Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2009

Các thành viên HNGroup

Tuần sau...thị trường sẽ ra sao??

Lão gia "lo lắng"sau khi "đạp đinh"






Đặng Thái Thông"ngơ ngác"














MR Bull đang "sửng cồ"







Viễn "Bọ Xít"sau khi "chốt lời"













Hai thế hệ khác nhau nhưng cùng "đạp đinh" giống nhau




Còn các thành viên khác vì chưa có ảnh nên không thể đưa lên được..mong các "pác" thông cảm cho..

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2009

các mẫu nhà














cách tính tuổi xung-hạp


. Tam Hạp - Tứ Hành Xung

Có lẽ điều này thì hầu hết ai cũng biết rồi. Người ta thường nói người này hạp tuổi người kia hoặc người này kỵ tuổi này người kia kỵ tuổi kia v.v... dựa trên 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Theo cách hình học thì nếu như mình đem 12 con giáp này chia đều nhau trên một hình tròn thứ tự thì mình sẽ có 4 tam giác cân và 3 hình chữ thập:


)


Trong đó 4 tam giác cân được tượng trưng cho 4 bộ Tam-Hạp:

* Tỵ - Dậu - Sửu
* Thân - Tý - Thìn
* Dần - Ngọ - Tuất
* Hợi - Mẹo - Mùi

và 3 hình chữ thập tượng trưng cho 3 bộ Tứ-Hành-Xung:

* Dần - Thân - Tỵ - Hợi
* Thìn - Tuất - Sửu - Mùi
* Tý - Ngọ - Mẹo - Dậu

Như vậy thì mình dựa trên sự liên hệ giữa các bộ Tam-Hạp và Tứ-Hành-Xung thì sẽ biết được ai hạp với ai rồi hihi... nói vậy chớ còn có sự liên kết giữa những can và chi (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh, Tân, Mậu, Kỹ) mới thú vị hơn.

2. Tam hạp , tứ xung cho tuổi tác



Tam hạp : các tuổi cách nhau 4, 8, 12, 16, 20, ... tuổi

Tí - Thìn - Thân
Sửu - Tỵ - Dậu
Dần - Ngọ - Tuất
Mẹo (Mão) - Mùi - Hợi



Tứ xung : các tuổi cách nhau 3, 6, 9, 12, 15, 18, 21 .... tuổi

Tý - Ngọ - Mẹo - Dậu
Sửu - Mùi - Thìn - Tuất
Dần - Thân - Tỵ - Hợi (hình như cái này là nặng nhất)

3. TUỔI KHẮC


Tứ hành xung :

1 / Tý , Ngọ , Mẹo và Dậu
2 / Thìn , Tuất , Sửu và Mùi
3 / Dần , Thân , Tỵ và Hợi


Mổi cụm tứ xung , nếu xét kỹ sẽ thấy

1 > Tý và Ngọ khắc kị , chống đôi nhau mạnh .Còn Mẹo và Dậu cũng vậy .Nhưng Tý và Mẹo hay Dậu chỉ xung nhau chớ không khắc mạnh .Ngọ với Mẹo hay Dậu cũng xung nhau chứ không khắc chế .

2 > Thìn khắc chế và kị Tuất . Sửu khắc chế Mùi .Còn Thìn chỉ xung với Sửu , Mùi . Tuất chỉ xung với Sửu và Mùi .

3 > Dần khắc chế Thân . Tỵ khắc chế Hợi . Dần xung với Hợi . Thân cũng vậy .



4. TUỔI HỢP


Gồm 4 nhóm theo 3 cụm , nên gọi là : Tam hợp như sau :

A ) Thân , Tý và Thìn ( Tạo thành Thủy cuộc )

B ) Tỵ , Dậu và Sửu ( Ta.o thành Kim cuộc )

C ) Hợi , Mẹo và Mùi ( Tạo thành Mộc cuộc )


NGOÀI RA , CÒN NÊN LƯU Ý MỘT SỐ TUỔI CÓ XUNG KHẮC :

Tuổi Tý __ khắc __tuổi Mùi và Tỵ

Tuổi Sửu __ khắc __ tuổi Ngọ

Tuổi Dần __ khắc __ Tỵ

Tuổi Mão __ khắc __ Thìn và Thân

Tuổi Thân __ khắc __ Hợi

Tuổi Dậu __ khắc __Tuất và Dần

5. Thiên can của nam : Khă'c Kỵ : Hợp

Giáp ( Khă'c ) Canh ( Hợp ) Kỷ

Ất ___________ Tân ________ Canh

Bính ___________ Nhâm ________ Tân

Đinh ___________ Quy' _________ Nhâm

Mậu ___________ Giáp _________ Quy'

Kỷ ___________ Ất __________ Giáp

Canh ___________ Bính _________ Ất

Tân ___________ Mậu _________ Đinh

Nhâm ___________ Kỷ _________ Mậu

Những thiên can như Ất , Giáp ... v.v .. cho ta biết mình thuộc mạng gi và thiên can này có liên quan đến ngủ hành ( Ngủ hành là KIM , MỘC , THỦY , HỎA , THỔ chứ không phải ngủ hành là ngủ ngoài bụi cây hành đâu nhé ) .hihị j /k

Giáp + Ất ____thuộc MỘC

Bính + Đinh _______ HỎA

Mậu + Kỷ _______ THỐ

Canh + Tân _______ KIM

Mhâm + Quy' _______ THỦY

********----------*******************************

Lục thập hoa giáp là gì?

Lục thập hoa giáp là sự kết hợp 6 chu kỳ hàng can với 5 chu kỳ hàng chi thành hệ 60.

Cách tính năm, tháng, ngày, giờ đều theo hệ số đó, gọi là lịch can chi. có 6 chu kỳ hàng can tức là có 6 giáp mà mỗi chu kỳ hàng can hay mỗi giáp gồm 10 can (đó là: Giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quí) nên gọi là lục thập hoa giáp.

Năm: Hết một vòng 60 năm từ giáp tý đến quí hợi. Từ năm thứ 61 trở lại giáp tý, năm thứ 121,181 .... cũng trở lại giáp tý. Ðó là một điều trở ngại cho việc nghiên cứu sử, nếu không ghi chiều vua nào thì rất khó xác định. Một gia đình có ông và cháu cùng một tuổi, có khi tính tuổi cháu nhiều hơn tuổi ông, vậy nên khi tình thành dương lịch cần phải chú ý cộng trừ bội số của 60.

Con số cuối cùng của năm dương lịch ứng với các can:
0: canh (ví dụ canh tý 1780)
2: nhâm
3: quí
4: giáp
5; ất (ví dụ ất dậu 1945)
6: bính
7: đinh
8: mậu
9: Kỷ

Bảng tính đổi năm lịch can chi thành năm dương lịch

Cách tính: Cộng hoặc trừ bội số 60 còn dư bao nhiêu, đối chiếu bảng dưới đây sẽ biết năm Can- Chi

Chi/ can

giáp

ất

Bính

Ðinh

Mậu

Kỷ

Canh

Tân

Nhâm

Quí

04

16

28

40

52

Sửu

05

17

29

41

53

Dần

54

06

18

30

42

Mão

55

07

19

31

43

Thìn

44

56

08

20

32

Tỵ

45

57

09

21

33

Ngọ

34

46

58

10

22

Mùi

35

47

59

11

23

Thân

24

36

48

00

12

Dậu

25

37

49

01

13

Tuất

14

26

38

50

02

Hợi

15

27

39

51

03

Tháng: Tháng giêng âm lịch luôn luôn là tháng dần, tháng hai là mão, cứ tuân theo thứ tự đó đến tháng 11 là tý, tháng chạp là Sửu (12 tháng ứng với 12 chi).
Tháng giêng của năm có hàng can giáp hoặc kỷ (ví dụ năm giáp tý, kỷ hợi) là tháng bính dần.
Tháng giêng của năm có hàng can bính, tân là tháng canh dần
Tháng giêng của năm có hàng can đinh, nhâm là tháng nhâm dần.
Tháng giêng của năm có hàng can mậu quí là tháng giáp dần
Trường hợp năm có tháng nhuận thì cứ theo tháng chính (không đổi).

Ngày: ngày âm lịch và ngày can chi chênh lệch nhau rất khó xác định. vị âm lịch trong 19 năm có 7 tháng nhuận, lại có tháng đủ 30 ngày tháng thiếu29 ngày theo trình tự không nhất định, nên tính ngày can chi theo dương lịch dễ hơn (xem bảng cách đổi ngày can chi sang ngày dương lịch).

Giờ: một ngày đem có 24 giờ nhưng theo can chi chỉ có 12 giờ. Giờ tý (chính tý lúc 0 giờ). Giờ ngọ (chính ngọ lúc 12 giờ trưa).
Ban ngày tính giờ dần (tức 4 giờ sáng) đến giờ thân lúc 4 giờ chiều. Ban đêm tính từ giờ dậu đến hết giờ sửu. Nếu theo lịch can thì bắt đầu từ 23 giờ 30 phút đã sang giờ tý của ngày hôm sau.

Kết hợp Lục thập hoa giáp với Âm Dương ngũ hành để tính tuổi xung khắc với ngày, tháng, năm can chi định chọn:

Tương xung: Có Lục xung hàng chi:
- Tý xung ngọ
- Sửu xung Mùi
- Dần xung Thân
- Mão xung Dậu
- Thìn xung Tuất
- Tị Xung Hợi

Và tứ xung hàng can:
- Giáp xung canh,
- ất xung tân,
- bính xung nhâm,
- đinh xung quí, (mậu kỷ không xung).

Nhưng khi kết hợp lục thập hoa giáp theo hệ số 60, có 5 lần hàng chi (12) gặp 6 hàng can (10), quy vào ngũ hành tính tương sinh tương khắc thì có 1 lần tương hoà, 2 lần tương sinh, chỉ còn lại 2 lần xung khắc (hàng chi).

Thí dụ: Tính xem ngày (hoặc tháng, hoặc năm) giáp tý xung khắc với tuổi nào?
Tính hàng chi: tý xung ngọ, vậy giáp tý (xung với giáp ngọ, canh ngọ, bính ngọ, nhâm ngọ, và mậu ngọ)
Xem bảng "Kết hợp Lục thập hoa giáp với Ngũ hành" ta thấy:
Giáp tý thuộc kim:
Giáp ngọ thuộc kim vì thế tương hoà.
Canh ngọ thuộc thổ, bính ngọ thuộc thuỷ vì thế đều tương sinh chỉ có nhâm ngọ thuộc mộc, mậu ngọ thuộc hoả là tương khắc.

Tính hàng can: Giáp xung canh.
Giáp tý thuộc kim:
Canh tuất, canh thìn đều thuộc kim vì thế tương hoà
Canh tý, canh ngọ đều thuộc thổ đều tương sinh
Chỉ có canh Dần và canh thân thuộc mộc là tương khắc.
Vậy ngày (hoặc tháng năm), giáp tý chỉ có 4 tuổi xung khắc là nhâm ngọ, mậu ngọ, canh dần, canh thân:

Tương hình: Theo hàng chi có :
- tý và mão (một dương, một âm điều hoà nhau).
- Tỵ và dần thân (tị âm điều hoà được với dần thân dương, chỉ còn dần và thân tương hình nhau, nhưng đã tính ở lục xung ).
Theo luật điều hoà âm dương, chỉ khắc nhau trong trường hợp cả hai đều âm hoặc cả hai đều dương. Vì vậy chỉ còn lại 2 trường hợp tự hình nhau: Thìn với thìn, ngọ với ngọ.

Tương hại: cũng là xấu. có 6 cặp tương hại nhau:
Tý và mùi, sửu và ngọ, dần và tị, mão và thìn, thân và hợi, dậu và tuất.
Nhưng khi kết hợp với can chi, theo luật âm dương, tự triệt tiêu.

-Tóm lại: Tính cả xung, khắc, hình, hại, trong số 60 can chi, chỉ có 2-4 ngày không hợp mệnh thôi, hơn nữa còn tuỳ theo mức độ xung khắc mạnh hay yếu (tuỳ theo bản mệnh).

Bảng đối chiếu Lục thập hoa giáp ngũ hành và cách tính tuổi xung khắc

Số

Ngày tháng năm

Ngũ hành

Tuổi xung khắc

1

Giáp tý

Vàng trong biển (Kim)

mậu ngọ, nhâm ngọ, canh dần, canh thân

2

Ất sửu

Kỷ mùi, quí mùi, tân mão, tân dậu

3

Bính dần

Lửa trong lò (Hoả)

Giáp thân, nhâm thân, nhâm tuất, nhâm thìn

4

Ðinh mão

ất dậu, quí dậu, quí tị, quí hợi

5

Mậu thìn

Gỗ trong rừng (Mộc)

Canh tuất, bính tuất

6

Kỷ tị

Tân hợi, đinh hợi

7

Canh ngọ

Ðất ven đường (Thổ)

Nhâm tý, bính tý, giáp thân, giáp dần

8

Tân mùi

Quí sửu, đinh sửu, ất dậu, ất mão

9

Nhâm thân

Sắt đầu kiếm (Kim)

Bính dần, canh dần, bính thân

10

Quí dậu

Ðinh mão, tân mão, đinh dậu

11

Giáp tuất

Lửa trên đỉnh núi (hoả)

Nhâm thìn, canh thìn, canh tuất

12

Ất hợi

Quí tị, tân tị, tân hợi

13

Bính tý

Nước dưới lạch (Thuỷ)

Canh ngo, mậu ngọ

14

Ðinh Sửu

Tân mùi, kỷ mùi

15

Mậu dần

Ðất đầu thành (Thổ)

Canh thân, giáp thân

16

Kỷ mão

Tân dậu, ất dậu

17

Canh thìn

Kim bạch lạp (Kim)

Giáp tuất, mậu tuất, giáp thìn

18

Tân tị

ất hợi, kỷ hợi, ất tị

19

Nhâm ngọ

Gỗ dương liễu (Mộc)

Giáp tý, canh ty, bính tuất, bính thìn

20

Quí mùi

ất sửu, tân sửu, đinh hợi, đinh tị

21

Giáp thân

Nước trong khe (Thuỷ)

Mậu dần, bính dần, canh ngọ, canh

22

Ất dậu

Kỷ mão, đinh mão, tân mùi, tân sửu

23

Bính tuất

Ðất trên mái nhà (Thổ)

Mậu thìn, nhâm thìn, nhâm ngọ, nhâm tý

24

Ðinh hợi

Kỷ tị, quí tị, quí mùi, quí sửu

25

Mậu tý

Lửa trong chớp (Hoả )

Bính ngọ, giáp ngọ

26

Kỷ sửu

Ðinh mùi, ất mui

27

Canh dần

Gỗ tùng Bách (Mộc)

Nhâm thân, mậu thân, giáp tý, giáp ngọ

28

Tân mão

Quí dậu, kỷ dậu, ất sửu, ất mùi

29

Nhâm thìn

Nước giữa dòng (Thuỷ)

Bính tuất, giáp tuât, bính dần

30

Quí tị

Ðinh hợi, ất hợi, đinh mão

31

Giáp ngọ

Vàng trong cát (Kim)

Mậu tý, nhâm tý, canh dần, nhâm dần

32

ất mùi

Kỷ sửu, quí sửu, tân mão, tân dậu

33

Bính thân

Lửa chân núi (Hoả)

Giáp dần, nhâm thân, nhâm tuất, nhâm thìn

34

Ðinh dậu

ất mão, quí mão, quí tị, quí hợi

35

Mậu tuất

Gỗ đồng bằng (Mộc)

Canh thìn, bính thìn

36

Kỷ hợi

Tân tị, đinh tị.

37

Canh

Ðất trên vách (Thổ)

Nhâm ngọ, bính ngọ, giáp thân, giáp dần

38

Tân sửu

Quí mùi, đinh mùi, ất dậu, ất mão

39

Nhâm dần

Bạch kim (Kim)

Canh thân, bính thân, bính dần

40

Quí mão

Tân dậu, đinh dậu, đinh mão

41

Giáp thìn

Lửa đèn (Hoả)

Nhâm tuất, canh tuất, canh thìn

42

Ất tị

Quí hợi, tân hợi, tân tị

43

Bính ngọ

Nước trên trời (thuỷ)

Mậu tý, canh

44

Ðinh Mùi

Kỷ sửu, tân sửu

45

Mậu thân

Ðất vườn rộng (Thổ)

Canh dần, giáp dần

46

Kỷ dậu

Tân mão, ất mão

47

Canh Tuất

Vàng trang sức (Kim)

Giáp thìn, mậu thìn, giáp tuất

48

Tân hợi

ất tị, kỷ tị, ất hợi

49

Nhâm tý

Gỗ dâu (Mộc)

Giáp ngọ, canh ngọ, bính tuất, bính thìn

50

Quí sửu

ất mùi, tân mùi, đinh hợi, đinh tỵ

51

Giáp dần

Nước giữa khe lớn (Thuỷ)

Mậu thân, bính thân, canh ngọ, canh

52

Ất mão

Kỷ dậu, đinh dậu, tân mùi, tân sửu

53

Bính thìn

Ðất trong cát (Thổ)

Mậu tuất, nhâm tuất, nhâm ngọ, nhâm tý

54

Ðinh tị

Kỷ hợi, quí hợi, quí sửu, quí mùi

55

Mậu ngọ

Lửa trên trời (Hoả)

Bính tý, giáp tý

56

Kỷ mùi

Ðinh sửu, ất sửu

57

Canh Thân

Gỗ thạch Lựu (Mộc)

Nhâm dần, mậu dần, giáp tý, giáp ngọ

58

Tân dậu

Quí mão, kỷ mão, ất sửu, ất mùi

59

Nhâm tuất

Nước giữa biển (Thuỷ)

Bính thìn, giáp thìn, bính thân, bính dần

60

Quý hợi

Ðinh tị, ất tị, đinh mão, đinh dậu

***********-------------------******************

Những thắc mắc thông thường về cách tính Âm lịch và ngày Tết.


