Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2011

Nước trà Mêthi Ấn Độ chữa bệnh tiểu đường hiệu quả

 
Tiểu đường là một trong những căn bệnh thời đại, khi đối diện với nó, người bệnh bắt buộc phải chấp nhận những phương pháp điều trị tốn kém, hay có thể nói là ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng cuộc sống. Trà Methi Ấn Độ mang đến cho bệnh nhân tiểu đường niềm hi vọng về một phương pháp ít đau đớn và tốn kém.
Cây Methi (fenugreek,cỏ cà ri hay cỏ Hy Lạp) có tên khoa học là Trigonela foenum graecum thuộc họ đậu. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng hạt Methi như một loại thực phẩm, gia vị vì nó mang lại lợi ích cho sức khỏe. Hạt Methi được bán ở các cửa hàng thực phẩm, dùng trong khẩu phần ăn hàng ngày.  
Hạt và lá Methi được WHO công nhận là dược thảo có hoạt tính giúp hạ lượng đường trong máu rất tốt. Hạt Methi có thể sử dụng riêng lẻ hay dùng phối hợp với các dược thảo khác để trung hòa các men glucose-6-phosphatase và fructose-1,6-biphosphatase trong gan và thận của người bị tiểu đường. Ngoài ra hạt Methi còn giúp giảm thiểu được một số loại bệnh khác như: làm hạ cholesterol; có khả năng kháng sinh với 26 loại vi trùng; diệt ký sinh trùng sốt rét; có khả năng bảo vệ gan chống tác hại của rượu; ngừa và trị sạn thận; có hoạt tính chống lại bệnh ung thư; trị tạng thận suy yếu; đau bao tử; đau ruột; sưng chân; giúp phát triển vòng một cho giới nữ; dùng cho phụ nữ bị tắc tuyến sữa khi cho con bú; phong thấp gây ra đau khớp khó đi lại.
Nuoc tra Methi An Do chua benh tieu duong hieu qua
Hạt methi Ấn Độ
Như vậy, Methi không những chỉ có công dụng với bệnh tiểu đường mà còn là “khắc tinh” với khá nhiều loại bệnh khác. Nên dùng Methi dưới dạng một thứ thức uống thông thường hàng ngày (trà Methi) vì hiệu quả ưu việt, vì cách chế biến khá đơn giản.    
Cách dùng cho người bệnh tiểu đường:
1.      Cách 1: cho 01 muỗng hạt Methi vào ly nước nóng 50 – 70 độ khoảng 10 phút, sau đó ăn hạt và uống nước 2 – 3 lần/ngày trước bữa ăn 1 giờ.
2.      Cách 2: cho 02 – 03 muỗng hạt Methi vào ấm trà rót nước nóng chờ khoảng 5 phút, uống 2- 3 lần tới khi nước nhạt màu (giống như pha và uống trà).
3.      Cách 3: Cho hạt Methi vào ấm đun sôi 3 – 5 phút, lọc bỏ bả. Uống nóng, để nguội hoặc bỏ vào tủ lạnh để uống trong ngày.
4.      Cách 4: Nếu muốn thơm ngon hơn thì có thể xao vàng rồi hãm nước và uống nóng hoặc đóng chai để tủ lạnh uống như nước lọc trong ngày. Với cách này cần tăng liều dùng lên khoảng 1,2 – 1,5 lần.
Liều dùng:
-         Tiểu đường type 1: 50-100gr/ngày.
-         Tiểu đường type 2: 25-50gr/ngày.
Với những người bình thường, cách dùng rất đơn giản: mỗi ngày lấy khoảng 15 -20g hạt, tán thành bột, pha nước uống, hoặc lấy hạt sống chưa rang, ngâm trong li có chứa 200ml nước lạnh, để qua một đêm cho nở ra, sáng dậy uống hết nước trong ly, bỏ xác. Hạt có mùi thơm như rau cần tây nên rất dễ uống.
Tuy nhiên, cũng có một số lưu ý khi sử dụng trà Methi như: sử dụng nhiều trong ngày có thể có mùi hôi khi đi tiểu; Trẻ nhỏ hoặc phụ nữ mang thai giai đoạn sắp sinh nếu sử dụng hạt Methi có thể dẫn đến việc chuẩn đoán sai bệnh xi rô niệu ở trẻ em sơ sinh do sự hiện diện của sotolone trong nước tiểu.
Như vậy, ngay từ hôm nay bạn đã có thể dùng trà Methi như một thói quen tốt cho sức khỏe với cách chế biến khá đơn giản. Đó cũng là cách bạn thể hiện sự quan tâm đến sức khỏe của mình và người thân. Và dĩ nhiên, trà Methi nên được coi như một người bạn thân thiết trong đời sống gia đình bạn trước sự tấn công của căn bệnh thời đại tiểu đường.
Thúy Hằng (TMDT-VN)
 

