả tâm trí vào những tính toán hơn thiệt, tranh chấp hơn thua? Có nên nuôi dưỡng trong lòng những mưu đồ, tham vọng bất chính? Có nên ôm giữ những thù hận oán hờn? Thật không nên, bởi như thế là lãng phí đời sống, quên bỏ hạnh phúc trong hiện tại, làm như thế là đem phiền não khổ đau như lo lắng, muộn phiền, đố kỵ, oán ghét, hận thù … sẽ làm cho cuộc đời chúng ta mất an vui và hạnh phúc. Khi cái chết gần kề, người ta mới thấy rằng bao nhiêu ân oán tình thù, những điều mà từ lâu ta luôn canh cánh trong lòng đều như sương khói. Có một câu nói rất hay: “Đời người như một cuốn sách, điều quan trọng không phải là cuốn sách dài hay ngắn mà ở chỗ cuốn sách đó hay hay dở”. Vì thế, hãy sống tích cực, sống trọn vẹn với thời gian, với những gì đang có, sống thật vui vẻ, có ý nghĩa và hữu ích. Hãy nỗ lực làm những gì có ích cho mình và mọi người, phục vụ và cống hiến, để đời sống dù có mong manh, ngắn ngủi cũng trở nên có ý nghĩa và giá trị.

Đức Phật dạy chúng ta nên quán niệm về cái chết. Chết là một trong mười đề mục quán niệm (thập niệm). Quán niệm cái chết để dừng lại những tham muốn, dục vọng, xả bỏ tâm thù hận oán hờn, dứt trừ lòng kiêu căng tự phụ… Quán niệm cái chết để biết tận dụng đời sống của mình tinh tấn tu hành làm lợi ích cho mình và tất cả chúng sanh. “Ngày nay đã qua, mạng sống giảm dần, như cá cạn nước, nào có vui chi. Mọi người cần phải tinh tấn như cứu lửa chạy đầu, luôn nhớ nghĩ lẽ vô thường, chớ nên chậm trễ biếng nhác” (Thị nhất dĩ quá, mạng diệc tuỳ giảm, như thiểu thuỷ ngư, tư hữu hà lạc? Đại chúng đương cần tinh tấn, như cứu đầu nhiên, đản niệm vô thường, thận vật phóng dật), đó là lời kệ nhắc nhở mà người đệ tử Phật đọc tụng mỗi ngày.

(Nguồn :http://phatphap.wordpress.com/2009/06/24/quan-niem-ve-cai-chet-de-song-co-ich/)

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2011

Sợ mẹ khổ, quyết không lấy vợ

  Từ lâu, người dân ở  vùng Thạch Thất, Hà Nội vẫn kể cho nhau nghe câu chuyện về một người đàn ông nhất quyết ở vậy tới già nuôi mẹ chỉ vì muốn mẹ suốt đời không phải sống trong cảnh mẹ chồng nàng dâu e nhiều phức tạp, trái ngang.

Nhìn cảnh dâu người mà khiếp


Người đàn ông đó là Nguyễn Hinh, năm nay đã bước quá tuổi lục tuần. Tôi đến đúng lúc chỉ có bà mẹ già, cụ Hào gần trăm tuổi ở nhà. Cụ cũng vừa đi chơi bên hàng xóm về, tay cầm gậy nhưng trông dường như cụ không cần dùng đến nó, đi lại nhanh nhẹn.


Nhắc đến con trai, gương mặt vui vẻ của cụ thoắt trở nên ưu tư: "Nó đi chợ rồi, sáng nào cũng đi chợ rồi về nấu nấu nướng nướng chả khác gì đàn bà, giá mà nó chịu lấy một người phụ nữ về đỡ đần, bầu bạn lấy một phải hơn không".


Cụ kể, không phải ông Hinh ghét bỏ gì phụ nữ. Cũng đã từng yêu, từng có ý định lấy vợ. Nhưng rồi nhất quyết ở vậy,  nói không được, mắng cũng không nghe, cũng không chịu nói lý do.
 
Ảnh minh họa: IE
Ảnh minh họa: IE


Mãi rồi, nhân một lần mẹ  ốm, trong lúc chăm mẹ, không hiểu mủi lòng thế nào mới tâm sự rằng: "Con nhìn thấy cảnh con dâu  đối xử với mẹ chồng ở nhà khác mà con khiếp quá. Nhỡ chẳng may con lấy phải người phụ nữ chỉ biết yêu chồng mà không yêu mẹ thì con không thể bỏ vợ cũng không thể bỏ mẹ, chẳng hoá đau khổ cho cả ba. Chẳng thà con ở một mình phụng dưỡng mẹ đến cuối đời. Các anh con cũng đã lấy vợ, có con, mẹ cũng đã có cháu nối dõi tông đường. Con là út, mẹ cứ cho con được sống với lựa chọn của mình".