đây là bài viết của Phạm Quang Tuấn trên vietsciences

Tết Nguyên Đán năm nay (2007) ở Việt
Nam ăn trước Trung Quốc một ngày. Có nhiều Việt Kiều điện thoại về nhà chúc Giao Thừa thì chưng hửng vì ở nhà đã qua tối mồng 1! Dư luận xôn xao về việc đó và có ý kiến phổ biến trên truyền thông hải ngoại rằng Việt Nam bây giờ không còn biết tính lịch, sinh ra tranh luận! Bài này lược sơ qua những nguyên tắc căn bản để tính Âm lịch và nhất là ngày Tết. Vì người đọc thời nay bận rộn, ít thì giờ đọc kỹ đầu đuôi, nên tôi xin viết dưới dạng "Frequently Asked Questions" (FAQ), với những câu hỏi đánh số Q1, Q2 v.v. và những câu trả lời ngắn gọn như thường thấy trong internet. Tác giả không có ý định viết ra đầy đủ phương pháp làm âm lịch vì đã có rất nhiều tài liệu trên internet làm chuyện đó, đặc biệt là trang tiếng Việt của Hồ Ngọc Đức [1].

Q1. Âm lịch và Dương lịch khác nhau chỗ nào?

Lịch làm ra để đếm ngày, để ghi chép công việc, để tính toán sự biến chuyển của các mùa. Sự biến chuyển này tùy thuộc vào sự tuần hoàn của trái đất quanh mặt trời. Do đó, bất cứ lịch nào cũng là lịch mặt trời (solar calendar) hay dương lịch.
Tuy nhiên, vì một năm tới 365 ngày, nên cần chia ra thành những đơn vị nhỏ hơn cho dễ tính toán. Do đó người ta lấy chu kỳ của mặt trăng, khoảng 29-30 ngày, làm đơn vị tháng. Lịch mà làm vậy thì có thể gọi là âm dương lịch (lunisolar calendar).

Q2. Lịch truyền thống của Trung hoa có phải là âm lịch không?
"Âm lịch" của Trung hoa, Hàn quốc và Việt
Nam thực ra không phải là âm lịch mà là một loại âm dương lịch. Tuy nhiên vì tập quán, trong bài này sẽ gọi là Âm lịch (viết hoa, vì còn nhiều loại âm lịch khác).

Q3. Vấn đề căn bản của lịch pháp là gì?
Lịch có ba đơn vị căn bản: năm, tháng, ngày. Năm dựa theo sự tuần hoàn của trái đất quanh mặt trời, tháng dựa theo sự tuần hoàn của mặt trăng quanh trái đất, ngày dựa vào sự tuần hoàn của trái đất quanh trục của chính nó. Ba sự chuyển động này độc lập và không ăn khớp với nhau. Muốn chúng đừng quá trật khớp thì nhà làm lịch phải lâu lâu điều chỉnh lại. Đó là vấn đề căn bản của lịch pháp.

Q4. Làm sao để điều chỉnh ngày, tháng, năm cho ăn khớp?
Mỗi nền văn hóa có một cách giải quyết khác. Âu châu giải quyết một cách "thô bạo" là bỏ hẳn chu kỳ trăng. Mồng 1 Âu châu không phải là đêm không trăng nữa và 15 không còn là trăng tròn. Những người sống theo thủy triều (dân chài, người đi biển) không còn dựa vào ngày trong tháng được nữa để tính ngày nước lên cao nhất. Tuy nhiên, đối với đa số dân chúng thì chuyện này không quan trọng lắm. Còn vấn đề làm sao cho ngày ăn khớp với năm thì giải quyết bằng cách cứ khoảng bốn năm có thêm một ngày (29/2).
Trung Hoa thì giải quyết bằng cách vài năm nhét một tháng nhuận để hai bên âm dương ăn khớp trở lại, vì một năm có hơn 365 ngày mà 12 tháng (âm) chỉ có hơn 354 ngày. Nhược điểm của cách giải quyết này là ngày tháng không còn đo chính xác được các mùa, vì mỗi năm bắt đầu ở một thời điểm khác nhau và có năm dài năm ngắn.

Q5. Ba cái mốc thời gian căn bản để tính lịch: ngọ, sóc và Đông chí
Người xưa lập ra lịch thì không có những dụng cụ thiên văn tối tân và đồng hồ chính xác, mà chỉ có cái thước và đôi mắt. Tuy nhiên, với những phương tiện sơ sài đó, họ cũng đánh dấu được rất chính xác những mốc căn bản (reference points) để tính ngày, tháng, năm.
Để đếm ngày, học có thể tính từ lúc mặt trời lặn hay mặt trời mọc. Lịch Hồi giáo tính theo cách này. Nhưng vì mặt trời mọc lặn khác nhau tùy theo mùa, nên không tiện dùng làm mốc thời gian. Mốc tốt hơn là điểm giữa trưa, khi mà bóng mặt trời ngắn nhất. Điểm này có thể đo dễ dàng bằng một cây gậy cắm xuống đất. Điểm này gọi là ngọ (
midday).
Ngày có thể tính là bắt đầu từ giữa trưa, nhưng như vậy sẽ bất tiện trong việc ghi chép công việc, nên cả Âu châu lẫn Á Đông tính ngày từ giữa đêm, trung điểm giữa hai ngọ.
Tháng thì tính từ đêm không trăng, khi trăng ở chính giữa trái đất và mặt trời nên quay mặt tối về trái đất. Thỉnh thoảng, điểm này có thể đo được rất chính xác: đó là khi có nhật thực. Còn không thì phải dùng tính toán. Điểm này gọi là điểm sóc.
Năm thì có hai điểm mốc có thể đo được chính xác là Hạ chí và Đông chí, trong đó Đông chí đo dễ chính xác hơn. Vì trục trái đất nghiêng so với quỹ đạo trái đất quanh mặt trời, nên vào mùa đông thì nam cực chĩa về phía mặt trời, người ở bắc bán cầu nhìn thấy mặt trời xuống thấp về phía nam. Đông chí là điểm khi mà mặt trời thấp nhất trong năm, tức là điểm mà nam cực chĩa về mặt trời nhiều nhất. Để đo điểm Đông chí, người xưa chỉ cần cắm một cây gậy xuống đất (hay xây một cái tháp), ghi xuống chiều dài của bóng lúc nó ngắn nhất (tức là lúc giữa trưa), làm như vậy vài ngày trước và sau Đông chí, rồi dùng một phép nội suy (interpolation) nào đó để tính ra thời điểm Đông chí một cách chính xác (xem hình). Càng gần Đông chí, mặt trời giữa trưa càng thấp và bóng giữa trưa càng dài. Để ý là phương pháp này không cần đồng hồ, mặt trời tự nó là cái đồng hồ!

Cách tính Đông chí của Zu Chongzhi (429-500 AD) tên chữ Hán là Tổ Xung Chi 祖 冲 之 : trục x là thời gian, trục y là chiều dài của bóng gậy lúc giữa trưa của một ngày (bóng ngắn nhất trong ngày đó), mỗi điểm là một ngày. (a) Vẽ đường xéo nối hai điểm, (b) vẽ đường ngang từ một điểm bên kia cho tới đường xéo a, (c) trung điểm đường ngang là Đông chí.
Nên phân biệt ngày ngắn nhất và điểm Đông chí. Điểm Đông chí là một điểm chung cho tất cả địa cầu (trong bài này, Đông chí được hiểu là Đông chí của bắc bán cầu, tức là december solstice), nên khi tính bằng giờ của một địa điểm nào đó (như Hà Nội) nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày hay đêm. Ngày chứa điểm Đông chí là ngày ngắn nhất (mặt trời mọc trễ và lặn sớm nhất) trong năm.

Nói tóm lại, có ba cái mốc thời gian căn bản để tính lịch: điểm ngọ (giữa trưa) để tính ngày, điểm sóc để tính tháng, và điểm Đông chí để tính năm.

Q6. Những nguyên tắc căn bản của Âm lịch là gì?
Dùng ba cái mốc trên người Trung Hoa xưa đã đặt ra ba nguyên tắc căn bản để làm lịch, cũng có thể coi là định nghĩa của ngày, tháng và năm trong Âm lịch:

  • Mỗi ngày bắt đầu lúc nửa đêm (trung điểm giữa hai ngọ).
  • Mồng 1 mỗi tháng là ngày chứa điểm sóc (không trăng).
  • Tháng 11 Âm lịch là tháng chứa điểm Đông chí.

Nguyên tắc 1 và 2 đã được áp dụng ít nhất từ lịch Thái sơ (Taichu) đời Hán (140 BC) [2] và có lẽ sớm hơn nữa. Nguyên tắc thứ ba thì có nhiều lần thay đổi, tức là khởi điểm của một năm có thể sớm hay trễ hơn, nhưng vẫn lấy Đông chí làm mốc. Chẳng hạn, đời Chu, Tần thì lấy tháng có Đông chí làm tháng giêng, nhà Ân lấy tháng có Đông chí làm tháng mười hai. Nguyên tắc thứ ba giúp điều chỉnh để cho âm lịch và dương lịch ăn khớp với nhau.
Ba nguyên tắc căn bản này cần nhớ, vì chúng vô cùng quan trọng để trả lời nhiều câu hỏi thông thường về ngày Tết.

Q7. Khí (tiết khí) là gì?
Vì ngày tháng Âm lịch không phản ảnh đúng các mùa, nhà làm lịch cần dùng một "thước đo" khác để tính mùa. Đó là khí hay còn gọi là tiết khí.
Một năm, tính từ Đông chí này đến Đông chí sau, chia thành 24 khí khá đồng đều (trước cải cách 1645 thì 24 khí cách đều nhau hoàn toàn). Khí là lúc trái đất đi qua một trong 24 điểm mốc cách đều nhau 15 độ trên quỹ đạo quanh mặt trời (cũng như Đông chí, người xưa dùng chiều dài bóng của cây gậy lúc giữa trưa để tính tiết khí). Vì quỹ đạo trái đất hình ellipse khiến tốc độ trái đất khi nhanh khi chậm, nên tính thời gian thì các khí không hoàn toàn cách nhau đồng đều, mà xê dịch từ 14 tới 16 ngày.
Khí theo rất sát Dương lịch của Tây phương chứ không xê dịch tới lui nhiều như ngày tháng Âm lịch. Chẳng hạn, khí lập xuân luôn luôn là ngày 4 hay 5/2 DL, trong khi Tết Nguyên đán có thể di chuyển giữa 21/1 DL và 21/2 DL.
Các tiết khí có tên và ngày DL (với sai số 1 ngày) như sau: Đông chí * (22/12), Tiểu hàn (6/1), Đại hàn * (21/1), Lập xuân (4/2), Vũ thủy * (19/2), Kinh trập (5/3), Xuân phân * (21/3), Thanh minh (5/4), Cốc vũ * (20/4), Lập hạ (6/5), Tiểu mãn * (21/5), Mang chủng (6/6), Hạ chí * (21/6), Tiểu thử (7/7), Đại thử * (23/7), Lập thu (7/8), Xử thử * (23/8), Bạch lộ (8/9), Thu phân * (23/9), Hàn lộ (8/10), Sương giáng * (23/10), Lập đông (7/11), Tiểu tuyết * (22/11), Đại tuyết (7/12).
24 khí được chia làm 12 trung khí và 12 tiết khí (tuy nhiên cũng có thể gọi chung cả 24 là tiết khí). Trong danh sách trên những trung khí được đánh dấu "*". Trung khí quan trọng trong việc tính tháng nhuận. Những năm nào không nhuận thì trung bình mỗi tháng có một trung khí. Những năm nhuận thì có ít nhất là một tháng không có trung khí.
Đông chí (winter solstice), Hạ chí (summer solstice), Xuân phân (spring equinox), Thu phân (autumn equinox) cũng là những điểm quen thuộc với thiên văn ngày nay. Lập xuân, Lập hạ, Lập thu và Lập đông là ngày đầu mỗi mùa. Tên những khí khác cho thấy kinh nghiệm về thời tiết nóng lạnh, mưa nắng, sương tuyết.
Khí chính là phần "dương" của lịch Trung hoa. Phần dương này rất quan trọng vì nhà nông dựa vào nó để tính các mùa và các sinh hoạt đồng áng. Vì một năm có 12 trung khí, ta có thể coi mỗi trung khí là dấu mốc của một "tháng dương lịch".

Q8. Âm lịch có phải là là "nông lịch" không?
Âm lịch thường được goi là Nông lịch, lịch của nhà nông dùng để tính mùa và đoán thời tiết để trồng trọt. Cách gọi này cho ta cảm tưởng là Âm lịch tốt hơn Dương lịch trong việc tiên đoán thời tiết. Nhiều người cũng tưởng là nhà nông xưa căn cứ vào ngày tháng Âm lịch để làm ruộng, nhưng thực ra không phải vậy. Họ dựa vào những tiết khí luôn luôn in cạnh ngày tháng, vì tiết khí tính theo vị trí trái đất trên quỹ đạo, tức là theo mặt trời, theo mùa, y như các ngày tháng của Dương lịch. Về khía cạnh tiên đoán thời tiết, thì Âm lịch của Á đông hoàn toàn tương đương với Dương lịch của Tây phương, vì các tiết khí đi rất sát với ngày tháng Dương lịch, mỗi năm chỉ có thể xê xích tới lui trong khoảng một ngày. Chẳng hạn, khí lập xuân luôn luôn là 4 hay 5/2 DL, còn Tết Nguyên Đán thì có thể tới lui giữa 21/1 và 21/2 DL. Vậy Dương lịch hay phần tiết khí của Âm lịch đều có thể gọi là nông lịch.

Q9. Tại sao có tháng nhuận?
Vì 12 tháng chỉ có hơn 354 ngày mà một năm giữa hai Đông chí có hơn 365 ngày, nên cứ vài năm thì Đông chí sẽ tới trễ hơn tháng 11. Để đáp ứng nguyên tắc căn bản 3 (xem câu hỏi Q6), nhà làm Âm lịch cứ khoảng ba hay bốn năm nhét vào một tháng nhuận. Nếu biết trước được rằng tháng 11 tới sẽ không chứa điểm Đông chí thì phải có một tháng nhuận trong thời gian 12 tháng trước đó (không cứ là tháng 10 nhuận).

Q10. Làm sao để tính tháng nhuận
Trước cải cách 1645, mỗi năm dương lịch (từ Đông chí này đến Đông chí tới) có 12 trung khí cách đều nhau, làm thành 12 mốc "tháng dương lịch", nên cứ tháng (âm lịch) nào không có trung khí thì coi là tháng nhuận.
Sau 1645, vì các trung khí không cách đều nhau, việc tính tháng nhuận rắc rối hơn:

  • Trong một năm nhuận có 13 tháng và 12 trung khí, do đó ít nhất là một tháng sẽ không có trung khí. Nếu chỉ có một tháng không có trung khí, tháng đó được coi là tháng nhuận và được gọi tên theo tháng có trung khí ngay trước nó.
  • Vì khoảng thời gian giữa các trung khí không đều nhau nên năm không nhuận cũng có thể có tháng không có trung khí, và có tháng có hai trung khí. Trường hợp đó thì các tháng được gọi tên theo thứ tự thường lệ từ giêng tới chạp.
  • Năm nhuận mà có hơn một tháng không có trung khí thì chỉ tháng không trung khí đầu tiên sau Đông chí được gọi là tháng nhuận.

Q11. Làm cách nào để tính ngày Tết?
Thoạt trông ta có thể tưởng rằng nếu biết ngày Đông chí thì ta có thể tính được tháng 11 (theo nguyên tắc căn bản thứ 3 ở câu hỏi Q6), tháng 12 (theo nguyên tắc căn bản thứ 2 ở câu hỏi Q6), và từ đó suy ra ngày Tết. Tuy nhiên, nếu có tháng 11 nhuận hoặc 12 nhuận thì Tết có thể tới chậm một tháng nữa!
Trong thực tế, rất ít khi có tháng 11 nhuận hoặc 12 nhuận vì những trung khí nằm tương đối sát nhau trong thời gian này (trên quĩ đạo bầu dục, trái đất lại gần mặt trời hơn vào mùa đông của bắc bán cầu nên đi nhanh hơn). Do đó ta có thể tính khá đúng ngày Tết bằng những quy tắc ước tính (rules of thumb) như sau [3]:
1. Tết là ngày mồng 1 (ngày sóc) thứ hai sau Đông chí. Kinh nghiệm cho thấy quy tắc này chưa bao giờ sai từ vụ cải cách lịch 1645 cho tới nay, nhưng tới năm 2033 sẽ sai. Quy tắc này cũng dễ hiểu: ngày sóc thứ nhất có thể xảy ra trong khoảng từ 1 tới 30 ngày sau Đông chí, ngày sóc thứ hai từ 30 tới 59 ngày sau Đông chí. Tính trung bình là 45 ngày sau Đông chí (21/12 DL), tức là 4/2 DL, ngày lập xuân.
2. Tết là ngày mồng 1 (sóc) gần tiết lập xuân (4 hay 5/2 DL) nhất. Quy tắc này, khi áp dụng cho Trung Quốc, đã sai vào năm 1985 và sẽ sai nữa vào năm 2015.
3. Tết là ngày mồng 1 (sóc) đầu tiên sau khí đại hàn (20/1 DL). Quy tắc này, khi áp dụng cho Trung Quốc, đã sai vào năm 1985 và sẽ sai nữa vào năm 2053.
Hiện nay, những thời điểm chính xác của điểm sóc và Đông chí (winter solstice) dễ dàng tìm thấy trên internet [4] [5], không phải tính toán. Do đó bất cứ ai cũng có thể tính được ngày Tết trong vài chục năm vừa qua và sắp tới theo ba quy tắc trên, trừ những ngoại lệ đã kể. Nên nhớ là, vì Trung Quốc là nước lớn, nên nhiều bảng chỉ cho biết ngày Tết của Trung Quốc. Chương trình của Hồ Ngọc Đức [1] thì cho tính ngày Tết một cách chính xác ở bất cứ kinh độ nào trên thế giới.

