Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011

Cận cảnh máy bay năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới

- Hôm 13/5, chiếc máy bay sử dụng năng lượng mặt trời lớn nhất và duy nhất trên thế giới đã tới sân bay quốc tế Brussels (Bỉ) hoàn thành chuyến bay quốc tế đầu tiên của mình một cách an toàn.

Solar Impulse đã bay 12 giờ 59 phút vượt qua 630 km từ Thụy Sỹ băng qua Pháp và Luxembourg để tới Brussels.


Máy bay có sải cánh dài 80 m bằng sải cánh của một chiếc Airbus A340, nhưng trọng lượng của nó lại được coi là siêu nhẹ: chỉ có 1,6 tấn trong đó trọng lượng của các tấm pin mặt trời là 400 kg. Trên cánh phủ các 12.000 pin quang điện monocrystalline silicon.


Trong quá trình thử nghiệm năm 2010, Solar Impulse đạt được vận tốc cực đại 125km/h và có tốc độ hành trình khoảng 42km/h, đạt độ cao tối đa 8.564m trên mực nước biển và đã bay liền 26 giờ 9 phút qua cả đêm mà không cần dùng tới một giọt xăng.
 
Thai nghén kể từ năm 1999, Solar Impulse đã được nghiên cứu bởi một đội ngũ gồm 60 nhà khoa học trong một dự án lên tới 98 triệu USD, với vốn do công ty hóa chất Bỉ Solvay SA, công ty sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ Omega và tập đoàn ngân hàng Đức Deutsche Bank cung cấp. Dự án Solar Impulse cũng nhận được sự hậu thuẫn của tập đoàn Dassault Aviation, Pháp, Cơ quan Hàng không vũ trụ châu Âu (ESA).

Sau Bỉ, Solar Impulse sẽ tới sân bay Paris-Le Bourget để tham dự Triển lãm Hàng không Vũ trụ lần thứ 49 từ 20-26/6 và dự kiến sẽ bay vòng quanh thế giới vào năm 2012.
 
Ngắm Solar Impulse cận cảnh tại sân bay Bỉ:
 
 
 
 
 
 
 
 
Hai phi công
Hai phi công lái chiếc máy bay Solar Impulse được chào đón tại Bỉ.
 
 
Nguyễn Hường (Tổng hợp)

Cải xoong chữa viêm phế quản, tiểu đường


- Rau cải xoong là món ăn có tác dụng rất tốt giúp bảo vệ sức khoẻ, chống oxy hóa, chống độc, tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống hiện tượng lão hóa.

Món rau cải xoong xào tỏi hay đem luộc chấm xì dầu rất tuyệt vời. Một ngày ăn khoảng 10 - 15g cải xoong là có thể đảm bảo đủ lượng i ốt trong cơ thể, chống được bệnh còi xương, bệnh béo phì, các bệnh ngoài da, xơ cứng động mạch ở người cao tuổi.
s
Một ngày ăn khoảng 10 - 15g cải xoong là có thể đảm bảo đủ lượng i ốt trong cơ thể...

Trong 100g cải xoong, protein  chiếm 1,7 - 2g, chất béo 0,2 - 0,3g, gluxit 3 -  4g, chất xơ 0,8 - 1g, vitamin A, B1, B2, C và nhiều chất khoáng khác. Đặc biệt, lượng i ốt trong rau cải xoong rất cao, 20 - 30mg/100g...

Tác dụng thanh nhiệt:
Vào mùa khô hanh, mùa hè nhiều người mắc bệnh nhiệt lợi, lưỡi, môi, trong khoang mũi có mụn nhọt chỉ cần nấu canh rau cải xoong ăn sẽ có tác dụng thanh nhiệt rất hiệu nghiệm.

Kết hợp chữa bệnh lao phổi:
Ngoài việc uống thuốc có thể dùng thêm rau cải xoong 200g, một ít vỏ quýt phơi khô, nấu nước và uống khi còn ấm, có tác dụng giải độc trong phổi.

Trị chứng sạn mật, sạn thận:
Dùng rau cải xoong 1kg, phơi khô chỗ thoáng mát, lấy khoảng 50g sắc ba bát nước, cô đặc còn một bát chia làm 2 lần sáng chiều, uống trong ngày.