Phương pháp chà xát của Cốc Đại Phong

Sơ lược :
     Cốc Đại Phong từ thuở nhỏ học đêm ngày để dự bị cho cuộc thi của triều đình, vì học quá ông bị đuối sức.Tới tuổi trung tuần, sức khỏe của ông càng ngày càng giảm.Mặc dù chưa tới 40 tuổi, mắt ông đã mờ, hay bị chóng mặt, đau lưng và đau chân.Lúc đó thân sinh của ông quyết định dạy cho ông phương pháp chà xát mà phương pháp này đã truyền từ đời này sang đời khác.Ông tập chỉ chừng nữa năm, các bệnh đều biến mất, sức khỏe dần phục hồi.
     Từ đó đến hơn 30 năm sau ông vẫn tập đều, đến năm 78 tuổi, tai và mắt ông vẫn còn thính và tin tường.Để phổ biến cho thế hệ sau, ông đã hệ thống hóa phương pháp tập và thay vì giữ bí mật, ông đã cho phổ biến tập "phép thoa bóp dưỡng sinh".Quyển sách nhỏ này khi in ra đã bán chạy hơn 3 triệu cuốn.Đây là phương pháp chà xát tốt làm cho kinh mạch lưu thông.
  Phép tắm khô: Mục đích của phương pháp này là làm cho máu chạy đều, kinh lạc thông nhau, làm các khớp xương dẻo ra.Sau khi tập các động tác này, người tập sẽ thấy thân thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn.

1.Phép chà xát bàn tay :
    a. Phương pháp: Phép này cốt chà nóng bàn tay
         -Trước hết bàn tay phải nắm lấy lưng bàn tay trái và chà xát thật mạnh 10 lần.
         -Sau đó lấy bàn tay trái nắm lây lưng bàn tay phải và chà xát thật mạnh 10 lần.
    b.Mục đích :
         -Theo y học Đông Phương, bàn tay là nơi cuối của đường huyệt thủ thái dương nối với đầu và đường huyệt thủ thái âm bắt đầu từ ngực, vì thế chà xát bàn tay là phép tắm khô.Phép này làm cho khí huyết lưu thông, làm cho ngón tay mềm mại và các kinh huyệt thông nhau, phép này cũng giúp sức cho các phép sau

2. Phép chà xát cánh tay :
   a.Phương pháp:
      -Bàn tay phải nắm chặt phía bụng cánh tay trái, rồi xoa mạnh từ cổ tay tới bả vai, rồi từ bả vai xoa mạnh vào phía lưng tay trái xuống lưng bàn tay, xoa 10 lần.
     -Sau đó đổi tay,lấy tay trái xoa bụng tay phải tới bả vai và phía lưng tay phải, xoa 10 lần.
   b.Mục đích : 
     -Phép chà xát vào cánh tay làm thông các huyệt đạo vùng tay, giúp ngừa bệnh tê thấp và các bệnh khác ở vùng cánh tay và bả vai.