Q12. Tại sao thỉnh thoảng Tết Việt
Nam lại trước Tết Trung Quốc một ngày?
Việt
Nam theo múi giờ Hà Nội (UT + 7 giờ, Trung Quốc tính theo múi giờ Bắc Kinh (UT + 8 giờ). (UT còn thường gọi là GMT là giờ quốc tế tính theo kinh tuyến Greenwich.) Do đó Trung Quốc luôn luôn đi trước VN một giờ. Khi giờ VN nằm trong khoảng 23:00-24:00 thì Trung Quốc đã nằm trong khoảng 00:00-01:00 ngày hôm sau. Nếu điểm sóc rơi vào khoảng thời gian 60 phút đó đó thì, theo nguyên tắc căn bản thứ 2 của Âm lịch (câu hỏi Q6), tháng Âm lịch Việt Nam sẽ bắt đầu ngày hôm trước và tháng Âm lịch Trung Quốc sẽ bắt đầu ngày hôm sau. Và nếu tháng đó là tháng giêng thì Tết Việt Nam sẽ tới trước Tết Trung Quốc một ngày!

Q13. Tại sao chuyện đó không xảy ra trong Dương lịch?
Có chứ! Một nước ở sát phía đông kinh tuyến 180 tức là Đường Đổi Ngày Quốc Tế (International Date Line) ăn tất cả các lễ tết Dương lịch sau một nước ở sát phía tây KT180 23 giờ, tức là gần một ngày. Việc đó cũng tương tự như Việt
Nam ăn Tết Nguyên Đán trước Trung quốc một ngày (thực sự là trước 23 giờ).

Q14. Vậy là Âm lịch cũng có "International Date Line"?
Đúng vậy, nhưng nó không nằm một chỗ ở giữa Thái Bình Dương mà mỗi tháng di chuyển tùy theo vị trí của trái đất ở điểm sóc. Khi nó nằm trong múi giờ của Hà Nội thì suốt tháng đó Việt
Nam đổi ngày trước tiên, trước Trung Quốc 23 giờ. Không thì Việt Nam đổi ngày sau Trung Quốc 1 giờ.

Q15. Có nước nào khác ăn Tết sai với Trung Quốc không?
Vì Hàn quốc nằm trong múi giờ khác Bắc Kinh, nên lâu lâu họ cũng ăn Tết khác ngày, như Việt
Nam. Chẳng hạn, năm 1997, Hàn Quốc ăn Tết ngày 8/2 [6] trong khi Trung Quốc và Việt Nam ăn Tết ngày 7/2 [7].

Q16. Thời xưa Việt
Nam có bao giờ ăn Tết khác với Trung Quốc không?
Theo Hoàng Xuân Hãn [8], lịch thời Lý khác lịch Tống đương thời. Trong khoảng từ đầu thế kỷ XIV đến giữa thế kỷ XVII lịch hai nước giống nhau. Sau đó lại khác nhau cho đến 1813.

Q17. Tại sao năm 1985 Tết Việt
Nam ăn Tết trước Trung Quốc tới một tháng?
Năm 1984, Đông chí rơi vào 23:22 ngày 21/12 DL, giờ Hà Nội, tức là 00:22 ngày 22/12 DL, giờ Bắc Kinh. Đồng thời, ngày sóc (mồng 1) tháng Âm lịch rơi vào ngày 22/12 DL ở cả Bắc Kinh lẫn Hà Nội. Sự trùng hợp này khiến, theo nguyên tắc căn bản thứ 3 của Âm lịch (câu hỏi Q6), tháng 11 Âm lịch Việt Nam kết thúc vào 21/12 DL ở Hà Nội, nhưng tháng 11 ÂL Trung Quốc lại khởi đầu 22/12 DL ở Bắc Kinh (xem hình). Do đó Việt
Nam dẫn trước Trung Quốc một tháng, và ăn Tết trước một tháng.

Năm 1985, điểm Đông chí xảy ra ngay trước khi Việt Nam chuyển sang mồng 1 tháng ÂL mới, và ngay sau khi Trung Quốc vừa sang mồng 1. Do đó Đông Chí nằm ở tháng trước của VN và tháng sau của Trung Quốc. Vì tháng nào có Đông Chí phải là tháng 11 ÂL (nguyên tắc căn bản 3) nên tháng 11 của VN tới trước tháng 11 của TQ.


Q18. Tại sao chỉ cách một giờ mà Tết khác nhau một tháng? Thật vô lý!
Lịch tuân theo những nguyên tắc của con người nên đôi khi dẫn tới chuyện "vô lý". Chẳng hạn, người Việt
Nam xưa tính tuổi bằng cách cộng thêm một tuổi mỗi ngày Tết. Do đó, nếu A sinh vào giờ cuối của năm cũ và B sinh vào giờ đầu của năm mới thì A sẽ luôn luôn hơn B một tuổi, dù chỉ đẻ trước vài phút!

Q19. Tết Việt
Nam trước Trung Quốc một tháng thì có hại cho nhà nông không?
Có ý kiến cho rằng, vì năm 1985 Việt Nam ăn Tết "sớm" một tháng nên nhà nông, đồn điền cao su v.v, chới với vì lịch ta hướng dẫn sai về thời tiết [9]. Việc này đã gây tranh luận [10] [11] nhưng dùng những nguyên tắc đã nói trong bài này thì ta thấy ngay là ý kiến trên đó vô căn cứ:

  • Từ thuở xa xưa, nhà nông không bao giờ căn cứ theo ngày tháng âm lịch để trồng trọt. Họ căn cứ theo tiết khí như Lập xuân, Thanh minh, Hạ chí, Đông chí v.v. là những điểm mốc dương lịch, luôn luôn có in trên lịch truyền thống của Trung Quốc và Việt Nam.
  • Ngày Tết luôn luôn di chuyển giữa 21/1 DL và 21/2 DL. Tết Trung Quốc hay Tết Việt Nam đều di dịch như vậy, do đó nông dân không bao giờ dựa vào ngày tháng Âm lịch.

Q20. Vậy năm 1985 Việt Nam hay Trung Quốc ăn Tết đúng hơn?
Cả hai đều đúng vì đều tuân theo ba nguyên tắc căn bản của Âm lịch (Q6). Tuy nhiên, xét theo ba quy tắc ước tính ngày Tết (xem câu hỏi Q11) thì ngày Tết Việt
Nam 1985 tuân theo cả ba quy tắc, còn ngày Tết Trung Quốc sai mất quy tắc 2 và 3. Tức là, ngày Tết 1985 của Việt Nam gần khí Lập xuân hơn Tết của Trung Quốc! Tết Việt Nam là ngày 21/1, trước Lập xuân 14 ngày, còn Tết Trung Quốc là ngày 20/2, sau Lập xuân 16 ngày. Nhà nghiên cứu lịch Aslaksen của đại học Singapore cũng viết: "[Rules 2 and 3] failed in 1985 [for China]) [3]. Tuy nhiên vì chỉ là luật ước tính (rule of thumb) nên điều đó không quan trọng.

Q21. Ngày Âm lịch bắt đầu từ nửa đêm hay 11 giờ đêm?
Có người cho rằng giờ Tý bắt đầu lúc
23:00 và kết thúc lúc 1:00 sáng, mà giờ Tý là giờ đầu tiên trong ngày, do đó ngày Âm lịch phải kể như bắt đầu lúc 23:00 chứ không phải nửa đêm. Do đó, phải sửa lại nguyên tắc căn bản số 2 của Âm lịch thành "ngày bắt đầu lúc 23:00 giờ" [9]. Nếu tính theo cách đó thì Tết 2007 Việt Nam và Trung Quốc ăn cùng ngày. Dĩ nhiên, vẫn có những năm hai nước ăn khác ngày, vì dù "ngày" được định nghĩa thế nào đi nữa thì vẫn không thể tránh được trường hợp điểm sóc rơi vào giờ cuối ngày của Việt Nam và giờ đầu ngày của Trung Quốc!
Tuy nhiên, tất cả các tài liệu về lịch học Á Đông đều cho biết rằng ngày phải tính từ nửa đêm. Nguyên tắc này đã có ít ra là từ đời Hán, trong lịch Thái sơ (144BC) [2], và chắc còn sớm hơn nữa. Nguyên tắc đó cũng ghi rõ ràng trong sách Uyên Hải Tử Bình đời Tống [12].

Q22. Tại sao "ngày tử vi" và "ngày lịch" khác nhau?
Câu hỏi này khó trả lời khi mà ta không có những tài liệu lịch sử từ thời Âm lịch và tử vi mới thành hình, nhưng cũng có thể suy luận như sau. Khi làm lịch, các công thức tính toán phải căn cứ vào những mốc rõ rệt, không mập mờ (dù là đo lường không chính xác thì công thức cũng phải chính xác). Mốc căn bản để tính ngày, như ta đã thấy, là giờ giữa trưa hay Ngọ, khi mà bóng mọi vật ngắn nhất trong ngày. Vậy giờ Ngọ của nhà thiên văn phải định nghĩa là điểm giữa trưa,
12:00. Điều đó cũng phù hợp với thanh ngữ "đúng ngọ" trong tiếng Việt thường ngày. Tý là trung điểm giữa hai Ngọ, nên phải là đúng nửa đêm. Khi cần thiết chia ngày ra thành những đơn vị nhỏ hơn, nhà thiên văn bèn chia ngày thành 12 giờ: Tý (00:00), Sửu (02:00), Dần (04:00), v.v. cũng như nhà thiên văn Tây phương chia ngày thành 24 giờ.
Nhà tử vi, khi dựa vào giờ giấc của nhà thiên văn, sẽ có vấn đề là hầu hết nhân loại không sinh vào ngay những thời điểm mốc đó mà đều chệch ít nhiều, vậy phải tính làm sao? Cách giải quyết dĩ nhiên là nếu sinh gần giờ mốc nào nhất thì tính tử vi theo giờ đó. Do đó giờ Tý (
00:00) vào tay nhà tử vi trở thành 00:00 ± 60 phút, tức là từ 23:00 tới 01:00. Từ ý nghĩa thời điểm (time point) của nhà thiên văn, những giờ Tý, Sửu v.v. trở thành những khoảng thời gian (time interval) 120 phút. Người sinh ra lúc 23:01 ngày hôm trước được gộp chung với giờ Tý của ngày hôm sau, hay cũng có thể nói là ngày của nhà tử vi bắt đầu lúc 23:00. Tuy nhiên, đây là chuyện nằm ngoài lịch học, là một khoa học chính xác (exact science).
Để kiểm chứng, ta hãy xem vài ngày Tết gần đây của Trung Quốc để xem họ tính ngày từ 23:00 hay từ 00:00:

1997: điểm sóc ở Bắc Kinh là 23:06 ngày 7/2, Trung Quốc ăn Tết 7/2
1988: điểm sóc ở Bắc Kinh là 23:54 ngày 17/2, Trung Quốc ăn Tết 17/2
1966: điểm sóc ở Bắc Kinh là 23:46 ngày 21/1, Trung Quốc ăn Tết 21/1
1944: điểm sóc ở Bắc Kinh là 23:24 ngày 25/1, Trung Quốc ăn Tết 25/1

Nói tóm lại, ngày Âm lịch của nhà tử vi (và những người tin tử vi, tức là hầu hết dân Trung Hoa) có thể coi là bắt đầu lúc 23:00, nhưng nhà làm lịch luôn luôn tính từ nửa đêm.

Q23. Lễ tết truyền thống Á Đông dựa theo Âm lịch hay Dương lịch?
Thoạt nghe câu hỏi tưởng như đùa, vì đã truyền thống thì làm sao dựa theo Dương lịch được. Tuy nhiên, có hai ngày lễ của Trung Hoa là Thanh minh và Đông chí dựa theo tiết khí, tức là theo vị trí của trái đất quanh mặt trời, tức là theo dương lịch. Thanh Minh luôn luôn vào 4 hay 5/4 DL và Đông chí vào 21 hay 22/12. Câu "Thanh minh trong tiết tháng ba" (tháng 3 ÂL) của Nguyễn Du không luôn luôn là đúng, vì Thanh minh có thể rơi vào tháng tư ÂL!

Q24. Phải chăng Âm lịch ngày nay là do người Tây phương làm giúp Trung Hoa?
Những nguyên tắc căn bản của Âm lịch (câu hỏi Q6) rất giản dị, nếu cứ mỗi tháng (đêm không trăng) nhòm trời rồi tính lịch một lần theo những dữ kiện thiên văn thì cũng dễ. Vấn đề là tìm ra những quy tắc và công thức tính lịch để có thể tính trước cả năm mà không sai lệch. Tính tháng mà sai thì hậu quả thấy ngay trước mắt: đêm cuối tháng mà có trăng, rằm mà trăng méo! Tính tiết khí sai thì mùa sẽ sai lệch, nhà nông sẽ mất mùa. Ngoài ra, chức vụ nữa của nhà thiên văn là phải tiên đoán chính xác nhật thực, nguyệt thực.
Muốn tính cho đúng thì phải có những dữ kiện chính xác về sự tuần hoàn vận chuyển của trái đất, mặt trăng và mặt trời. Vì vậy, Âm lịch đã được cải tổ nhiều lần, lần mới đây nhất là vào năm 1645 (lịch Thời Hiến) khi các giáo sĩ dòng Tên đem tới Trung Hoa những kiến thức thiên văn chính xác hơn của Tây phương. Giáo sĩ Adam Schall (Thang Nhược Vọng) được vua hai nhà Minh và Thanh giao cho nhiệm vụ cải cách lịch. Tuy nhiên, những nguyên tắc căn bản nói trên (câu hỏi Q6) thì vẫn giữ nguyên. Cải cách quan trọng nhất, như ta đã thấy, là lịch 1645 tính tiết khí theo vị trí thật của mặt trời (tức là theo vị trí của trái đất trên quỹ đạo), nên khoảng cách giữa các tiết khí không còn đều đặn mà thay đổi theo mùa. Cách tính tháng nhuận do đó cũng rắc rối hơn: trước kia, mỗi năm Dương lịch có 12 trung khí cách đều nhau, nên cứ tháng nào không chứa trung khí thì coi là tháng nhuận. Từ sau 1645 thì một tháng có thể có tới hai trung khí và tháng không nhuận cũng có thể không có trung khí.

Q25. Tại sao phải dịnh lại tiết khí theo đúng vị trí mặt trời cho rắc rối mà không chia đều như trước?
Nếu chia một năm dương lịch (từ Đông chí tới Đông chí) thành 24 tiết khí đều nhau như trước 1645 thì cũng không có tác dụng gì, trừ việc tính nhật thực, nguyệt thực. Các vua Trung Hoa cần tiên đoán nhật thực nguyệt thực chính xác, vì nhật thực xảy ra bất ngờ là điềm xấu, mất mệnh trời, sinh giặc giã! Có người còn cho rằng các giáo sĩ cố ý làm cho Âm lịch rắc rối hơn để giữ độc quyền coi thiên văn trong triều đình Trung Hoa, vì lúc ấy toán học và thiên văn của Trung Hoa đang suy đồi nên không có khả năng tính chính xác vị trí mặt trời.


Tài liệu tham khảo

[1] Hồ Ngọc Đức, Ho Ngoc Duc's Vietnamese lunar calendar. http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/vncal_en.html

[2] Lim NF, Ong SJ, Teo CL, Yang SY, Zu Chongzhi and the Chinese Calendar Reform of 462 AD. http://www.math.nus.edu.sg/aslaksen/gem-projects/hm/Zu_Chongzhi.pdf.