Chữa chứng viêm phế quản:
Lấy rau cải xoong 200g, tía tô 50g, vài lát gừng tươi sắc với 3 bát nước bằng ấm đất, cô đặc còn một bát chia làm 3 lần uống trong ngày.

Chữa chứng tiểu đường:
Lấy cải xoong, củ cải, cần tây, cải bắp, cà rốt, tía tô, mỗi thứ khoảng 10g giã nát hoặc ép lấy nước cốt uống ngày 1 cốc.

10 mẹo tìm thông tin cực siêu tốc

Máy tìm kiếm giống như một cổng chào mở ra kho tàng tri thức. Để mở được cánh cổng kỳ diệu này, người dùng cần phải biết cách sử dụng các từ khoá một cách linh hoạt.

Từ khoá phải ngắn gọn và dễ hiểu. Các từ nên được viết với số ký tự từ 65 - 160, vì nó phù hợp với quy định đặt tiêu đề trang Web tối đa khoảng 65 ký tự, và phần mô tả cũng không dài hơn 160 ký tự.

 Ảnh minh hoạ (marketing-solutions-online)
Ảnh minh hoạ (marketing-solutions-online)

Kết hợp sử dụng các toán tử logic như "AND" và "OR" hoặc đặt đóng mở dấu nháy kép sẽ làm cho máy tìm kiếm đưa ra những kết quả khác nhau với cùng một từ khoá.

Ví dụ: ”
Hubble Space Telescope” sẽ cho kết quả khác với Hubble Space Telescope.

Các từ khoá sau đây áp dụng được trên các máy tìm kiếm phổ thông như Google, Yahoo và Bing, nó sẽ cung cấp cho bạn từ những tài liệu của những học viện, tỷ giá tiền tệ, đến thông tin thời tiết rất chính xác và nhanh chóng.


1. Tìm tài liệu với định dạng file


Chuẩn bị thực hiện bài thuyết trình bạn sẽ phải tham khảo rất nhiều bài viết khác nhau. Đó có thể là những bản mềm được lưu trữ dưới định dạng file văn bản Microsoft Word hoặc PDF và PowerPoint. Để tìm ra các file này bạn sử dụng từ khoá với cấu trúc.


Tên Tài Liệu + filetype:pdf

Tên Tài Liệu + filetype:ppt
Tên Tài Liệu + filetype:doc

Ví dụ: gõ từ khoá "truyền hình HD filetype:ppt" và nhấn Enter, bạn sẽ tìm được các bài thuyết trình về truyền hình độ nét cao dưới dạng file trình chiếu PowerPoint.


2. Tìm tư liệu học thuật


Nếu cần tìm các tài liệu mang tính chuyên ngành và có độ tin cậy cao thì bạn nên tìm các bài luận của học viện và trường đại học. Để thực hiện phương pháp tìm kiếm này, bạn có thể sử dụng kênh tìm kiếm học thuật của Google tại đây http://scholar.google.com.vn


Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng từ khoá đặc biệt để tìm các tài liệu này.


Tên Tài Liệu + filetype:pdf site:edu


Ví dụ: gõ vào ô tìm kiếm "Tin học văn phòng filetype:pdf site:edu" và nhấn Enter, bạn sẽ tìm được các tài liệu về ứng dụng phần mềm trong văn phòng dưới, tài liệu được trình bày dưới định dạng PDF.


3. Tìm nghĩa của từ


Máy tìm kiếm cũng có thể được sử dụng như một từ điển bổ sung cho các cuốn từ vựng mà bạn đã có. Chỉ cần đặt thêm từ define: trước từ cần tra nghĩa bạn sẽ tìm ra nghĩa của từ và các đường link đến bài viết có từ này xuất hiện. Để tra từ bạn dùng từ khoá với cấu trúc sau.


Define: từ khoá


Ví dụ: gõ vào ô tìm kiếm "difine: hello" và nhấn phím Enter, bạn sẽ tìm ra nghĩa của từ và các đoạn văn có sử dụng từ này.


Đặc biệt, kỹ thuật tìm kiếm này còn có khả năng tra các từ viết tắt dù là trong lĩnh vực khoa học công nghệ hay các biệt ngữ trong ngôn ngữ chat và gửi tin nhắn di động cập nhật nhất.