3.Phép chà xát đầu :
   a.Phương pháp :
     -Áp hai lòng bàn tay vào trán,kéo lòng bàn tay chà xát xuống gò má, rồi từ gò má tay luôn ra phía sau gáy rồi vuốt lên đỉnh đầu, rồi lại vuốt xuống trán, làm như vậy 10 lần.
    - Sau đó để bàn tay sao cho ngón cái chếch ra ngoài còn bốn ngón kia chạm nơi chân tóc trước trán, chà đi chà lại nơi chân tóc, chà 20 lần.Rồi chà ngược lên đỉnh đầu (Ngón cái ở phía màng tang) sau đó vuốt ra sau gáy ở vùng cổ, chà 10 lần
    b.Mục đích : 
    -Chà xát đầu làm cho hạ huyết áp(Nếu ai bị bệnh tăng huyết áp thì chà đầu 10 lần đến 70 lần).Đầu là nơi hội tụ của dương khí, chà xát đầu làm tăng dương khí vì thế máu chạy đều.

  4.Phép chà mắt :
    a. Phương pháp: 
       - Nắm lòng hai bàn tay lại,ngón cái ở ngoài, lấy hai ngón cái chà vào mi mắt 10 lần.
       - Đặt 2 ngón cái ở hai màng tang, day hai ngón cái theo chiều kim đồng hồ 10 lần, rồi day ngược chiều kim đồng hồ 10 lần.
       - Rồi thay tay, dùng ngón trỏ và ngón cái của bàn tay trái bóp nhẹ phía cuối mũi 10 lần, cùng lúc bàn tay phải xoa từ gáy xuống cổ 10 lần.
     b.Mục đích :
       -Theo y học Đông Phương, mắt liên hệ tới ngũ tạng, vì thế vùng thận bị đau mắt sẽ lờ đờ.Phép chà xát này sẽ giúp khí huyết dễ dàng chạy ở vùng mắt, làm cho mắt không bị nhăn nheo ở tuổi già và ngừa được bệnh cận thị.Ở vùng màng tang có nhiều mao quản huyết, xoa bóp ở vùng này sẽ chống được lạnh, làm bớt nhức đầu và chóng mặt.

    5. Phép chà xát mũi :
      a.Phương pháp :
         -Hai bàn tay nắm lỏng, ngón cái ở ngoài. Hơi cong ngón cái lại,chà lên xuống theo sống mũi 10 lần.
      b.Mục đích:
         -Chà sống mũi làm giảm nhạy cảm của phổi khi gặp khí lạnh, cách này cũng giảm được ho và ngừa được lạnh.

   6.Phép chà ngực:
      a.Phương pháp:
        -Lấy bàn tay phải để trên ngực về phía phải, các ngón tay hướng xuống đất, chà mạnh và chéo xuống thấp phía trái, chà 10 lần.
       -Xong lấy bàn tay trái để bên ngực phía trái, các ngón tay hướng xuống đất, chà mạnh và chéo xuống phía phải, chà 10 lần.
      b.Mục đích : 
      -Phép chà mạnh ở ngực làm cho máu ở phổi chạy thông nhau.Vì vùng ngực là nơi của tim và phổi, chà xát ngực sẽ làm giảm suyễn, giúp cho tim và phổi mạnh mẽ.

    7. Phép chà xát chân:
        a.Phương pháp :
        -Để hai bàn tay nơi chân phải gần háng, cả hai tay đều chà mạnh từ đùi tới cổ chân.Xong lại chà lên ngược lại.Mỗi lần chà lên và xuống là một lần, chà 10 lần. Sau đó đổi chân , cũng chà 10 lần.
        b.Mục đích:
        -Ở chân có những đường kinh huyệt chạy qua, vì thế chà xát chân làm các khớp xương dẻo đi, cùng làm các bắp thịt rắn chắc và tránh được các bệnh đau chân.