[3] Aslaksen H., The Mathematics of the Chinese Calendar, http://www.math.nus.edu.sg/aslaksen/calendar/cal.pdf

[4] U.S. Naval Observatory, Phases of the Moon, http://aa.usno.navy.mil/data/docs/MoonPhase.html

[5] U.S. Naval Observatory, Earth's Seasons, Equinoxes, Solstices, Perihelion, and Aphelion, http://aa.usno.navy.mil/data/docs/EarthSeasons.html

[6] Sollal: Korean New Year Celebration. http://www.pusanweb.com/Exit/Jan97/sollal.htm

[7] Chinese Lunar New Year Day and Zodiac Animals, http://www.chinesefortunecalendar.com/NewYearDays.htm

[8] Hoàng Xuân Hãn, Lịch và lịch Việt Nam, theo Đoan Hùng, Lịch Ta, Lịch Tàu và sự khác biệt, http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=1487

[9] Trần Gia Phụng, Mồng 1 Tết năm nay, ngày 17 hay 18/02/2007? http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=1472

[10] Đoan Hùng, Mồng Một Tết: Ngày 17 hay 18? Trả lời ông Trần Gia Phụng. http://thongluan.org/vn/modules.php?...ticle&sid=1550http://thongluan.org/vn/modules.php?...ticle&sid=1564

[11] Lê Bắc, Mồng 1 Tết Đinh Hợi, ngày 17 hay 18 tháng 2, 2007? http://thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=1494

[12] Yu J, The Four Pillars of Destiny - An Introduction. http://www.astro-fengshui.com/astrology/fourpillar_intro.html

[13] Aslaksen H., The Mathematics of the Chinese Calendar, http://www.math.nus.edu.sg/aslaksen/calendar/chinese.shtml

[14] Aslaksen H., When is Chinese New Year?, http://www.math.nus.edu.sg/aslaksen/calendar/cal2.pdf

[15] Doggett LE, Calendars. http://astro.nmsu.edu/~lhuber/leaphist.html.

[16] Western-Chinese Calendar Converter, http://www.mandarintools.com/calendar.html

[17] Ngo Van Quy, The Chinese and Vietnamese Calendars and Chronologies, Scientific Computing,
Corrimal, Australia, 2000.

huygen is offline

Trả Lời Với Trích Dẫn

Âm lịch, dương lịch, năm nhuận - Thuần Ngọc


Âm lịch
Dương lịch
Sửa đổi lịch
Lịch Do thái
Lịch Việt Nam và Trung quốc
Lịch Nhật bản


Âm lịch


Mặt trăng quay xung quanh trái đất và thay đổi từ lúc bắt đầu tuần trăng mới (new moon) đến trăng rằm, tròn, rồi khuyết dần cho đến mất hẳn để lại bắt đầu tuần trăng mới kế tiếp. Sự chuyển vần theo một chu kỳ gần như nhất định của mặt trăng rất dễ nhận thấy nên từ xưa, người ta đã bắt đầu làm lịch dựa theo chu kỳ của mặt trăng. Người Trung Hoa đã dùng chữ Nguyệt nghĩa là mặt trăng để chỉ tên tháng. Chữ Month trong tiếng Anh cũng do chữ Moon mà ra (Pogge, Astronomy 161, 07 tháng 1, 2001). Lịch dựa trên chu kỳ tuần hoàn của mặt trăng, ta gọi theo Trung hoa là âm lịch.

Dựa trên di tích lịch sử tìm được, Alexander Marshack (theo Phil Burns, 27 tháng 3, 2000) đưa ra thuyết là âm lịch đã được khắc trên xương, trên các khúc gỗ từ 27000 năm trước Công nguyên (nghĩa là 29 ngàn năm trước đây).


Và âm lịch đã được sử dụng trong nhiều nền văn hóa khác nhau như thổ dân ở Úc vẫn dùng giây thắt gút để tính ngày tháng theo âm lịch. Theo truyền thuyết vua Hoàng đế của Trung hoa đã lập nên âm lịch từ thế kỷ 26 trước Công nguyên, tức hơn 4600 năm rồi.
Năm âm lịch thường có 12 tháng, mỗi tháng có 29 (tháng thiếu) hay 30 (tháng đủ) ngày. Như thế một năm âm lịch thường, có từ 353 đến 355 ngày. Trái đất quay quanh mặt trời và quay trọn một vòng trong 365 ngày (đúng ra là 365, 242199 ngày, là một năm thiên văn, astronomic year). Tùy theo vị trí tương ứng giữa trái đất và mặt trời mà sinh ra mùa màng trên trái đất. Ðể mùa màng vẫn xảy ra đúng với ngày tháng âm lịch, nên cứ hai hoặc ba năm lại có năm nhuận. Thường thì trong 19 năm sẽ có 7 năm nhuận. Năm nhuận có 13 tháng, có hai tháng trùng tên, tháng thứ nhì là tháng nhuận. Tùy theo tháng nhuận, năm nhuận có từ 382 đến 385 ngày.

Dương lịch

Dương lịch tức là lịch đang được chính thức dùng trên hầu hết các nước trên thế giới được tính theo sự chuyển vần biểu kiến của mặt trời. Người La Mã (Roman) lúc đầu dùng âm lịch (theo mặt trăng). Mỗi năm theo lịch La Mã cổ chỉ có 10 tháng, mỗi tháng có 29 hay 30 ngày thành ra lịch đi đường lịch, mùa màng đi đường mùa màng, không ăn khớp với nhau. Sau đó thì mỗi năm được tăng lên thành 12 tháng, nhưng thế cũng chỉ có 354 ngày trong một năm, chưa đúng với 365 ngày được. Nên sau một thời gian tuy lâu hơn trước một chút, mùa màng không còn ứng đúng với lịch nữa. Người La Mã sửa chữa các sai biệt bằng cách lâu lâu cho thêm tháng thứ 13, nhưng điều này không giải quyết được các sai biệt mà lại làm rắc rối thêm. Dưới thời Julius Caesar, ông cho sửa lại lịch và ấn định lại mỗi năm có 12 tháng và có 365 ngày. Từ đó lịch La Mã không còn theo chu kỳ của mặt trăng nữa.
Ðể cho sát với thời gian trái đất quay chung quanh mặt trời một vòng (365,242199 ngày -- theo năm thiên văn) cứ bốn năm lại có một năm nhuận (số năm chia chẵn cho 4, như 40, 1620, 1964, 1980...), trong năm đó tháng hai được thêm một ngày. Nhưng lịch Julian (theo tên của Julius Caesar) vẫn chưa hoàn hảo. Cứ 128 năm sự sai biệt lên đến một ngày.
Sửa đổi lịch

Từ đó cho đến năm 1582 theo Công nguyên, thì sự sai biệt đã lên đến 10 ngày. Giáo Hoàng Gregory XIII quyết định bỏ 10 ngày trong tháng 10 năm đó để cho lịch và mùa màng tương ứng trở lại. Sau ngày 4 tháng 10 năm 1582 là ngày 15 tháng 10. Và để tránh sai biệt, tuy vẫn giữ năm nhuận (lấy năm có số thứ tự chia chẵn cho 4 làm năm nhuận như 1964, 1980, 2004), các năm tận cùng bằng 00 (năm cuối của thế kỷ như 1600, 1700 ...) thì chỉ các năm chia chẵn cho 400 mới là năm nhuận (1600, 2000, 2400 ...). Nhờ thế mà trong 3322 năm mới có sai biệt một ngày giữa năm thiên văn và năm theo dương lịch. Lịch đã sửa mang tên lịch Gregorian và được áp dụng cho đến bây giờ. Vì sự thông tin chậm trễ và vì lý do tôn giáo, nhiều nước không áp dụng lịch Gregorian ngay sau đó. Nước Anh (và Hoa kỳ lúc còn là thuộc địa của Anh) mãi đến 1752 mới theo lịch này, và khi đó phải bỏ bớt 11 ngày trong lịch (do đó George Washington sinh ngày 11 tháng 2 năm 1731, nhưng Hoa Kỳ ăn mừng sinh nhật của ông vào ngày 22 tháng 2. Nga chỉ theo lịch này sau năm 1917, do đó mấy nước khi còn theo Cộng sản ăn mừng lễ lớn Cách mạng tháng 10 Nga vào tháng 11 dương lịch.
Âm lịch cũng trải qua nhiều thay đổi, sửa chữa. Trước hết, gọi là âm lịch để đối chiếu với dương lịch chứ thật ra âm lịch, tuy dựa trên chu kỳ tuần hoàn của mặt trăng, lại phối hợp với sự vận hành của trái đất quanh mặt trời (và của một số tinh tú trên bầu trời), thành ra tên của lịch phải là Âm dương hiệp lịch (Lunisolar calendar). Trong bài, từ đây về sau, dùng chữ âm lịch thay cho bốn chữ âm dương hiệp lịch cho tiện. Âm lịch đã được dùng ở
Babylon và đến năm 1000 trước Công nguyên đã được sửa chữa cho lịch tương ứng với mùa màng. Trong việc sửa chữa, người ta có nhắc lại là phải tính sao cho định tinh Sirius (ngôi sao sáng nhất, sau Mặt trời, gấn Trái đất nhất) lúc sáng nhất phải nằm trong một tháng nào đó.
Ðến năm 747 trước Công nguyên, lịch (mang tên là lịch theo chu kỳ Metonic) được sửa thêm lần nữa. Làm lịch theo chu kỳ Metonic, cứ mỗi kỳ 19 năm thì có bảy năm nhuận, mỗi năm nhuận có thêm một tháng. Như thế mỗi năm có 365,2467463 ngày, chính xác hơn lịch Julian (sửa năm 46 trước Công nguyên) vì đến 219 năm mới sai biệt một ngày so với năm thiên văn. Hiện nay, người ta đã định là cứ 342 năm (18 kỳ 19 năm) bỏ đi một năm nhuận. Như vậy đến 336 700 năm mới có sai biệt một ngày đối với năm thiên văn.
Người Do thái cũng dùng lịch Metonic và giữ gần nguyên tên các tháng trong lịch (như Nisan cho tháng Nisannu) nhưng chỉ dùng kỳ 19 năm cho bảy năm nhuận.
Lịch Do thái

theo nguyên tắc của âm dương hiệp lịch. Lịch Do thái có phép tính ngày lễ Rô'sh Hashshânâh (ngày Tết của họ) một cách hết sức phức tạp. Hồi giáo cũng dùng âm lịch, nhưng cộng thêm ngày cho trùng hợp với chu kỳ của mặt trăng mà không sửa chữa theo sự vận hành của trái đất quanh mặt trời. Do đó 1410 năm theo âm lịch Hồi giáo chỉ tương ứng với 1368 năm dương lịch. Ðạo Bahâ'i lại dùng một lịch, dựa trên âm lịch và ngày đầu năm là ngày xuân phân (vernal equinox). Ðiểm đặt biệt là lịch này gồm 19 tháng, mỗi tháng 19 ngày (một năm có 361 ngày), và có thêm 4 ngày mỗi năm chen vào giữa các tháng và sau bốn năm thì thêm một ngày nữa như năm nhuận dương lịch.

Lịch Việt Nam và Trung quốc

Người Việt nam dùng âm lịch để tính lễ tiết và chọn ngày cho các công việc quan trọng như cưới hỏi, xây nhà, mở cửa tiệm làm ăn ... Âm lịch này giống như âm lịch của Trung quốc nghĩa là dựa trên chu kỳ của mặt trăng và phối hợp với sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời. Mỗi năm có 12 tháng, tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu, 29 ngày. Cứ 19 năm thì nhuận 7 lần, mỗi lần nhuận một tháng. Tháng đầu năm là tháng giêng và tháng cuối năm là tháng chạp không bao giờ được lấy làm tháng nhuận. Ngày đầu năm, ngày mùng một Tết, là ngày đầu tuần trăng thứ nhì sau ngày tiết Ðông chí (Winter solstice, thường xem như là ngày mà đêm dài nhất trong năm). Tùy theo tuần trăng ở ngày Ðông chí mà ngày đầu năm sẽ đến trong khoảng 30 đến 59 ngày sau ngày đó. Do đó ngày mùng một Tết chỉ có thể nằm trong khoảng 20 tháng 1 đến 21 tháng 2 dương lịch. Tháng âm lịch thường đi sau tháng dương lịch một hay hai thứ, như tháng ba âm lịch ứng với tháng tư hoặc tháng năm dương lịch.
Năm âm lịch không tính theo số mà dùng tên ghép gồm hai chữ. Chữ đầu là một trong 10 thiên can (Giáp, Ất, Bính, Ðinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm và Quý). Chữ thứ nhì là một trong 12 địa chi (Tý, Sửu, Dần, Mão hay Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi). Mười hai địa chi là tên 12 con vật. Âm lịch Việt nam khác âm lịch Trung quốc ở chỗ năm Sửu thì theo lịch Việt nam là năm con trâu, còn Trung quốc là con bò, còn năm Mão hay Mẹo ở Việt nam là năm con mèo, thì trong lịch Trung quốc lại là năm con thỏ. Vì bội số chung của 10 (thiên can) và 12 (địa chi) là 60, nên cứ 60 năm, tên các năm lại được lập đúng trở lại. Và cũng vì thế mà mỗi can chỉ đi chung với sáu năm trong 12 địa chi, hay mỗi năm theo địa chi chỉ có thể đi chung với 5 can mà thôi. Thí dụ như can Giáp chỉ đi chung với các năm Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân và Tuất, còn can Ất chỉ đi chung với các năm Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu và Hợi.
Trần Ngọc Thùy Trang (cựu chủ tịch UVSA) có nhận xét là các năm bắt đầu bằng can Canh có số đơn vị là 0, Tân có số đơn vị là 1 ... theo số năm dương lịch, nhưng không rõ sự tương ứng. Thật ra đó là sự tương ứng một gióng một (correspondence one to one): vì hệ thống số đang dùng theo thập phân, từ 0 đến 9, nên số hàng đơn vị mỗi năm ứng với mười thiên can, không xê dịch, không thay đổi được. Năm có can Canh luôn luôn ứng với năm dương lịch có số cuối là 0 (như Canh Thìn là 1940, 2000; Canh Ngọ là 1990, Canh Thân là 1980 ...), Tân ứng với số cuối là 1 (Tân Tỵ là 1941, 2001; Tân Mùi là 1991, Tân Dậu là 1981 ...), Nhâm ứng với số cuối là 2 (Nhâm Ngọ là 1942, 2002, Nhâm Thân là 1992, Nhâm Tuất là 1982 ...), Quý, với số cuối là 3 (Quý Mùi là 1943, 2003; Quý Hợi là 1983, Quý Dậu là 1993 ...), Giáp ứng với số cuối là 4 (Giáp Thân là 1944, 2004; Giáp Tuất là 1994, Giáp Dần là 1974 ...) vân vân. Cứ mười hai năm làm một giáp (great year), 60 năm làm một vận niên lục giáp (cycle) và 3600 năm làm một kỷ nguyên (epoch)

**

4

5

6

7

8

9

0

1

2

3

Giáp

Ất

Bính

Ðinh

Mậu

Kỷ

Canh

Tân

Nhâm

Quý

1984

1996

1972

Sửu

1985

1997

1973

Dần

1974

1986

1998

Mão

1975

1987

1999

Thìn

1964

1976

1988

2000

Tỵ

1965

1977

1989

2001

Ngọ

1954

1966

1978

1990

2002

Mùi

1955

1967

1979

1991

2003

Thân

2004

1956

1968

1980

1992

Dậu

2005

1969

1981

1993

Tuất

1994

2006

1958

1970

1982

Hợi

1995

2007

1971

1983


** Số tương ứng với 10 thiên can.

Mỗi năm âm lịch lại chia ra làm 24 tiết.

Tiết (âm lịch)

Dương lịch (khoảng)

Số ngày giữa hai tiết

Lập xuân

4 tháng 2

15

Vũ thủy

19 tháng 2

15

Kinh trập

6 tháng 3

(năm nhuận, 16 ngày) 15

Xuân phân

21 tháng 3

15

Thanh minh

5 tháng 4

15

Cốc vũ

20 tháng 4

15

Lập hạ

6 tháng 5

16

Tiểu mãn

21 tháng 5

15

Mang chủng

6 tháng 6

16

Hạ chí

21 tháng 6

15

Tiểu thử

7 tháng 7

16

Ðại thử

23 tháng 7

16

Lập thu

8 tháng 8

16

Xử thử

23 tháng 8

15

Bạch lộ

8 tháng 9

16

Thu phân

23 tháng 9

15

Hàn lộ

8 tháng 10

15

Sương giáng

23 tháng 10

15

Lập đông

7 tháng 11

15

Tiểu tuyết

22 tháng 11

15

Ðại tuyết

6 tháng 12

14

Ðông chí

22 tháng 12

16

Tiểu hàn

5 tháng1

14

Ðại hàn

20 tháng 1

15

Tổng cộng

365


* Thanh minh trong tiết tháng ba trong truyện Kiều là trong tháng ba âm lịch đến sau tiết xuân phân khoảng hai tuần.

Lịch Nhật bản

Ngoài Việt nam và Trung quốc còn có Nhật bản cũng dùng âm lịch như trên.
Người Nhật gọi tiết là ki. Xuân phân theo tiếng Nhật là Shunbun, Hạ chí là Geshi, Thu phân là Shuubun và Ðông chí là Touji.
Tên tháng trong lịch Nhật lúc đầu không theo cách đếm số mà theo mùa màng hay công việc đồng áng. Tháng giêng là MuTsuki có nghĩa là mùa xuân thái hòa, tháng ba là Yayohi, có nghĩa là cỏ mọc xanh rì, tháng sáu là Mina Tzuki, tháng tưới nước (đưa nước vào ruộng), tháng 8 là Ha Tzuki, tức là tháng của lá cây. Ðặc biệt là tháng 10 được gọi là tháng của các vị thần, KaNa Tzuki vì theo truyền thuyết các thần về họp mặt tại đền Izumo trong phủ Shimane. Vì vậy người ta vẫn coi tháng 10 là tháng không có thần thánh bảo hộ ở các phủ khác.
Tháng âm lịch có ba tuần, theo con trăng: thượng tuần, trung tuần và hạ tuần. Riêng âm lịch Nhật chia tuần lễ theo bảy ngày từ năm 807. Năm 806 nhà sư Koubou Daishi cho biết là không thể tính chính xác ngày xấu, ngày tốt trong lịch Nhật vì không biết được ngày bí mật, tiếng Nhật là Mitsubi. Thật ra Mitsubi do chữ Mitsu, âm từ tiếng thổ âm
Samarkand mee-ruu là Sunday. Từ đó lịch Nhật bản áp dụng tuần lễ bảy ngày theo tên Mặt trời và tên sáu hành tinh (planets) trong Thái dương hệ. Trong hồi ký viết năm 1007, Michinaga Fujiwara đã ghi lại ngày 23 tháng 9 là ngày thứ ba (Kayoubi), ngày của Hỏa tinh.
Cho đến nay, người Nhật bản, người Trung quốc, và người Việt nam đều dựa vào âm lịch để giải quyết các việc quan trọng trong đời sống, và âm lịch đã thật sự có một ảnh hưởng sâu đậm trong ba nước này.