4. Tìm giờ của các địa điểm


Nếu bạn làm việc trong một công ty đa quốc gia thì hiển nhiên bạn sẽ phải liên lạc với đồng nghiệp và khách hàng ở khắp nơi trên thế giới. Vì thế bạn sẽ phải tìm hiểu trước về giờ giấc để tránh sự bất tiện, gây phiền toái và thất bại cho công việc. Trong trường hợp này, bạn sử dụng từ khoá với cấu trúc sau.


Time + tên thành phố


Ví dụ: gõ vào ô tìm kiếm "Time Hanoi" và nhấn phím Enter, bạn sẽ tìm được đồng hồ báo giờ và bản đồ địa lý.


5. Tìm thời tiết


Trước khi đi công tác hay du lịch, bạn cần biết trước một phần thông tin không kém phần quan trọng là thông tin thời tiết. Điều đó sẽ giúp bạn chuẩn bị cho chuyến đi được chu đáo hơn. Bạn có thể sử dụng từ khoá với cấu trúc sau.


Tên thành phố + weather


Ví dụ: gõ vào ô tìm kiếm "Hanoi weather" và nhấn phím Enter, bạn sẽ tìm được thông tin về nhiệt độ và dự báo thời tiết của Hà Nội.


6. Kết quả thể thao


Nếu là một fan hâm mộ của các trận túc cầu, bạn sẽ luôn muốn mình là người đầu tiên biết kết quả các trận đấu. Để thực hiện, bạn có thể sử dụng từ khoá với cấu trúc sau.


Tên 2 đội thi đấu + môn thể thao


Ví dụ: gõ vào ô tìm kiếm "Liverpool Manchester football" và nhấn phím Enter, bạn sẽ tìm được thông tin về các trận đấu mới nhất của 2 đội bóng này.


7. Tìm kết quả phép tính


Máy tìm kiếm cũng có thể được sử dụng như một máy tính với khả năng thực hiện những phép tính cơ bản và công thức lượng giác. Thực hiện điều này rất đơn giản, bạn có thể sử dụng từ khoá với cấu trúc sau.


Số + toán tử + số

sin(số đo góc) + toán tử + cos (số đo góc)

Trong đó toán tử được ký hiệu "+ (phép cộng), - (phép trừ), * (phép nhân), / (phép chia)".


Ví dụ: gõ vào ô tìm kiếm "1+1" và nhấn phím Enter bạn sẽ tìm được kết quả là số 2.


8. Tìm tỷ giá


Máy tìm kiếm đã tích hợp hệ thống chuyển đổi tiền tệ. Qua đó, bạn có thể theo dõi sát sao tỷ giá so sánh của các đồng tiền trên thế giới. Nếu muốn so sánh giá trị của mỗi một loại tiền với đồng tiền khác, bạn có thể sử dụng từ khoá với cấu trúc sau.


1 + ký hiệu đồng tiền so sánh + in + ký hiệu đồng tiền được so sánh


Ví dụ: gõ vào ô tìm kiếm "1 USD in VND" và nhấn phím Enter bạn sẽ tìm được kết quả là tỷ giá của 1 đô-la Mỹ quy đổi ra tiền đồng của Việt Nam.


9. Tìm giá cổ phiếu


Bùng nổ thị trường chứng khoán làm cho cổ phiếu được săn lùng ở khắp nơi. Máy tìm kiếm cũng giúp bạn kiểm tra giá của từng mã cổ phiếu. Để thực hiện điều đó, bạn có thể sử dụng từ khoá với cấu trúc sau.


Stock: + mã cổ phiếu


Ví dụ: gõ vào ô tìm kiếm "Stock: INTC" và nhấn phím Enter bạn sẽ tìm được giá cổ phiếu của Intel cùng với biểu đồ chỉ dẫn về biến động giá của mã cổ phiếu này từ trước đến nay. Tuy nhiên đây là các mã cổ phiếu niêm yết tại thị trường chứng khoán Mỹ.