    8.Phép chà xát đầu gối:
      a.Phương pháp:
       -Cả hai bàn tay đều áp mạnh vào hai đầu gối.
       -Chà xát hai đầu gối theo chiều kim đồng hồ 10 lần, sau đó chà ngược chiều kim đồng hô 10 lần.
      b.Mục đích :
       -Ở đầu gối có nhiều sợi gân và mạch máu chạy qua, vì thế chà xát đầu gối làm giảm ấm lạnh và độ căng thẳng, xoa đầu gối cũng làm xương và bắp thịt mạnh mẻ, cũng làm giảm tê thấp.
(Bài sưu tầm từ một tờ báo rất lâu (hơn 10 năm), không nhớ được tên ,ghi lại để dành tập)
 ------------------------*************------------------

 Còn đây là bài sưu tầm được trên internet :

Phương pháp Cốc Đại Phong: TỰ XOA BÓP TĂNG CƯỜNG SỨC KHOẺ
Tác giả Cốc Đại Phong, người Trung Quốc, có gia đình 5 đời sống thọ trên trăm tuổi truyền đạt lại phương pháp tự xoa bóp rất hiệu quả.

Xin giới thiệu dưới đây những thủ thuật chính.

Đông y quan niệm rốn là nơi tập trung nguồn dinh dưỡng của cơ thể. Khi xoa bóp phải tập trung hướng về rốn. Xoa trực tiếp lên da. Lực mạnh yếu tuỳ thuộc vào sức khoẻ. Bất cứ lúc nào rảnh rỗi cũng có thể tự xoa bóp, nhưng xoa bóp vào buổi sáng khi mới thức dậy là tốt nhất.

1- Giữ tư thế ngồi thiền, xoa hai bàn tay vào nhau cho nóng lên, sau đó xát lòng bàn chân mỗi bên 30 lần.

2- Day ấn huyệt dũng tuyền (ở 1/3 trên lòng bàn chân, tại điểm lõm khi đầu ngón chân cong lại) 5 lần.


http://www.trunghockientuong.com/doctors/hinh/huyet_dungtuyen.jpg


http://www.trunghockientuong.com/doctors/hinh/huyetdungtuyen.jpg


3- Xoa bóp từ ngón chân ngược lên đùi, từ đùi xuống bàn chân, mỗi bên 30 lần.

4- Xoa bóp từ đầu ngón tay ngược lên gốc cánh tay, rồi từ gốc cánh tay xuống bàn tay, mỗi bên 30 lần.

5- Day ấn huyệt hợp cốc (giữa đầu trên xương bàn tay 1, 2 phía mu tay) 5 lần mỗi bên.


http://yeudulich.vn/Upload/TinBai/7-8-2010/meochongsaytauxe/huyethopcoc.jpg



http://img340.imageshack.us/img340/452/bamhuyethopcoc.jpg


6- Nhắm mắt, xát nhẹ từ trong ra ngoài đuôi mắt 20 lần.

7- Mở to mắt nhìn thẳng phía trước vào một điểm nào đó, sau đó đảo mắt 360 độ theo chiều từ phải sang trái 20 lần. Nhìn thẳng một lúc, sau đó lại đảo mắt 360 độ theo chiều ngược lại (làm tinh mắt, chống mỏi mắt).

8- Dùng hai ngón tay cái xát dọc hai bên sống mũi 20 lần , vừa xát vừa hít vào thở ra theo chiều lên xuống (tác dụng chống sổ mũi, hắt hơi, cảm)

9- Dùng lòng bàn tay xoa đều toàn bộ khuôn mặt 20 lần.

10- Dùng hai lòng bàn tay bịt chặt hai lỗ tai, các ngón tay 2, 3, 4 gõ đều vào xương chấm sau gáy 20 lần (tác dụng chống ù tai, nghe không rõ)

11- Dùng 10 đầu ngón tay làm lược chải tóc từ trước ra sau 20 lần (chống rụng tóc, làm đen tóc)

12- Dùng đầu lưỡi rê dọc các chân răng hàm trên, hàm dưới, bên trong, bên ngoài 20 lần.

13- Dùng răng hàm dưới gõ lên răng hàm trên 20 lần

14- Tự súc trong miệng, cho đến khi đầy nước bọt trong miệng, chia làm 3 lần nuốt xuống dạ dày (giúp cho hệ tiêu hoá tốt, chống no hơi)

15- Lấy lòng bàn tay phải xát chéo từ dưới bụng lên ngực trái 30
lần. Lòng bàn tay trái xát chéo từ bụng lên ngực phải 30 lần.