Michinaga Fujiwara

nguồn từ http://vietsciences.free.fr/timhieu/...hnamnhuan2.htm


.

2. Tam hạp , tứ xung cho tuổi tác



Tam hạp : các tuổi cách nhau 4, 8, 12, 16, 20, ... tuổi

Tí - Thìn - Thân
Sửu - Tỵ - Dậu
Dần - Ngọ - Tuất
Mẹo (Mão) - Mùi - Hợi



Tứ xung : các tuổi cách nhau 3, 6, 9, 12, 15, 18, 21 .... tuổi

Tý - Ngọ - Mẹo - Dậu
Sửu - Mùi - Thìn - Tuất
Dần - Thân - Tỵ - Hợi (hình như cái này là nặng nhất)

3. TUỔI KHẮC


Tứ hành xung :

1 / Tý , Ngọ , Mẹo và Dậu
2 / Thìn , Tuất , Sửu và Mùi
3 / Dần , Thân , Tỵ và Hợi


Mổi cụm tứ xung , nếu xét kỹ sẽ thấy

1 > Tý và Ngọ khắc kị , chống đôi nhau mạnh .Còn Mẹo và Dậu cũng vậy .Nhưng Tý và Mẹo hay Dậu chỉ xung nhau chớ không khắc mạnh .Ngọ với Mẹo hay Dậu cũng xung nhau chứ không khắc chế .

2 > Thìn khắc chế và kị Tuất . Sửu khắc chế Mùi .Còn Thìn chỉ xung với Sửu , Mùi . Tuất chỉ xung với Sửu và Mùi .

3 > Dần khắc chế Thân . Tỵ khắc chế Hợi . Dần xung với Hợi . Thân cũng vậy .



4. TUỔI HỢP


Gồm 4 nhóm theo 3 cụm , nên gọi là : Tam hợp như sau :

A ) Thân , Tý và Thìn ( Tạo thành Thủy cuộc )

B ) Tỵ , Dậu và Sửu ( Ta.o thành Kim cuộc )

C ) Hợi , Mẹo và Mùi ( Tạo thành Mộc cuộc )


NGOÀI RA , CÒN NÊN LƯU Ý MỘT SỐ TUỔI CÓ XUNG KHẮC :

Tuổi Tý __ khắc __tuổi Mùi và Tỵ

Tuổi Sửu __ khắc __ tuổi Ngọ

Tuổi Dần __ khắc __ Tỵ

Tuổi Mão __ khắc __ Thìn và Thân

Tuổi Thân __ khắc __ Hợi

Tuổi Dậu __ khắc __Tuất và Dần

5. Thiên can của nam : Khă'c Kỵ : Hợp

Giáp ( Khă'c ) Canh ( Hợp ) Kỷ

Ất ___________ Tân ________ Canh

Bính ___________ Nhâm ________ Tân

Đinh ___________ Quy' _________ Nhâm

Mậu ___________ Giáp _________ Quy'

Kỷ ___________ Ất __________ Giáp

Canh ___________ Bính _________ Ất

Tân ___________ Mậu _________ Đinh

Nhâm ___________ Kỷ _________ Mậu

Những thiên can như Ất , Giáp ... v.v .. cho ta biết mình thuộc mạng gi và thiên can này có liên quan đến ngủ hành ( Ngủ hành là KIM , MỘC , THỦY , HỎA , THỔ chứ không phải ngủ hành là ngủ ngoài bụi cây hành đâu nhé ) .hihị j /k

Giáp + Ất ____thuộc MỘC

Bính + Đinh _______ HỎA

Mậu + Kỷ _______ THỐ

Canh + Tân _______ KIM

Mhâm + Quy' _______ THỦY

********----------*******************************

Lục thập hoa giáp là gì?

Lục thập hoa giáp là sự kết hợp 6 chu kỳ hàng can với 5 chu kỳ hàng chi thành hệ 60.

Cách tính năm, tháng, ngày, giờ đều theo hệ số đó, gọi là lịch can chi. có 6 chu kỳ hàng can tức là có 6 giáp mà mỗi chu kỳ hàng can hay mỗi giáp gồm 10 can (đó là: Giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quí) nên gọi là lục thập hoa giáp.

Năm: Hết một vòng 60 năm từ giáp tý đến quí hợi. Từ năm thứ 61 trở lại giáp tý, năm thứ 121,181 .... cũng trở lại giáp tý. Ðó là một điều trở ngại cho việc nghiên cứu sử, nếu không ghi chiều vua nào thì rất khó xác định. Một gia đình có ông và cháu cùng một tuổi, có khi tính tuổi cháu nhiều hơn tuổi ông, vậy nên khi tình thành dương lịch cần phải chú ý cộng trừ bội số của 60.

Con số cuối cùng của năm dương lịch ứng với các can:
0: canh (ví dụ canh tý 1780)
2: nhâm
3: quí
4: giáp
5; ất (ví dụ ất dậu 1945)
6: bính
7: đinh
8: mậu
9: Kỷ

Bảng tính đổi năm lịch can chi thành năm dương lịch

Cách tính: Cộng hoặc trừ bội số 60 còn dư bao nhiêu, đối chiếu bảng dưới đây sẽ biết năm Can- Chi

Chi/ can

giáp

ất

Bính

Ðinh

Mậu

Kỷ

Canh

Tân

Nhâm

Quí

04


16


28


40


52


Sửu


05


17


29


41


53

Dần

54


06


18


30


42


Mão


55


07


19


31


43

Thìn

44


56


08


20


32


Tỵ


45


57


09


21


33

Ngọ

34


46


58


10


22


Mùi


35


47


59


11


23

Thân

24


36


48


00


12


Dậu


25


37


49


01


13

Tuất

14


26


38


50


02


Hợi


15


27


39


51


03

Tháng: Tháng giêng âm lịch luôn luôn là tháng dần, tháng hai là mão, cứ tuân theo thứ tự đó đến tháng 11 là tý, tháng chạp là Sửu (12 tháng ứng với 12 chi).
Tháng giêng của năm có hàng can giáp hoặc kỷ (ví dụ năm giáp tý, kỷ hợi) là tháng bính dần.
Tháng giêng của năm có hàng can bính, tân là tháng canh dần
Tháng giêng của năm có hàng can đinh, nhâm là tháng nhâm dần.
Tháng giêng của năm có hàng can mậu quí là tháng giáp dần
Trường hợp năm có tháng nhuận thì cứ theo tháng chính (không đổi).

Ngày: ngày âm lịch và ngày can chi chênh lệch nhau rất khó xác định. vị âm lịch trong 19 năm có 7 tháng nhuận, lại có tháng đủ 30 ngày tháng thiếu29 ngày theo trình tự không nhất định, nên tính ngày can chi theo dương lịch dễ hơn (xem bảng cách đổi ngày can chi sang ngày dương lịch).

Giờ: một ngày đem có 24 giờ nhưng theo can chi chỉ có 12 giờ. Giờ tý (chính tý lúc 0 giờ). Giờ ngọ (chính ngọ lúc 12 giờ trưa).
Ban ngày tính giờ dần (tức 4 giờ sáng) đến giờ thân lúc 4 giờ chiều. Ban đêm tính từ giờ dậu đến hết giờ sửu. Nếu theo lịch can thì bắt đầu từ 23 giờ 30 phút đã sang giờ tý của ngày hôm sau.

Kết hợp Lục thập hoa giáp với Âm Dương ngũ hành để tính tuổi xung khắc với ngày, tháng, năm can chi định chọn:

Tương xung: Có Lục xung hàng chi:
- Tý xung ngọ
- Sửu xung Mùi
- Dần xung Thân
- Mão xung Dậu
- Thìn xung Tuất
- Tị Xung Hợi

Và tứ xung hàng can:
- Giáp xung canh,
- ất xung tân,
- bính xung nhâm,
- đinh xung quí, (mậu kỷ không xung).

Nhưng khi kết hợp lục thập hoa giáp theo hệ số 60, có 5 lần hàng chi (12) gặp 6 hàng can (10), quy vào ngũ hành tính tương sinh tương khắc thì có 1 lần tương hoà, 2 lần tương sinh, chỉ còn lại 2 lần xung khắc (hàng chi).

Thí dụ: Tính xem ngày (hoặc tháng, hoặc năm) giáp tý xung khắc với tuổi nào?
Tính hàng chi: tý xung ngọ, vậy giáp tý (xung với giáp ngọ, canh ngọ, bính ngọ, nhâm ngọ, và mậu ngọ)
Xem bảng "Kết hợp Lục thập hoa giáp với Ngũ hành" ta thấy:
Giáp tý thuộc kim:
Giáp ngọ thuộc kim vì thế tương hoà.
Canh ngọ thuộc thổ, bính ngọ thuộc thuỷ vì thế đều tương sinh chỉ có nhâm ngọ thuộc mộc, mậu ngọ thuộc hoả là tương khắc.

Tính hàng can: Giáp xung canh.
Giáp tý thuộc kim:
Canh tuất, canh thìn đều thuộc kim vì thế tương hoà
Canh tý, canh ngọ đều thuộc thổ đều tương sinh
Chỉ có canh Dần và canh thân thuộc mộc là tương khắc.
Vậy ngày (hoặc tháng năm), giáp tý chỉ có 4 tuổi xung khắc là nhâm ngọ, mậu ngọ, canh dần, canh thân:

Tương hình: Theo hàng chi có :
- tý và mão (một dương, một âm điều hoà nhau).
- Tỵ và dần thân (tị âm điều hoà được với dần thân dương, chỉ còn dần và thân tương hình nhau, nhưng đã tính ở lục xung ).
Theo luật điều hoà âm dương, chỉ khắc nhau trong trường hợp cả hai đều âm hoặc cả hai đều dương. Vì vậy chỉ còn lại 2 trường hợp tự hình nhau: Thìn với thìn, ngọ với ngọ.

Tương hại: cũng là xấu. có 6 cặp tương hại nhau:
Tý và mùi, sửu và ngọ, dần và tị, mão và thìn, thân và hợi, dậu và tuất.
Nhưng khi kết hợp với can chi, theo luật âm dương, tự triệt tiêu.

-Tóm lại: Tính cả xung, khắc, hình, hại, trong số 60 can chi, chỉ có 2-4 ngày không hợp mệnh thôi, hơn nữa còn tuỳ theo mức độ xung khắc mạnh hay yếu (tuỳ theo bản mệnh).

Bảng đối chiếu Lục thập hoa giáp ngũ hành và cách tính tuổi xung khắc

Số

Ngày tháng năm

Ngũ hành

Tuổi xung khắc

1

Giáp tý

Vàng trong biển (Kim)

mậu ngọ, nhâm ngọ, canh dần, canh thân

2

Ất sửu


Kỷ mùi, quí mùi, tân mão, tân dậu

3

Bính dần

Lửa trong lò (Hoả)

Giáp thân, nhâm thân, nhâm tuất, nhâm thìn

4

Ðinh mão


ất dậu, quí dậu, quí tị, quí hợi

5

Mậu thìn

Gỗ trong rừng (Mộc)

Canh tuất, bính tuất

6

Kỷ tị


Tân hợi, đinh hợi

7

Canh ngọ

Ðất ven đường (Thổ)

Nhâm tý, bính tý, giáp thân, giáp dần

8

Tân mùi


Quí sửu, đinh sửu, ất dậu, ất mão

9

Nhâm thân

Sắt đầu kiếm (Kim)

Bính dần, canh dần, bính thân

10

Quí dậu


Ðinh mão, tân mão, đinh dậu

11

Giáp tuất

Lửa trên đỉnh núi (hoả)

Nhâm thìn, canh thìn, canh tuất

12

Ất hợi


Quí tị, tân tị, tân hợi

13

Bính tý

Nước dưới lạch (Thuỷ)

Canh ngo, mậu ngọ

14

Ðinh Sửu


Tân mùi, kỷ mùi

15

Mậu dần

Ðất đầu thành (Thổ)

Canh thân, giáp thân

16

Kỷ mão


Tân dậu, ất dậu

17

Canh thìn

Kim bạch lạp (Kim)

Giáp tuất, mậu tuất, giáp thìn

18

Tân tị


ất hợi, kỷ hợi, ất tị

19

Nhâm ngọ

Gỗ dương liễu (Mộc)

Giáp tý, canh ty, bính tuất, bính thìn

20

Quí mùi


ất sửu, tân sửu, đinh hợi, đinh tị

21

Giáp thân

Nước trong khe (Thuỷ)

Mậu dần, bính dần, canh ngọ, canh

22

Ất dậu


Kỷ mão, đinh mão, tân mùi, tân sửu

23

Bính tuất

Ðất trên mái nhà (Thổ)

Mậu thìn, nhâm thìn, nhâm ngọ, nhâm tý

24

Ðinh hợi


Kỷ tị, quí tị, quí mùi, quí sửu

25

Mậu tý

Lửa trong chớp (Hoả )

Bính ngọ, giáp ngọ

26

Kỷ sửu


Ðinh mùi, ất mui

27

Canh dần

Gỗ tùng Bách (Mộc)

Nhâm thân, mậu thân, giáp tý, giáp ngọ

28

Tân mão


Quí dậu, kỷ dậu, ất sửu, ất mùi

29

Nhâm thìn

Nước giữa dòng (Thuỷ)

Bính tuất, giáp tuât, bính dần

30

Quí tị


Ðinh hợi, ất hợi, đinh mão

31

Giáp ngọ

Vàng trong cát (Kim)

Mậu tý, nhâm tý, canh dần, nhâm dần

32

ất mùi


Kỷ sửu, quí sửu, tân mão, tân dậu

33

Bính thân

Lửa chân núi (Hoả)

Giáp dần, nhâm thân, nhâm tuất, nhâm thìn

34

Ðinh dậu


ất mão, quí mão, quí tị, quí hợi

35

Mậu tuất

Gỗ đồng bằng (Mộc)

Canh thìn, bính thìn

36

Kỷ hợi


Tân tị, đinh tị.

37

Canh

Ðất trên vách (Thổ)

Nhâm ngọ, bính ngọ, giáp thân, giáp dần

38

Tân sửu


Quí mùi, đinh mùi, ất dậu, ất mão

39

Nhâm dần

Bạch kim (Kim)

Canh thân, bính thân, bính dần

40

Quí mão


Tân dậu, đinh dậu, đinh mão

41

Giáp thìn

Lửa đèn (Hoả)

Nhâm tuất, canh tuất, canh thìn

42

Ất tị


Quí hợi, tân hợi, tân tị

43

Bính ngọ

Nước trên trời (thuỷ)

Mậu tý, canh

44

Ðinh Mùi


Kỷ sửu, tân sửu

45

Mậu thân

Ðất vườn rộng (Thổ)

Canh dần, giáp dần

46

Kỷ dậu


Tân mão, ất mão

47

Canh Tuất

Vàng trang sức (Kim)

Giáp thìn, mậu thìn, giáp tuất

48

Tân hợi


ất tị, kỷ tị, ất hợi

49

Nhâm tý

Gỗ dâu (Mộc)

Giáp ngọ, canh ngọ, bính tuất, bính thìn

50

Quí sửu


ất mùi, tân mùi, đinh hợi, đinh tỵ

51

Giáp dần

Nước giữa khe lớn (Thuỷ)

Mậu thân, bính thân, canh ngọ, canh

52

Ất mão


Kỷ dậu, đinh dậu, tân mùi, tân sửu

53

Bính thìn

Ðất trong cát (Thổ)

Mậu tuất, nhâm tuất, nhâm ngọ, nhâm tý

54

Ðinh tị


Kỷ hợi, quí hợi, quí sửu, quí mùi

55

Mậu ngọ

Lửa trên trời (Hoả)

Bính tý, giáp tý

56

Kỷ mùi


Ðinh sửu, ất sửu

57

Canh Thân

Gỗ thạch Lựu (Mộc)

Nhâm dần, mậu dần, giáp tý, giáp ngọ

58

Tân dậu


Quí mão, kỷ mão, ất sửu, ất mùi

59

Nhâm tuất

Nước giữa biển (Thuỷ)

Bính thìn, giáp thìn, bính thân, bính dần

60

Quý hợi


Ðinh tị, ất tị, đinh mão, đinh dậu

***********-------------------******************

Những thắc mắc thông thường về cách tính Âm lịch và ngày Tết.