10. Tìm hình ảnh


Đôi lúc bạn cần sử dụng tư liệu hình ảnh cho những công việc như trình bày tài liệu, tạo lập bài thuyết trình v.v... bạn có thể sử dụng từ khoá với tham số imgtype. Để thực hiện điều đó, bạn có thể sử dụng từ khoá với cấu trúc sau.


Imgtype + tên nội dung ảnh cần tìm


Ví dụ: gõ vào ô tìm kiếm "imgtype happymface" và nhấn phím Enter bạn sẽ tìm được rất nhiều hình ảnh về những khuôn mặt rạng rỡ.
 
(Theo VTC)

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2011

Điện thoại di động có thể gây ung thư

Một nhóm chuyên gia của WHO vừa xếp điện thoại di động vào danh sách các tác nhân có thể gây ung thư, ngang hàng với thuốc trừ sâu DDT và khói thải từ các phương tiện giao thông.
Ảnh minh họa - Ảnh: AFP
Có thể nói thông tin này gây nhiều chú ý vì đây là kết luận của một nhóm 31 chuyên gia từ 14 quốc gia đưa ra ngày 31-5 sau cuộc họp tám ngày ở Lyon, Pháp dưới sự chủ trì của Trung tâm nghiên cứu ung thư quốc tế thuộc WHO. Theo kết luận này, việc sử dụng điện thoại di động trong một thời gian dài (vẫn chưa xác định rõ số năm) có thể gây ung thư cho người do tác động của sóng điện thoại.

Khuyến cáo đầu tiên của WHO

Hiện có khoảng 5 tỉ điện thoại di động đang được sử dụng trên toàn cầu và đây là lần đầu tiên WHO lên tiếng cảnh báo đối với việc sử dụng thiết bị này. Ông Jonathan Samet - người đứng đầu nhóm chuyên gia quốc tế này - nói: “Ngày càng có thêm nhiều bằng chứng có cơ sở vững chắc để củng cố cho kết luận này”.

“Nhóm nghiên cứu đã đưa ra kết luận này dựa trên những khảo sát dịch tễ học cho thấy nguy cơ gia tăng ung thư não (gliome) gắn liền với việc sử dụng điện thoại không dây” - ông Jonathan Samet tuyên bố trong một cuộc trả lời phỏng vấn qua điện thoại.

Nhóm nghiên cứu quốc tế không xác định là có nguy cơ, nhưng lưu ý đến một khảo sát về việc sử dụng điện thoại di động vào năm 2004. Khảo sát này cho thấy có sự gia tăng nguy cơ ung thư não nơi những người sử dụng điện thoại di động nhiều (vào lúc ấy, sử dụng nhiều được xác định là sử dụng trung bình 30 phút/ngày trong 10 năm).

Các chuyên gia đã phân tích tất cả các cuộc khảo sát từng được công bố về vấn đề này trước đó. Họ cho rằng nếu như có mối liên hệ giữa gliome và các u thần kinh đệm ngoại biên (neurinomes) thính giác thì vẫn không thể rút ra những kết luận tương tự cho tất cả các loại ung thư khác nhau. Theo giám đốc Trung tâm nghiên cứu ung thư quốc tế Christopher Wild, “về lâu dài cần tiến hành các nghiên cứu bổ sung, nhưng trước khi có được những thông tin ấy cũng cần có những biện pháp thực tiễn để hạn chế việc tiếp xúc với sóng điện thoại”.

Sau khi điện thoại di động ra đời vào cuối thập niên 1970, các nhà khoa học luôn đặt ra câu hỏi liệu có hay không sóng điện thoại di động gây ung thư. Khoảng 30 nghiên cứu cho tới nay đều thất bại vì không thể chứng minh được mối liên hệ này.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng nghiên cứu về những nguy cơ của các loại từ trường khác như rađa, vi sóng, truyền thanh hay truyền hình không dây và cho rằng không có đủ bằng chứng để kết luận chúng có thể gây rủi ro cho sức khỏe cộng đồng hay gây bệnh ung thư.

Cả thế giới phản ứng?

Các chuyên gia sức khỏe và dư luận thế giới cho rằng mọi người không nên quá lo lắng trước cảnh báo của WHO vì dữ liệu nghiên cứu mối liên hệ giữa điện thoại di động và ung thư não vẫn chưa thuyết phục.