16- Dùng lòng bàn tay phải xát vòng quanh bụng theo chiều kim đồng hồ lấy rốn làm tâm 30 lần, sau đó lòng bàn tay trái xát theo chiều ngược lại 30 lần (tác dụng chống no hơi, chống táo bón)

17- Ngồi thẳng lưng, áp sát hai lòng bàn tay vào hai bên cột sống thắt lưng, xát lên xát xuống 30 lần (tốt cho thận, chống đau lưng)

18- Ngồi thở ra hết rồi hít vào từ từ cho bụng phình hết cỡ, cứ vậy 20 lần.

BS. LÊ HỒNG TÂN

Hạt Methi có tác dụng hạ đường huyết

Hạt methi có trị được tiểu đường?
(Báo Sài Gòn tiếp thị, ra ngày 09/04/2011, Mục "Khỏe & Vui") Nhiều người mắc bệnh tiểu đường đang rỉ tai nhau tìm mua một loại hạt có tên Methi - Ấn Độ về uống, với niềm tin đây là “thảo dược trị tiểu đường số một thế giới”. Có thật như vậy không?

Trong trường hợp đang điều trị bệnh mạn tính, trước khi dùng hạt methi cần có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.



 







Loại hạt chứa nhiều dưỡng chất

Hạt Methi - Ấn Độ được thu hái từ cỏ cari (có người gọi càri) hoặc khổ đậu, tên khoa học trigonella foenum-graecum L., thuộc họ Đậu – Fabacaeae. Cây thuộc loại bán khô hạn, hiện diện ở nhiều quốc gia như Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Bangladesh, Argentina, Hy Lạp, Pháp, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc... Trong đó, Ấn Độ là quốc gia cung cấp phần lớn thảo dược này.

Tên gọi cỏ cari là do hạt có màu vàng hoặc hổ phách, mùi thơm đặc biệt, được sử dụng làm gia vị trong các món ăn truyền thống Ấn Độ. Còn gọi khổ đậu (nghĩa là đậu đắng) vì hạt có vị đắng, khi dùng thường phải rang thơm để giảm bớt vị đắng. Riêng tên gọi methi, xuất phát từ Ấn Độ. Người Ấn Độ có thói quen uống khoảng 2 – 3g hạt với nước ấm mỗi buổi sáng trước khi đánh răng và điểm tâm, với mục đích giảm đau nhức xương khớp.

  Y học cổ truyền Trung Quốc gọi thảo dược này là hồ lô ba (hu lu ba) có tác dụng làm ấm và bổ thận, tán hàn, giảm đau. Chỉ định chủ yếu với chứng thoát vị. Dùng dưới dạng hạt khô hoặc rang chín. Trong hạt Methi - Ấn Độ chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể: đường cao phân tử, chủ yếu galactomannan (44,2%); chất đạm (26,25%); axít béo không no (5,8%); vitamin và khoáng chất (3%), gồm sắt, canxi, phốtpho, magiê, kali, natri, kẽm, đồng, mangan, vitamin C, B1, B2, B5, axít folic…; các acid amino tự do 4-hydroxyisoleucine (0,09%), histidine, arginine, lysine, tryptophan... Một số thành phần có hoạt tính sinh học: saponin (diosgenin, yamogenin, gitogenin, tigogenin, neotigogen), alakloid (gentianin, trigonellin, carpain), flavoinoid (apigenin, luteolin, orientin, quercetin, vitexin, isovitexin), tinh dầu, chất xơ…

Về công dụng chữa bệnh của methi

    Hạt Methi - Ấn Độ được sử dụng làm thuốc, gia vị, dầu gội đầu ở nhiều quốc gia Tây Âu và châu Phi. Kinh nghiệm dân gian cho thấy Methi - Ấn Độ có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá, hạ mỡ máu (cholesterol và triglycerid), giảm đường huyết. Một vài báo cáo thử nghiệm lâm sàng cho thấy uống khoảng 25 – 50g hạt methi khử béo mỗi ngày, làm tăng hiệu quả giảm đường huyết ở bệnh nhân đang áp dụng các liệu pháp điều trị thông thường (người bệnh đang dùng insulin hoặc các thuốc hạ đường huyết khác).
WHO ĐÃ công nhận Methi - Ấn Độ hạ đường huyết