Sau khi biết tâm sự thật lòng của con, cụ hết lòng khuyên can, đưa ra cả  bằng chứng bao gia đình có con dâu tốt, mẹ chồng con dâu sống hoà hợp, thuận hoà nhưng ông Hinh vẫn một mực giữ quyết định của mình. "Cũng bởi nó là đứa khác tính nhất nhà, ít nói từ bé, sống nội tâm và đã làm cái gì thì không ai ngăn cản được", cụ Hào rầu rầu.


Chỉ an tâm khi có mẹ ở bên


Vào những ngày lễ, Tết, các anh chị em ông Hinh thường muốn đón mẹ tới ở chơi vài ngày, thậm chí dài ngày, nhưng chỉ được một vài bữa đã thấy ông Hinh phóng xe lên đón. Ông bảo, mẹ ở với ai ông cũng không yên tâm, chỉ an tâm khi mẹ sống cạnh mình, hằng ngày được tự tay nấu nướng, chăm sóc mẹ.


Tôi hỏi cụ Hào, con cái yêu cha mẹ cũng là chuyện thường, nhưng ai đến tuổi trưởng thành cũng muốn xây dựng gia đình, sống hạnh phúc với tổ ấm của mình, không biết lý do gì khiến ông Hinh sẵn sàng hy sinh cả hạnh phúc cá nhân vì mẹ đến thế, cụ Hào cười buồn: "Tôi mất chồng từ năm 30 tuổi, khi thằng Hinh mới còn ẵm ngửa. Những năm trước cách mạng cuộc sống cơ cực lắm. Ngày nào tôi cũng cuốc bộ, theo người ta đi sáu bảy mươi cây số, gánh nặng trĩu hai vai buôn chợ nọ bán chợ kia nuôi 6 đứa con lốc nhốc, bé dại. Có lẽ, nhìn thấy mẹ vất vả, cực nhọc, một thân một mình nuôi chúng nó lớn lên nên nó xót, nó muốn mẹ được hưởng tuổi già an nhàn". Cụ bảo, các cháu đứa nào ngoan, lễ phép, biết nghĩ tới bà là ông Hinh quý lắm. Còn đứa nào sống nhạt, không tình cảm với bà là ông cũng ghét, không thèm nhìn mặt luôn.


Ông Hinh đi chợ về lếch thếch nào rau, nào đậu, thịt, chỉ một loáng mùi xào nấu đã thơm lừng. Cụ Hào giọng buồn buồn, nhưng ánh mắt ánh lên vẻ âu yếm, trìu mến khi nhìn về phía ông Hinh: "Tôi vẫn khoẻ, vẫn làm được việc, nhưng nó chẳng cho tôi làm gì cả. Nó bảo, mẹ dành cả đời nuôi chúng con rồi, bây giờ tới lượt con hầu mẹ. Khổ quá!".


Mai Loan

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2011

Thịt bò làm từ… phân người

(NLĐO)- Phòng thí nghiệm Okayama Laboratory (Nhật) vừa công bố một phát minh mới khiến ai lần đầu nghe qua cũng thấy "rợn": Phân người là nguồn nguyên liệu quý giá để chiết xuất chất đạm tạo hỗn hợp thịt bò nhân tạo dùng trong thịt hamburger.

Ông Ikeda bên hỗn hợp thịt bò nhân tạo từ phân người của ông
Với thành phố Tokyo đang có hơn 13 triệu dân, xử lý chất thải là một trong những việc đau đầu. Công ty xử lý chất thải của thành phố  tìm đến Giáo sư Mitsuyuki Ikeda để cầu cứu.
Qua phân tích, nghiên cứu, ông Ikeda cho biết, trong phân người có chứa chất đạm lên đến 63%, Carbonhydrate chiếm 25%, khoáng chất chiếm 9%, chất béo chiếm 3% và 1 số men vi sinh.
Bảng giá trị dinh dưỡng hỗn hợp thịt bò nhân tạo từ phân người do ông Ikeda công bố


Thông qua điều chế, có thể tạo thành hỗn hợp chất tổng hợp có mùi vị giống thịt bò, cung cấp cho các cửa hàng thức ăn nhanh dùng để chế biến thịt trong hamburger.
Nghe có vẻ rờn rợn, nhưng theo ông Ikeda, ăn rất ngon và giá mắc hơn thịt bò ngoài thị trường đến 10 lần.  
Gia Quyền (theo Yahoo)