Ông Ed Yong, giám đốc Cơ quan thông tin sức khỏe thuộc Tổ chức Nghiên cứu ung thư ở Anh, cho biết đa số nghiên cứu trước đây thất bại vì thực tế tỉ lệ ung thư não của con người vẫn giữ nguyên trong khi mức độ sử dụng điện thoại di động tăng rất mạnh. Bên cạnh đó, hiện vẫn chưa có bằng chứng khoa học xác thực chứng minh con người có nguy cơ mắc bệnh ung thư nếu tiếp xúc nhiều với sóng điện thoại di động.

Theo ông, trước đây WHO chưa bao giờ để mắt tới điện thoại di động và từng tuyên bố không có bằng chứng nào cho thấy điện thoại di động và bệnh ung thư có mối liên quan với nhau. Tuy nhiên, giờ đây các chuyên gia WHO lại xếp điện thoại di động vào nhóm “có khả năng gây ung thư” và đây đúng là một kết luận kiểu “vơ đũa cả nắm” với bằng chứng không mấy thuyết phục.

“Điều duy nhất chúng ta cần làm để bảo vệ sức khỏe của mình với điện thoại di động là tránh sử dụng khi đang lái xe bởi tai nạn xe hơi chắc chắn có liên hệ rõ ràng với việc sử dụng điện thoại di động” - ông Ed Yong khuyến cáo.

Hiệp hội Viễn thông không dây quốc tế (CTIA) và các hãng sản xuất điện thoại di động lên tiếng chỉ trích kết luận của WHO gây hoang mang cho người sử dụng điện thoại di động và cho rằng các chuyên gia WHO không đưa ra được bằng chứng thuyết phục mà chỉ dựa trên những nghiên cứu trước đây như CTIA cạnh khóe là “các nghiên cứu trước đây của WHO còn xếp cả rau củ muối và cà phê vào nhóm thực phẩm gây ung thư”.

Trong khi đó, Diễn đàn các nhà sản xuất điện thoại di động (MMF) lại phản ứng khá bình tĩnh. Ông Michael Milligan - tổng thư ký của MMF - không phản bác kết quả nghiên cứu vừa công bố nhưng cho rằng nghiên cứu đó “chỉ đánh giá khả năng của nguy cơ gây ung thư chứ không phải mức độ nguy cơ trong việc sử dụng bình thường”. Theo ông, hiện tại ai có quan ngại thì cứ việc áp dụng những lời khuyên của WHO để giảm thiểu tác động của sóng di động như nghe điện thoại di động bằng tai nghe, tránh nói chuyện qua điện thoại di động quá lâu, nghe điện thoại di động ở những nơi có sóng tốt...
Việt Nam chưa nghiên cứu ảnh hưởng của điện thoại tới sức khỏe

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 1-6, viện trưởng Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường Nguyễn Duy Bảo cho hay tại VN chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của điện thoại di động đến sức khỏe, nhưng VN đã có một số nghiên cứu về ảnh hưởng của sóng từ trường từ các trạm tiếp sóng, phát sóng điện thoại đến sức khỏe người dân ở khu vực lân cận trạm. Kết quả cho thấy các trạm tiếp sóng, phát sóng điện thoại không gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dân sống xung quanh do dòng từ trường giảm theo khoảng cách, mức độ từ trường ở nhà dân xung quanh khu vực trạm chưa đạt đến ngưỡng có thể bị ảnh hưởng sức khỏe.

Theo ông Bảo, trước thông tin của WHO, viện có thể đề xuất với Bộ Y tế nghiên cứu nhằm có khuyến cáo phù hợp.

Một chuyên gia khác ở Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường cho rằng khó xác định được ngưỡng gây hại của điện thoại di động do rất khó xác định một ngày nghe/dùng điện thoại trong bao lâu. Chuyên gia này cũng cho rằng trong sóng điện thoại có sóng từ trường, ở tần số cao không tốt với sức khỏe, vì vậy nên sử dụng trong giới hạn cho phép (có trường hợp nghe điện thoại nhiều giờ liên tục), không nên để điện thoại thời gian dài ở những vị trí nhạy cảm như đầu, túi quần...
Theo tuổi trẻ