đây là bài viết của Phạm Quang Tuấn trên vietsciences

Tết Nguyên Đán năm nay (2007) ở Việt
Nam ăn trước Trung Quốc một ngày. Có nhiều Việt Kiều điện thoại về nhà chúc Giao Thừa thì chưng hửng vì ở nhà đã qua tối mồng 1! Dư luận xôn xao về việc đó và có ý kiến phổ biến trên truyền thông hải ngoại rằng Việt Nam bây giờ không còn biết tính lịch, sinh ra tranh luận! Bài này lược sơ qua những nguyên tắc căn bản để tính Âm lịch và nhất là ngày Tết. Vì người đọc thời nay bận rộn, ít thì giờ đọc kỹ đầu đuôi, nên tôi xin viết dưới dạng "Frequently Asked Questions" (FAQ), với những câu hỏi đánh số Q1, Q2 v.v. và những câu trả lời ngắn gọn như thường thấy trong internet. Tác giả không có ý định viết ra đầy đủ phương pháp làm âm lịch vì đã có rất nhiều tài liệu trên internet làm chuyện đó, đặc biệt là trang tiếng Việt của Hồ Ngọc Đức [1].

Q1. Âm lịch và Dương lịch khác nhau chỗ nào?

Lịch làm ra để đếm ngày, để ghi chép công việc, để tính toán sự biến chuyển của các mùa. Sự biến chuyển này tùy thuộc vào sự tuần hoàn của trái đất quanh mặt trời. Do đó, bất cứ lịch nào cũng là lịch mặt trời (solar calendar) hay dương lịch.
Tuy nhiên, vì một năm tới 365 ngày, nên cần chia ra thành những đơn vị nhỏ hơn cho dễ tính toán. Do đó người ta lấy chu kỳ của mặt trăng, khoảng 29-30 ngày, làm đơn vị tháng. Lịch mà làm vậy thì có thể gọi là âm dương lịch (lunisolar calendar).

Q2. Lịch truyền thống của Trung hoa có phải là âm lịch không?
"Âm lịch" của Trung hoa, Hàn quốc và Việt
Nam thực ra không phải là âm lịch mà là một loại âm dương lịch. Tuy nhiên vì tập quán, trong bài này sẽ gọi là Âm lịch (viết hoa, vì còn nhiều loại âm lịch khác).

Q3. Vấn đề căn bản của lịch pháp là gì?
Lịch có ba đơn vị căn bản: năm, tháng, ngày. Năm dựa theo sự tuần hoàn của trái đất quanh mặt trời, tháng dựa theo sự tuần hoàn của mặt trăng quanh trái đất, ngày dựa vào sự tuần hoàn của trái đất quanh trục của chính nó. Ba sự chuyển động này độc lập và không ăn khớp với nhau. Muốn chúng đừng quá trật khớp thì nhà làm lịch phải lâu lâu điều chỉnh lại. Đó là vấn đề căn bản của lịch pháp.

Q4. Làm sao để điều chỉnh ngày, tháng, năm cho ăn khớp?
Mỗi nền văn hóa có một cách giải quyết khác. Âu châu giải quyết một cách "thô bạo" là bỏ hẳn chu kỳ trăng. Mồng 1 Âu châu không phải là đêm không trăng nữa và 15 không còn là trăng tròn. Những người sống theo thủy triều (dân chài, người đi biển) không còn dựa vào ngày trong tháng được nữa để tính ngày nước lên cao nhất. Tuy nhiên, đối với đa số dân chúng thì chuyện này không quan trọng lắm. Còn vấn đề làm sao cho ngày ăn khớp với năm thì giải quyết bằng cách cứ khoảng bốn năm có thêm một ngày (29/2).
Trung Hoa thì giải quyết bằng cách vài năm nhét một tháng nhuận để hai bên âm dương ăn khớp trở lại, vì một năm có hơn 365 ngày mà 12 tháng (âm) chỉ có hơn 354 ngày. Nhược điểm của cách giải quyết này là ngày tháng không còn đo chính xác được các mùa, vì mỗi năm bắt đầu ở một thời điểm khác nhau và có năm dài năm ngắn.

Q5. Ba cái mốc thời gian căn bản để tính lịch: ngọ, sóc và Đông chí
Người xưa lập ra lịch thì không có những dụng cụ thiên văn tối tân và đồng hồ chính xác, mà chỉ có cái thước và đôi mắt. Tuy nhiên, với những phương tiện sơ sài đó, họ cũng đánh dấu được rất chính xác những mốc căn bản (reference points) để tính ngày, tháng, năm.
Để đếm ngày, học có thể tính từ lúc mặt trời lặn hay mặt trời mọc. Lịch Hồi giáo tính theo cách này. Nhưng vì mặt trời mọc lặn khác nhau tùy theo mùa, nên không tiện dùng làm mốc thời gian. Mốc tốt hơn là điểm giữa trưa, khi mà bóng mặt trời ngắn nhất. Điểm này có thể đo dễ dàng bằng một cây gậy cắm xuống đất. Điểm này gọi là ngọ (
midday).
Ngày có thể tính là bắt đầu từ giữa trưa, nhưng như vậy sẽ bất tiện trong việc ghi chép công việc, nên cả Âu châu lẫn Á Đông tính ngày từ giữa đêm, trung điểm giữa hai ngọ.
Tháng thì tính từ đêm không trăng, khi trăng ở chính giữa trái đất và mặt trời nên quay mặt tối về trái đất. Thỉnh thoảng, điểm này có thể đo được rất chính xác: đó là khi có nhật thực. Còn không thì phải dùng tính toán. Điểm này gọi là điểm sóc.
Năm thì có hai điểm mốc có thể đo được chính xác là Hạ chí và Đông chí, trong đó Đông chí đo dễ chính xác hơn. Vì trục trái đất nghiêng so với quỹ đạo trái đất quanh mặt trời, nên vào mùa đông thì nam cực chĩa về phía mặt trời, người ở bắc bán cầu nhìn thấy mặt trời xuống thấp về phía nam. Đông chí là điểm khi mà mặt trời thấp nhất trong năm, tức là điểm mà nam cực chĩa về mặt trời nhiều nhất. Để đo điểm Đông chí, người xưa chỉ cần cắm một cây gậy xuống đất (hay xây một cái tháp), ghi xuống chiều dài của bóng lúc nó ngắn nhất (tức là lúc giữa trưa), làm như vậy vài ngày trước và sau Đông chí, rồi dùng một phép nội suy (interpolation) nào đó để tính ra thời điểm Đông chí một cách chính xác (xem hình). Càng gần Đông chí, mặt trời giữa trưa càng thấp và bóng giữa trưa càng dài. Để ý là phương pháp này không cần đồng hồ, mặt trời tự nó là cái đồng hồ!

Cách tính Đông chí của Zu Chongzhi (429-500 AD) tên chữ Hán là Tổ Xung Chi 祖 冲 之 : trục x là thời gian, trục y là chiều dài của bóng gậy lúc giữa trưa của một ngày (bóng ngắn nhất trong ngày đó), mỗi điểm là một ngày. (a) Vẽ đường xéo nối hai điểm, (b) vẽ đường ngang từ một điểm bên kia cho tới đường xéo a, (c) trung điểm đường ngang là Đông chí.
Nên phân biệt ngày ngắn nhất và điểm Đông chí. Điểm Đông chí là một điểm chung cho tất cả địa cầu (trong bài này, Đông chí được hiểu là Đông chí của bắc bán cầu, tức là december solstice), nên khi tính bằng giờ của một địa điểm nào đó (như Hà Nội) nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày hay đêm. Ngày chứa điểm Đông chí là ngày ngắn nhất (mặt trời mọc trễ và lặn sớm nhất) trong năm.

Nói tóm lại, có ba cái mốc thời gian căn bản để tính lịch: điểm ngọ (giữa trưa) để tính ngày, điểm sóc để tính tháng, và điểm Đông chí để tính năm.

Q6. Những nguyên tắc căn bản của Âm lịch là gì?
Dùng ba cái mốc trên người Trung Hoa xưa đã đặt ra ba nguyên tắc căn bản để làm lịch, cũng có thể coi là định nghĩa của ngày, tháng và năm trong Âm lịch:

  • Mỗi ngày bắt đầu lúc nửa đêm (trung điểm giữa hai ngọ).
  • Mồng 1 mỗi tháng là ngày chứa điểm sóc (không trăng).
  • Tháng 11 Âm lịch là tháng chứa điểm Đông chí.

Nguyên tắc 1 và 2 đã được áp dụng ít nhất từ lịch Thái sơ (Taichu) đời Hán (140 BC) [2] và có lẽ sớm hơn nữa. Nguyên tắc thứ ba thì có nhiều lần thay đổi, tức là khởi điểm của một năm có thể sớm hay trễ hơn, nhưng vẫn lấy Đông chí làm mốc. Chẳng hạn, đời Chu, Tần thì lấy tháng có Đông chí làm tháng giêng, nhà Ân lấy tháng có Đông chí làm tháng mười hai. Nguyên tắc thứ ba giúp điều chỉnh để cho âm lịch và dương lịch ăn khớp với nhau.
Ba nguyên tắc căn bản này cần nhớ, vì chúng vô cùng quan trọng để trả lời nhiều câu hỏi thông thường về ngày Tết.

Q7. Khí (tiết khí) là gì?
Vì ngày tháng Âm lịch không phản ảnh đúng các mùa, nhà làm lịch cần dùng một "thước đo" khác để tính mùa. Đó là khí hay còn gọi là tiết khí.
Một năm, tính từ Đông chí này đến Đông chí sau, chia thành 24 khí khá đồng đều (trước cải cách 1645 thì 24 khí cách đều nhau hoàn toàn). Khí là lúc trái đất đi qua một trong 24 điểm mốc cách đều nhau 15 độ trên quỹ đạo quanh mặt trời (cũng như Đông chí, người xưa dùng chiều dài bóng của cây gậy lúc giữa trưa để tính tiết khí). Vì quỹ đạo trái đất hình ellipse khiến tốc độ trái đất khi nhanh khi chậm, nên tính thời gian thì các khí không hoàn toàn cách nhau đồng đều, mà xê dịch từ 14 tới 16 ngày.
Khí theo rất sát Dương lịch của Tây phương chứ không xê dịch tới lui nhiều như ngày tháng Âm lịch. Chẳng hạn, khí lập xuân luôn luôn là ngày 4 hay 5/2 DL, trong khi Tết Nguyên đán có thể di chuyển giữa 21/1 DL và 21/2 DL.
Các tiết khí có tên và ngày DL (với sai số 1 ngày) như sau: Đông chí * (22/12), Tiểu hàn (6/1), Đại hàn * (21/1), Lập xuân (4/2), Vũ thủy * (19/2), Kinh trập (5/3), Xuân phân * (21/3), Thanh minh (5/4), Cốc vũ * (20/4), Lập hạ (6/5), Tiểu mãn * (21/5), Mang chủng (6/6), Hạ chí * (21/6), Tiểu thử (7/7), Đại thử * (23/7), Lập thu (7/8), Xử thử * (23/8), Bạch lộ (8/9), Thu phân * (23/9), Hàn lộ (8/10), Sương giáng * (23/10), Lập đông (7/11), Tiểu tuyết * (22/11), Đại tuyết (7/12).
24 khí được chia làm 12 trung khí và 12 tiết khí (tuy nhiên cũng có thể gọi chung cả 24 là tiết khí). Trong danh sách trên những trung khí được đánh dấu "*". Trung khí quan trọng trong việc tính tháng nhuận. Những năm nào không nhuận thì trung bình mỗi tháng có một trung khí. Những năm nhuận thì có ít nhất là một tháng không có trung khí.
Đông chí (winter solstice), Hạ chí (summer solstice), Xuân phân (spring equinox), Thu phân (autumn equinox) cũng là những điểm quen thuộc với thiên văn ngày nay. Lập xuân, Lập hạ, Lập thu và Lập đông là ngày đầu mỗi mùa. Tên những khí khác cho thấy kinh nghiệm về thời tiết nóng lạnh, mưa nắng, sương tuyết.
Khí chính là phần "dương" của lịch Trung hoa. Phần dương này rất quan trọng vì nhà nông dựa vào nó để tính các mùa và các sinh hoạt đồng áng. Vì một năm có 12 trung khí, ta có thể coi mỗi trung khí là dấu mốc của một "tháng dương lịch".

Q8. Âm lịch có phải là là "nông lịch" không?
Âm lịch thường được goi là Nông lịch, lịch của nhà nông dùng để tính mùa và đoán thời tiết để trồng trọt. Cách gọi này cho ta cảm tưởng là Âm lịch tốt hơn Dương lịch trong việc tiên đoán thời tiết. Nhiều người cũng tưởng là nhà nông xưa căn cứ vào ngày tháng Âm lịch để làm ruộng, nhưng thực ra không phải vậy. Họ dựa vào những tiết khí luôn luôn in cạnh ngày tháng, vì tiết khí tính theo vị trí trái đất trên quỹ đạo, tức là theo mặt trời, theo mùa, y như các ngày tháng của Dương lịch. Về khía cạnh tiên đoán thời tiết, thì Âm lịch của Á đông hoàn toàn tương đương với Dương lịch của Tây phương, vì các tiết khí đi rất sát với ngày tháng Dương lịch, mỗi năm chỉ có thể xê xích tới lui trong khoảng một ngày. Chẳng hạn, khí lập xuân luôn luôn là 4 hay 5/2 DL, còn Tết Nguyên Đán thì có thể tới lui giữa 21/1 và 21/2 DL. Vậy Dương lịch hay phần tiết khí của Âm lịch đều có thể gọi là nông lịch.

Q9. Tại sao có tháng nhuận?
Vì 12 tháng chỉ có hơn 354 ngày mà một năm giữa hai Đông chí có hơn 365 ngày, nên cứ vài năm thì Đông chí sẽ tới trễ hơn tháng 11. Để đáp ứng nguyên tắc căn bản 3 (xem câu hỏi Q6), nhà làm Âm lịch cứ khoảng ba hay bốn năm nhét vào một tháng nhuận. Nếu biết trước được rằng tháng 11 tới sẽ không chứa điểm Đông chí thì phải có một tháng nhuận trong thời gian 12 tháng trước đó (không cứ là tháng 10 nhuận).

Q10. Làm sao để tính tháng nhuận
Trước cải cách 1645, mỗi năm dương lịch (từ Đông chí này đến Đông chí tới) có 12 trung khí cách đều nhau, làm thành 12 mốc "tháng dương lịch", nên cứ tháng (âm lịch) nào không có trung khí thì coi là tháng nhuận.
Sau 1645, vì các trung khí không cách đều nhau, việc tính tháng nhuận rắc rối hơn:

  • Trong một năm nhuận có 13 tháng và 12 trung khí, do đó ít nhất là một tháng sẽ không có trung khí. Nếu chỉ có một tháng không có trung khí, tháng đó được coi là tháng nhuận và được gọi tên theo tháng có trung khí ngay trước nó.
  • Vì khoảng thời gian giữa các trung khí không đều nhau nên năm không nhuận cũng có thể có tháng không có trung khí, và có tháng có hai trung khí. Trường hợp đó thì các tháng được gọi tên theo thứ tự thường lệ từ giêng tới chạp.
  • Năm nhuận mà có hơn một tháng không có trung khí thì chỉ tháng không trung khí đầu tiên sau Đông chí được gọi là tháng nhuận.

Q11. Làm cách nào để tính ngày Tết?
Thoạt trông ta có thể tưởng rằng nếu biết ngày Đông chí thì ta có thể tính được tháng 11 (theo nguyên tắc căn bản thứ 3 ở câu hỏi Q6), tháng 12 (theo nguyên tắc căn bản thứ 2 ở câu hỏi Q6), và từ đó suy ra ngày Tết. Tuy nhiên, nếu có tháng 11 nhuận hoặc 12 nhuận thì Tết có thể tới chậm một tháng nữa!
Trong thực tế, rất ít khi có tháng 11 nhuận hoặc 12 nhuận vì những trung khí nằm tương đối sát nhau trong thời gian này (trên quĩ đạo bầu dục, trái đất lại gần mặt trời hơn vào mùa đông của bắc bán cầu nên đi nhanh hơn). Do đó ta có thể tính khá đúng ngày Tết bằng những quy tắc ước tính (rules of thumb) như sau [3]:
1. Tết là ngày mồng 1 (ngày sóc) thứ hai sau Đông chí. Kinh nghiệm cho thấy quy tắc này chưa bao giờ sai từ vụ cải cách lịch 1645 cho tới nay, nhưng tới năm 2033 sẽ sai. Quy tắc này cũng dễ hiểu: ngày sóc thứ nhất có thể xảy ra trong khoảng từ 1 tới 30 ngày sau Đông chí, ngày sóc thứ hai từ 30 tới 59 ngày sau Đông chí. Tính trung bình là 45 ngày sau Đông chí (21/12 DL), tức là 4/2 DL, ngày lập xuân.
2. Tết là ngày mồng 1 (sóc) gần tiết lập xuân (4 hay 5/2 DL) nhất. Quy tắc này, khi áp dụng cho Trung Quốc, đã sai vào năm 1985 và sẽ sai nữa vào năm 2015.
3. Tết là ngày mồng 1 (sóc) đầu tiên sau khí đại hàn (20/1 DL). Quy tắc này, khi áp dụng cho Trung Quốc, đã sai vào năm 1985 và sẽ sai nữa vào năm 2053.
Hiện nay, những thời điểm chính xác của điểm sóc và Đông chí (winter solstice) dễ dàng tìm thấy trên internet [4] [5], không phải tính toán. Do đó bất cứ ai cũng có thể tính được ngày Tết trong vài chục năm vừa qua và sắp tới theo ba quy tắc trên, trừ những ngoại lệ đã kể. Nên nhớ là, vì Trung Quốc là nước lớn, nên nhiều bảng chỉ cho biết ngày Tết của Trung Quốc. Chương trình của Hồ Ngọc Đức [1] thì cho tính ngày Tết một cách chính xác ở bất cứ kinh độ nào trên thế giới.

Q12. Tại sao thỉnh thoảng Tết Việt
Nam lại trước Tết Trung Quốc một ngày?
Việt
Nam theo múi giờ Hà Nội (UT + 7 giờ, Trung Quốc tính theo múi giờ Bắc Kinh (UT + 8 giờ). (UT còn thường gọi là GMT là giờ quốc tế tính theo kinh tuyến Greenwich.) Do đó Trung Quốc luôn luôn đi trước VN một giờ. Khi giờ VN nằm trong khoảng 23:00-24:00 thì Trung Quốc đã nằm trong khoảng 00:00-01:00 ngày hôm sau. Nếu điểm sóc rơi vào khoảng thời gian 60 phút đó đó thì, theo nguyên tắc căn bản thứ 2 của Âm lịch (câu hỏi Q6), tháng Âm lịch Việt Nam sẽ bắt đầu ngày hôm trước và tháng Âm lịch Trung Quốc sẽ bắt đầu ngày hôm sau. Và nếu tháng đó là tháng giêng thì Tết Việt Nam sẽ tới trước Tết Trung Quốc một ngày!

Q13. Tại sao chuyện đó không xảy ra trong Dương lịch?
Có chứ! Một nước ở sát phía đông kinh tuyến 180 tức là Đường Đổi Ngày Quốc Tế (International Date Line) ăn tất cả các lễ tết Dương lịch sau một nước ở sát phía tây KT180 23 giờ, tức là gần một ngày. Việc đó cũng tương tự như Việt
Nam ăn Tết Nguyên Đán trước Trung quốc một ngày (thực sự là trước 23 giờ).

Q14. Vậy là Âm lịch cũng có "International Date Line"?
Đúng vậy, nhưng nó không nằm một chỗ ở giữa Thái Bình Dương mà mỗi tháng di chuyển tùy theo vị trí của trái đất ở điểm sóc. Khi nó nằm trong múi giờ của Hà Nội thì suốt tháng đó Việt
Nam đổi ngày trước tiên, trước Trung Quốc 23 giờ. Không thì Việt Nam đổi ngày sau Trung Quốc 1 giờ.

Q15. Có nước nào khác ăn Tết sai với Trung Quốc không?
Vì Hàn quốc nằm trong múi giờ khác Bắc Kinh, nên lâu lâu họ cũng ăn Tết khác ngày, như Việt
Nam. Chẳng hạn, năm 1997, Hàn Quốc ăn Tết ngày 8/2 [6] trong khi Trung Quốc và Việt Nam ăn Tết ngày 7/2 [7].

Q16. Thời xưa Việt
Nam có bao giờ ăn Tết khác với Trung Quốc không?
Theo Hoàng Xuân Hãn [8], lịch thời Lý khác lịch Tống đương thời. Trong khoảng từ đầu thế kỷ XIV đến giữa thế kỷ XVII lịch hai nước giống nhau. Sau đó lại khác nhau cho đến 1813.

Q17. Tại sao năm 1985 Tết Việt
Nam ăn Tết trước Trung Quốc tới một tháng?
Năm 1984, Đông chí rơi vào 23:22 ngày 21/12 DL, giờ Hà Nội, tức là 00:22 ngày 22/12 DL, giờ Bắc Kinh. Đồng thời, ngày sóc (mồng 1) tháng Âm lịch rơi vào ngày 22/12 DL ở cả Bắc Kinh lẫn Hà Nội. Sự trùng hợp này khiến, theo nguyên tắc căn bản thứ 3 của Âm lịch (câu hỏi Q6), tháng 11 Âm lịch Việt Nam kết thúc vào 21/12 DL ở Hà Nội, nhưng tháng 11 ÂL Trung Quốc lại khởi đầu 22/12 DL ở Bắc Kinh (xem hình). Do đó Việt
Nam dẫn trước Trung Quốc một tháng, và ăn Tết trước một tháng.

Năm 1985, điểm Đông chí xảy ra ngay trước khi Việt Nam chuyển sang mồng 1 tháng ÂL mới, và ngay sau khi Trung Quốc vừa sang mồng 1. Do đó Đông Chí nằm ở tháng trước của VN và tháng sau của Trung Quốc. Vì tháng nào có Đông Chí phải là tháng 11 ÂL (nguyên tắc căn bản 3) nên tháng 11 của VN tới trước tháng 11 của TQ.


Q18. Tại sao chỉ cách một giờ mà Tết khác nhau một tháng? Thật vô lý!
Lịch tuân theo những nguyên tắc của con người nên đôi khi dẫn tới chuyện "vô lý". Chẳng hạn, người Việt
Nam xưa tính tuổi bằng cách cộng thêm một tuổi mỗi ngày Tết. Do đó, nếu A sinh vào giờ cuối của năm cũ và B sinh vào giờ đầu của năm mới thì A sẽ luôn luôn hơn B một tuổi, dù chỉ đẻ trước vài phút!

Q19. Tết Việt
Nam trước Trung Quốc một tháng thì có hại cho nhà nông không?
Có ý kiến cho rằng, vì năm 1985 Việt Nam ăn Tết "sớm" một tháng nên nhà nông, đồn điền cao su v.v, chới với vì lịch ta hướng dẫn sai về thời tiết [9]. Việc này đã gây tranh luận [10] [11] nhưng dùng những nguyên tắc đã nói trong bài này thì ta thấy ngay là ý kiến trên đó vô căn cứ:

  • Từ thuở xa xưa, nhà nông không bao giờ căn cứ theo ngày tháng âm lịch để trồng trọt. Họ căn cứ theo tiết khí như Lập xuân, Thanh minh, Hạ chí, Đông chí v.v. là những điểm mốc dương lịch, luôn luôn có in trên lịch truyền thống của Trung Quốc và Việt Nam.
  • Ngày Tết luôn luôn di chuyển giữa 21/1 DL và 21/2 DL. Tết Trung Quốc hay Tết Việt Nam đều di dịch như vậy, do đó nông dân không bao giờ dựa vào ngày tháng Âm lịch.

Q20. Vậy năm 1985 Việt Nam hay Trung Quốc ăn Tết đúng hơn?
Cả hai đều đúng vì đều tuân theo ba nguyên tắc căn bản của Âm lịch (Q6). Tuy nhiên, xét theo ba quy tắc ước tính ngày Tết (xem câu hỏi Q11) thì ngày Tết Việt
Nam 1985 tuân theo cả ba quy tắc, còn ngày Tết Trung Quốc sai mất quy tắc 2 và 3. Tức là, ngày Tết 1985 của Việt Nam gần khí Lập xuân hơn Tết của Trung Quốc! Tết Việt Nam là ngày 21/1, trước Lập xuân 14 ngày, còn Tết Trung Quốc là ngày 20/2, sau Lập xuân 16 ngày. Nhà nghiên cứu lịch Aslaksen của đại học Singapore cũng viết: "[Rules 2 and 3] failed in 1985 [for China]) [3]. Tuy nhiên vì chỉ là luật ước tính (rule of thumb) nên điều đó không quan trọng.

Q21. Ngày Âm lịch bắt đầu từ nửa đêm hay 11 giờ đêm?
Có người cho rằng giờ Tý bắt đầu lúc
23:00 và kết thúc lúc 1:00 sáng, mà giờ Tý là giờ đầu tiên trong ngày, do đó ngày Âm lịch phải kể như bắt đầu lúc 23:00 chứ không phải nửa đêm. Do đó, phải sửa lại nguyên tắc căn bản số 2 của Âm lịch thành "ngày bắt đầu lúc 23:00 giờ" [9]. Nếu tính theo cách đó thì Tết 2007 Việt Nam và Trung Quốc ăn cùng ngày. Dĩ nhiên, vẫn có những năm hai nước ăn khác ngày, vì dù "ngày" được định nghĩa thế nào đi nữa thì vẫn không thể tránh được trường hợp điểm sóc rơi vào giờ cuối ngày của Việt Nam và giờ đầu ngày của Trung Quốc!
Tuy nhiên, tất cả các tài liệu về lịch học Á Đông đều cho biết rằng ngày phải tính từ nửa đêm. Nguyên tắc này đã có ít ra là từ đời Hán, trong lịch Thái sơ (144BC) [2], và chắc còn sớm hơn nữa. Nguyên tắc đó cũng ghi rõ ràng trong sách Uyên Hải Tử Bình đời Tống [12].

Q22. Tại sao "ngày tử vi" và "ngày lịch" khác nhau?
Câu hỏi này khó trả lời khi mà ta không có những tài liệu lịch sử từ thời Âm lịch và tử vi mới thành hình, nhưng cũng có thể suy luận như sau. Khi làm lịch, các công thức tính toán phải căn cứ vào những mốc rõ rệt, không mập mờ (dù là đo lường không chính xác thì công thức cũng phải chính xác). Mốc căn bản để tính ngày, như ta đã thấy, là giờ giữa trưa hay Ngọ, khi mà bóng mọi vật ngắn nhất trong ngày. Vậy giờ Ngọ của nhà thiên văn phải định nghĩa là điểm giữa trưa,
12:00. Điều đó cũng phù hợp với thanh ngữ "đúng ngọ" trong tiếng Việt thường ngày. Tý là trung điểm giữa hai Ngọ, nên phải là đúng nửa đêm. Khi cần thiết chia ngày ra thành những đơn vị nhỏ hơn, nhà thiên văn bèn chia ngày thành 12 giờ: Tý (00:00), Sửu (02:00), Dần (04:00), v.v. cũng như nhà thiên văn Tây phương chia ngày thành 24 giờ.
Nhà tử vi, khi dựa vào giờ giấc của nhà thiên văn, sẽ có vấn đề là hầu hết nhân loại không sinh vào ngay những thời điểm mốc đó mà đều chệch ít nhiều, vậy phải tính làm sao? Cách giải quyết dĩ nhiên là nếu sinh gần giờ mốc nào nhất thì tính tử vi theo giờ đó. Do đó giờ Tý (
00:00) vào tay nhà tử vi trở thành 00:00 ± 60 phút, tức là từ 23:00 tới 01:00. Từ ý nghĩa thời điểm (time point) của nhà thiên văn, những giờ Tý, Sửu v.v. trở thành những khoảng thời gian (time interval) 120 phút. Người sinh ra lúc 23:01 ngày hôm trước được gộp chung với giờ Tý của ngày hôm sau, hay cũng có thể nói là ngày của nhà tử vi bắt đầu lúc 23:00. Tuy nhiên, đây là chuyện nằm ngoài lịch học, là một khoa học chính xác (exact science).
Để kiểm chứng, ta hãy xem vài ngày Tết gần đây của Trung Quốc để xem họ tính ngày từ 23:00 hay từ 00:00:

1997: điểm sóc ở Bắc Kinh là 23:06 ngày 7/2, Trung Quốc ăn Tết 7/2
1988: điểm sóc ở Bắc Kinh là 23:54 ngày 17/2, Trung Quốc ăn Tết 17/2
1966: điểm sóc ở Bắc Kinh là 23:46 ngày 21/1, Trung Quốc ăn Tết 21/1
1944: điểm sóc ở Bắc Kinh là 23:24 ngày 25/1, Trung Quốc ăn Tết 25/1

Nói tóm lại, ngày Âm lịch của nhà tử vi (và những người tin tử vi, tức là hầu hết dân Trung Hoa) có thể coi là bắt đầu lúc 23:00, nhưng nhà làm lịch luôn luôn tính từ nửa đêm.

Q23. Lễ tết truyền thống Á Đông dựa theo Âm lịch hay Dương lịch?
Thoạt nghe câu hỏi tưởng như đùa, vì đã truyền thống thì làm sao dựa theo Dương lịch được. Tuy nhiên, có hai ngày lễ của Trung Hoa là Thanh minh và Đông chí dựa theo tiết khí, tức là theo vị trí của trái đất quanh mặt trời, tức là theo dương lịch. Thanh Minh luôn luôn vào 4 hay 5/4 DL và Đông chí vào 21 hay 22/12. Câu "Thanh minh trong tiết tháng ba" (tháng 3 ÂL) của Nguyễn Du không luôn luôn là đúng, vì Thanh minh có thể rơi vào tháng tư ÂL!

Q24. Phải chăng Âm lịch ngày nay là do người Tây phương làm giúp Trung Hoa?
Những nguyên tắc căn bản của Âm lịch (câu hỏi Q6) rất giản dị, nếu cứ mỗi tháng (đêm không trăng) nhòm trời rồi tính lịch một lần theo những dữ kiện thiên văn thì cũng dễ. Vấn đề là tìm ra những quy tắc và công thức tính lịch để có thể tính trước cả năm mà không sai lệch. Tính tháng mà sai thì hậu quả thấy ngay trước mắt: đêm cuối tháng mà có trăng, rằm mà trăng méo! Tính tiết khí sai thì mùa sẽ sai lệch, nhà nông sẽ mất mùa. Ngoài ra, chức vụ nữa của nhà thiên văn là phải tiên đoán chính xác nhật thực, nguyệt thực.
Muốn tính cho đúng thì phải có những dữ kiện chính xác về sự tuần hoàn vận chuyển của trái đất, mặt trăng và mặt trời. Vì vậy, Âm lịch đã được cải tổ nhiều lần, lần mới đây nhất là vào năm 1645 (lịch Thời Hiến) khi các giáo sĩ dòng Tên đem tới Trung Hoa những kiến thức thiên văn chính xác hơn của Tây phương. Giáo sĩ Adam Schall (Thang Nhược Vọng) được vua hai nhà Minh và Thanh giao cho nhiệm vụ cải cách lịch. Tuy nhiên, những nguyên tắc căn bản nói trên (câu hỏi Q6) thì vẫn giữ nguyên. Cải cách quan trọng nhất, như ta đã thấy, là lịch 1645 tính tiết khí theo vị trí thật của mặt trời (tức là theo vị trí của trái đất trên quỹ đạo), nên khoảng cách giữa các tiết khí không còn đều đặn mà thay đổi theo mùa. Cách tính tháng nhuận do đó cũng rắc rối hơn: trước kia, mỗi năm Dương lịch có 12 trung khí cách đều nhau, nên cứ tháng nào không chứa trung khí thì coi là tháng nhuận. Từ sau 1645 thì một tháng có thể có tới hai trung khí và tháng không nhuận cũng có thể không có trung khí.

Q25. Tại sao phải dịnh lại tiết khí theo đúng vị trí mặt trời cho rắc rối mà không chia đều như trước?
Nếu chia một năm dương lịch (từ Đông chí tới Đông chí) thành 24 tiết khí đều nhau như trước 1645 thì cũng không có tác dụng gì, trừ việc tính nhật thực, nguyệt thực. Các vua Trung Hoa cần tiên đoán nhật thực nguyệt thực chính xác, vì nhật thực xảy ra bất ngờ là điềm xấu, mất mệnh trời, sinh giặc giã! Có người còn cho rằng các giáo sĩ cố ý làm cho Âm lịch rắc rối hơn để giữ độc quyền coi thiên văn trong triều đình Trung Hoa, vì lúc ấy toán học và thiên văn của Trung Hoa đang suy đồi nên không có khả năng tính chính xác vị trí mặt trời.


Tài liệu tham khảo

[1] Hồ Ngọc Đức, Ho Ngoc Duc's Vietnamese lunar calendar. http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/vncal_en.html

[2] Lim NF, Ong SJ, Teo CL, Yang SY, Zu Chongzhi and the Chinese Calendar Reform of 462 AD. http://www.math.nus.edu.sg/aslaksen/gem-projects/hm/Zu_Chongzhi.pdf.

[3] Aslaksen H., The Mathematics of the Chinese Calendar, http://www.math.nus.edu.sg/aslaksen/calendar/cal.pdf

[4] U.S. Naval Observatory, Phases of the Moon, http://aa.usno.navy.mil/data/docs/MoonPhase.html

[5] U.S. Naval Observatory, Earth's Seasons, Equinoxes, Solstices, Perihelion, and Aphelion, http://aa.usno.navy.mil/data/docs/EarthSeasons.html

[6] Sollal: Korean New Year Celebration. http://www.pusanweb.com/Exit/Jan97/sollal.htm

[7] Chinese Lunar New Year Day and Zodiac Animals, http://www.chinesefortunecalendar.com/NewYearDays.htm

[8] Hoàng Xuân Hãn, Lịch và lịch Việt Nam, theo Đoan Hùng, Lịch Ta, Lịch Tàu và sự khác biệt, http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=1487

[9] Trần Gia Phụng, Mồng 1 Tết năm nay, ngày 17 hay 18/02/2007? http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=1472

[10] Đoan Hùng, Mồng Một Tết: Ngày 17 hay 18? Trả lời ông Trần Gia Phụng. http://thongluan.org/vn/modules.php?...ticle&sid=1550http://thongluan.org/vn/modules.php?...ticle&sid=1564

[11] Lê Bắc, Mồng 1 Tết Đinh Hợi, ngày 17 hay 18 tháng 2, 2007? http://thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=1494

[12] Yu J, The Four Pillars of Destiny - An Introduction. http://www.astro-fengshui.com/astrology/fourpillar_intro.html

[13] Aslaksen H., The Mathematics of the Chinese Calendar, http://www.math.nus.edu.sg/aslaksen/calendar/chinese.shtml

[14] Aslaksen H., When is Chinese New Year?, http://www.math.nus.edu.sg/aslaksen/calendar/cal2.pdf

[15] Doggett LE, Calendars. http://astro.nmsu.edu/~lhuber/leaphist.html.

[16] Western-Chinese Calendar Converter, http://www.mandarintools.com/calendar.html

[17] Ngo Van Quy, The Chinese and Vietnamese Calendars and Chronologies, Scientific Computing,
Corrimal, Australia, 2000.

huygen is offline

Trả Lời Với Trích Dẫn

Âm lịch, dương lịch, năm nhuận - Thuần Ngọc


Âm lịch
Dương lịch
Sửa đổi lịch
Lịch Do thái
Lịch Việt Nam và Trung quốc
Lịch Nhật bản


Âm lịch


Mặt trăng quay xung quanh trái đất và thay đổi từ lúc bắt đầu tuần trăng mới (new moon) đến trăng rằm, tròn, rồi khuyết dần cho đến mất hẳn để lại bắt đầu tuần trăng mới kế tiếp. Sự chuyển vần theo một chu kỳ gần như nhất định của mặt trăng rất dễ nhận thấy nên từ xưa, người ta đã bắt đầu làm lịch dựa theo chu kỳ của mặt trăng. Người Trung Hoa đã dùng chữ Nguyệt nghĩa là mặt trăng để chỉ tên tháng. Chữ Month trong tiếng Anh cũng do chữ Moon mà ra (Pogge, Astronomy 161, 07 tháng 1, 2001). Lịch dựa trên chu kỳ tuần hoàn của mặt trăng, ta gọi theo Trung hoa là âm lịch.

Dựa trên di tích lịch sử tìm được, Alexander Marshack (theo Phil Burns, 27 tháng 3, 2000) đưa ra thuyết là âm lịch đã được khắc trên xương, trên các khúc gỗ từ 27000 năm trước Công nguyên (nghĩa là 29 ngàn năm trước đây).


Và âm lịch đã được sử dụng trong nhiều nền văn hóa khác nhau như thổ dân ở Úc vẫn dùng giây thắt gút để tính ngày tháng theo âm lịch. Theo truyền thuyết vua Hoàng đế của Trung hoa đã lập nên âm lịch từ thế kỷ 26 trước Công nguyên, tức hơn 4600 năm rồi.
Năm âm lịch thường có 12 tháng, mỗi tháng có 29 (tháng thiếu) hay 30 (tháng đủ) ngày. Như thế một năm âm lịch thường, có từ 353 đến 355 ngày. Trái đất quay quanh mặt trời và quay trọn một vòng trong 365 ngày (đúng ra là 365, 242199 ngày, là một năm thiên văn, astronomic year). Tùy theo vị trí tương ứng giữa trái đất và mặt trời mà sinh ra mùa màng trên trái đất. Ðể mùa màng vẫn xảy ra đúng với ngày tháng âm lịch, nên cứ hai hoặc ba năm lại có năm nhuận. Thường thì trong 19 năm sẽ có 7 năm nhuận. Năm nhuận có 13 tháng, có hai tháng trùng tên, tháng thứ nhì là tháng nhuận. Tùy theo tháng nhuận, năm nhuận có từ 382 đến 385 ngày.

Dương lịch

Dương lịch tức là lịch đang được chính thức dùng trên hầu hết các nước trên thế giới được tính theo sự chuyển vần biểu kiến của mặt trời. Người La Mã (Roman) lúc đầu dùng âm lịch (theo mặt trăng). Mỗi năm theo lịch La Mã cổ chỉ có 10 tháng, mỗi tháng có 29 hay 30 ngày thành ra lịch đi đường lịch, mùa màng đi đường mùa màng, không ăn khớp với nhau. Sau đó thì mỗi năm được tăng lên thành 12 tháng, nhưng thế cũng chỉ có 354 ngày trong một năm, chưa đúng với 365 ngày được. Nên sau một thời gian tuy lâu hơn trước một chút, mùa màng không còn ứng đúng với lịch nữa. Người La Mã sửa chữa các sai biệt bằng cách lâu lâu cho thêm tháng thứ 13, nhưng điều này không giải quyết được các sai biệt mà lại làm rắc rối thêm. Dưới thời Julius Caesar, ông cho sửa lại lịch và ấn định lại mỗi năm có 12 tháng và có 365 ngày. Từ đó lịch La Mã không còn theo chu kỳ của mặt trăng nữa.
Ðể cho sát với thời gian trái đất quay chung quanh mặt trời một vòng (365,242199 ngày -- theo năm thiên văn) cứ bốn năm lại có một năm nhuận (số năm chia chẵn cho 4, như 40, 1620, 1964, 1980...), trong năm đó tháng hai được thêm một ngày. Nhưng lịch Julian (theo tên của Julius Caesar) vẫn chưa hoàn hảo. Cứ 128 năm sự sai biệt lên đến một ngày.
Sửa đổi lịch

Từ đó cho đến năm 1582 theo Công nguyên, thì sự sai biệt đã lên đến 10 ngày. Giáo Hoàng Gregory XIII quyết định bỏ 10 ngày trong tháng 10 năm đó để cho lịch và mùa màng tương ứng trở lại. Sau ngày 4 tháng 10 năm 1582 là ngày 15 tháng 10. Và để tránh sai biệt, tuy vẫn giữ năm nhuận (lấy năm có số thứ tự chia chẵn cho 4 làm năm nhuận như 1964, 1980, 2004), các năm tận cùng bằng 00 (năm cuối của thế kỷ như 1600, 1700 ...) thì chỉ các năm chia chẵn cho 400 mới là năm nhuận (1600, 2000, 2400 ...). Nhờ thế mà trong 3322 năm mới có sai biệt một ngày giữa năm thiên văn và năm theo dương lịch. Lịch đã sửa mang tên lịch Gregorian và được áp dụng cho đến bây giờ. Vì sự thông tin chậm trễ và vì lý do tôn giáo, nhiều nước không áp dụng lịch Gregorian ngay sau đó. Nước Anh (và Hoa kỳ lúc còn là thuộc địa của Anh) mãi đến 1752 mới theo lịch này, và khi đó phải bỏ bớt 11 ngày trong lịch (do đó George Washington sinh ngày 11 tháng 2 năm 1731, nhưng Hoa Kỳ ăn mừng sinh nhật của ông vào ngày 22 tháng 2. Nga chỉ theo lịch này sau năm 1917, do đó mấy nước khi còn theo Cộng sản ăn mừng lễ lớn Cách mạng tháng 10 Nga vào tháng 11 dương lịch.
Âm lịch cũng trải qua nhiều thay đổi, sửa chữa. Trước hết, gọi là âm lịch để đối chiếu với dương lịch chứ thật ra âm lịch, tuy dựa trên chu kỳ tuần hoàn của mặt trăng, lại phối hợp với sự vận hành của trái đất quanh mặt trời (và của một số tinh tú trên bầu trời), thành ra tên của lịch phải là Âm dương hiệp lịch (Lunisolar calendar). Trong bài, từ đây về sau, dùng chữ âm lịch thay cho bốn chữ âm dương hiệp lịch cho tiện. Âm lịch đã được dùng ở
Babylon và đến năm 1000 trước Công nguyên đã được sửa chữa cho lịch tương ứng với mùa màng. Trong việc sửa chữa, người ta có nhắc lại là phải tính sao cho định tinh Sirius (ngôi sao sáng nhất, sau Mặt trời, gấn Trái đất nhất) lúc sáng nhất phải nằm trong một tháng nào đó.
Ðến năm 747 trước Công nguyên, lịch (mang tên là lịch theo chu kỳ Metonic) được sửa thêm lần nữa. Làm lịch theo chu kỳ Metonic, cứ mỗi kỳ 19 năm thì có bảy năm nhuận, mỗi năm nhuận có thêm một tháng. Như thế mỗi năm có 365,2467463 ngày, chính xác hơn lịch Julian (sửa năm 46 trước Công nguyên) vì đến 219 năm mới sai biệt một ngày so với năm thiên văn. Hiện nay, người ta đã định là cứ 342 năm (18 kỳ 19 năm) bỏ đi một năm nhuận. Như vậy đến 336 700 năm mới có sai biệt một ngày đối với năm thiên văn.
Người Do thái cũng dùng lịch Metonic và giữ gần nguyên tên các tháng trong lịch (như Nisan cho tháng Nisannu) nhưng chỉ dùng kỳ 19 năm cho bảy năm nhuận.
Lịch Do thái

theo nguyên tắc của âm dương hiệp lịch. Lịch Do thái có phép tính ngày lễ Rô'sh Hashshânâh (ngày Tết của họ) một cách hết sức phức tạp. Hồi giáo cũng dùng âm lịch, nhưng cộng thêm ngày cho trùng hợp với chu kỳ của mặt trăng mà không sửa chữa theo sự vận hành của trái đất quanh mặt trời. Do đó 1410 năm theo âm lịch Hồi giáo chỉ tương ứng với 1368 năm dương lịch. Ðạo Bahâ'i lại dùng một lịch, dựa trên âm lịch và ngày đầu năm là ngày xuân phân (vernal equinox). Ðiểm đặt biệt là lịch này gồm 19 tháng, mỗi tháng 19 ngày (một năm có 361 ngày), và có thêm 4 ngày mỗi năm chen vào giữa các tháng và sau bốn năm thì thêm một ngày nữa như năm nhuận dương lịch.

Lịch Việt Nam và Trung quốc

Người Việt nam dùng âm lịch để tính lễ tiết và chọn ngày cho các công việc quan trọng như cưới hỏi, xây nhà, mở cửa tiệm làm ăn ... Âm lịch này giống như âm lịch của Trung quốc nghĩa là dựa trên chu kỳ của mặt trăng và phối hợp với sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời. Mỗi năm có 12 tháng, tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu, 29 ngày. Cứ 19 năm thì nhuận 7 lần, mỗi lần nhuận một tháng. Tháng đầu năm là tháng giêng và tháng cuối năm là tháng chạp không bao giờ được lấy làm tháng nhuận. Ngày đầu năm, ngày mùng một Tết, là ngày đầu tuần trăng thứ nhì sau ngày tiết Ðông chí (Winter solstice, thường xem như là ngày mà đêm dài nhất trong năm). Tùy theo tuần trăng ở ngày Ðông chí mà ngày đầu năm sẽ đến trong khoảng 30 đến 59 ngày sau ngày đó. Do đó ngày mùng một Tết chỉ có thể nằm trong khoảng 20 tháng 1 đến 21 tháng 2 dương lịch. Tháng âm lịch thường đi sau tháng dương lịch một hay hai thứ, như tháng ba âm lịch ứng với tháng tư hoặc tháng năm dương lịch.
Năm âm lịch không tính theo số mà dùng tên ghép gồm hai chữ. Chữ đầu là một trong 10 thiên can (Giáp, Ất, Bính, Ðinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm và Quý). Chữ thứ nhì là một trong 12 địa chi (Tý, Sửu, Dần, Mão hay Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi). Mười hai địa chi là tên 12 con vật. Âm lịch Việt nam khác âm lịch Trung quốc ở chỗ năm Sửu thì theo lịch Việt nam là năm con trâu, còn Trung quốc là con bò, còn năm Mão hay Mẹo ở Việt nam là năm con mèo, thì trong lịch Trung quốc lại là năm con thỏ. Vì bội số chung của 10 (thiên can) và 12 (địa chi) là 60, nên cứ 60 năm, tên các năm lại được lập đúng trở lại. Và cũng vì thế mà mỗi can chỉ đi chung với sáu năm trong 12 địa chi, hay mỗi năm theo địa chi chỉ có thể đi chung với 5 can mà thôi. Thí dụ như can Giáp chỉ đi chung với các năm Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân và Tuất, còn can Ất chỉ đi chung với các năm Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu và Hợi.
Trần Ngọc Thùy Trang (cựu chủ tịch UVSA) có nhận xét là các năm bắt đầu bằng can Canh có số đơn vị là 0, Tân có số đơn vị là 1 ... theo số năm dương lịch, nhưng không rõ sự tương ứng. Thật ra đó là sự tương ứng một gióng một (correspondence one to one): vì hệ thống số đang dùng theo thập phân, từ 0 đến 9, nên số hàng đơn vị mỗi năm ứng với mười thiên can, không xê dịch, không thay đổi được. Năm có can Canh luôn luôn ứng với năm dương lịch có số cuối là 0 (như Canh Thìn là 1940, 2000; Canh Ngọ là 1990, Canh Thân là 1980 ...), Tân ứng với số cuối là 1 (Tân Tỵ là 1941, 2001; Tân Mùi là 1991, Tân Dậu là 1981 ...), Nhâm ứng với số cuối là 2 (Nhâm Ngọ là 1942, 2002, Nhâm Thân là 1992, Nhâm Tuất là 1982 ...), Quý, với số cuối là 3 (Quý Mùi là 1943, 2003; Quý Hợi là 1983, Quý Dậu là 1993 ...), Giáp ứng với số cuối là 4 (Giáp Thân là 1944, 2004; Giáp Tuất là 1994, Giáp Dần là 1974 ...) vân vân. Cứ mười hai năm làm một giáp (great year), 60 năm làm một vận niên lục giáp (cycle) và 3600 năm làm một kỷ nguyên (epoch)

**

4

5

6

7

8

9

0

1

2

3


Giáp

Ất

Bính

Ðinh

Mậu

Kỷ

Canh

Tân

Nhâm

Quý

1984


1996






1972


Sửu


1985


1997






1973

Dần

1974


1986


1998






Mão


1975


1987


1999





Thìn

1964


1976


1988


2000




Tỵ


1965


1977


1989


2001



Ngọ

1954


1966


1978


1990


2002


Mùi


1955


1967


1979


1991


2003

Thân

2004


1956


1968


1980


1992


Dậu


2005




1969


1981


1993

Tuất

1994


2006


1958


1970


1982


Hợi


1995


2007




1971


1983


** Số tương ứng với 10 thiên can.

Mỗi năm âm lịch lại chia ra làm 24 tiết.

Tiết (âm lịch)

Dương lịch (khoảng)

Số ngày giữa hai tiết

Lập xuân

4 tháng 2

15

Vũ thủy

19 tháng 2

15

Kinh trập

6 tháng 3

(năm nhuận, 16 ngày) 15

Xuân phân

21 tháng 3

15

Thanh minh

5 tháng 4

15

Cốc vũ

20 tháng 4

15

Lập hạ

6 tháng 5

16

Tiểu mãn

21 tháng 5

15

Mang chủng

6 tháng 6

16

Hạ chí

21 tháng 6

15

Tiểu thử

7 tháng 7

16

Ðại thử

23 tháng 7

16

Lập thu

8 tháng 8

16

Xử thử

23 tháng 8

15

Bạch lộ

8 tháng 9

16

Thu phân

23 tháng 9

15

Hàn lộ

8 tháng 10

15

Sương giáng

23 tháng 10

15

Lập đông

7 tháng 11

15

Tiểu tuyết

22 tháng 11

15

Ðại tuyết

6 tháng 12

14

Ðông chí

22 tháng 12

16

Tiểu hàn

5 tháng1

14

Ðại hàn

20 tháng 1

15

Tổng cộng


365


* Thanh minh trong tiết tháng ba trong truyện Kiều là trong tháng ba âm lịch đến sau tiết xuân phân khoảng hai tuần.

Lịch Nhật bản

Ngoài Việt nam và Trung quốc còn có Nhật bản cũng dùng âm lịch như trên.
Người Nhật gọi tiết là ki. Xuân phân theo tiếng Nhật là Shunbun, Hạ chí là Geshi, Thu phân là Shuubun và Ðông chí là Touji.
Tên tháng trong lịch Nhật lúc đầu không theo cách đếm số mà theo mùa màng hay công việc đồng áng. Tháng giêng là MuTsuki có nghĩa là mùa xuân thái hòa, tháng ba là Yayohi, có nghĩa là cỏ mọc xanh rì, tháng sáu là Mina Tzuki, tháng tưới nước (đưa nước vào ruộng), tháng 8 là Ha Tzuki, tức là tháng của lá cây. Ðặc biệt là tháng 10 được gọi là tháng của các vị thần, KaNa Tzuki vì theo truyền thuyết các thần về họp mặt tại đền Izumo trong phủ Shimane. Vì vậy người ta vẫn coi tháng 10 là tháng không có thần thánh bảo hộ ở các phủ khác.
Tháng âm lịch có ba tuần, theo con trăng: thượng tuần, trung tuần và hạ tuần. Riêng âm lịch Nhật chia tuần lễ theo bảy ngày từ năm 807. Năm 806 nhà sư Koubou Daishi cho biết là không thể tính chính xác ngày xấu, ngày tốt trong lịch Nhật vì không biết được ngày bí mật, tiếng Nhật là Mitsubi. Thật ra Mitsubi do chữ Mitsu, âm từ tiếng thổ âm
Samarkand mee-ruu là Sunday. Từ đó lịch Nhật bản áp dụng tuần lễ bảy ngày theo tên Mặt trời và tên sáu hành tinh (planets) trong Thái dương hệ. Trong hồi ký viết năm 1007, Michinaga Fujiwara đã ghi lại ngày 23 tháng 9 là ngày thứ ba (Kayoubi), ngày của Hỏa tinh.
Cho đến nay, người Nhật bản, người Trung quốc, và người Việt nam đều dựa vào âm lịch để giải quyết các việc quan trọng trong đời sống, và âm lịch đã thật sự có một ảnh hưởng sâu đậm trong ba nước này.

Michinaga Fujiwara

nguồn từ http://vietsciences.free.fr/timhieu/...hnamnhuan2.htm


.