Cơ chế hạ đường huyết có thể là do hiệu ứng ức chế sự hấp thu glucose tại ruột, ức chế vận chuyển glucose, kéo dài thời gian làm rỗng dạ dày, hoặc cải thiện hoạt tính ngoại vi của insulin. Trong hạt Methi - Ấn Độ có một axít amin được gọi là 4-hydroxyisoleucine, có tác dụng kích thích quá trình sản xuất insulin của tuyến tuỵ. Một số alkaloid (gentianin, trigonellin, carpain) có tác dụng làm giảm tính kháng insulin, giảm nồng độ đường trong máu. Cũng có giả thiết cho rằng, hạt methi làm gia tăng số lượng thụ thể insulin trong các tế bào hồng cầu. Đường cao phân tử galactomannan trong hạt Methi - Ấn Độ làm chậm tốc độ hấp thu đường vào máu, giảm cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Chất xơ chiếm khoảng 3% trong hạt Methi - Ấn Độ có vai trò quan trọng trong kiểm soát đường và mỡ máu ở phụ nữ đái tháo đường thai kỳ.

Tác dụng phụ và tương tác thuốc

Bất lợi thường gặp nhất khi sử dụng hạt methi là mồ hôi, nước tiểu bị thay đổi màu và có mùi cari do thành phần sotolon trong tinh dầu. Cũng đã có một vài người bị dị ứng với hạt methi. Triệu chứng dị ứng bao gồm khó thở, phát ban, hẹp thanh quản, phù lưỡi, phù mặt và môi. Nếu nghi ngờ dị ứng hạt Methi - Ấn Độ, cần nhanh chóng liên lạc với bác sĩ.

Các thành phần trong hạt methi cũng có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác, vì thế trong trường hợp đang điều trị bệnh mạn tính, trước khi dùng hạt Methi - Ấn Độ cần có sự đồng ý của bác sĩ điều trị. Uống chung hạt methi với các thuốc hạ đường huyết khác cũng có thể gây tụt đường huyết dưới mức bình thường, đây là một sự cố y khoa khá nguy hiểm.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công nhận tác dụng hạ đường huyết của hạt Methi - Ấn Độ. Tuy nhiên, cho đến nay cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) vẫn chưa chấp thuận sử dụng hạt này làm thuốc, do chưa đủ các chứng cứ về hiệu quả và tác dụng phụ. Các nghiên cứu về tác động dược lý của hạt Methi - Ấn Độ đối với bệnh đái tháo đường hiện vẫn đang tiếp tục, để có câu trả lời về vai trò thực sự của loại thảo dược này.

PGS.TS.DS Nguyễn Phương Dung
Phó trưởng khoa y học cổ truyền; trưởng bộ môn bào chế,
Đại học Y dược TP.HCM


(Nguồn : http://www.methiseed.com/?gclid=CILZ3-b6z6gCFU4NHAodnRFKgQ)

Sử dụng hạt Methi để chữa tiểu đường - nên cẩn trọng

Cẩn trọng với hạt methi!

Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu chính thức về công dụng chữa bệnh của hạt methi

Vài tháng trở lại đây, nhiều người mắc bệnh tiểu đường rỉ tai nhau về công dụng chữa bệnh thần kỳ của một loại hạt gia vị có xuất xứ từ Ấn Độ - hạt methi (còn gọi là hạt cà-ri) - với hy vọng đẩy lùi bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, tác dụng thật của loại hạt này ra sao vẫn còn là một câu hỏi lớn.


Trị bách bệnh?!


Theo hướng dẫn của một người bạn bị tiểu đường đang dùng hạt methi mỗi ngày, chúng tôi vào mạng gõ từ khóa “hạt methi”, kết quả hiện ra hàng trăm đường link website có bài viết giới thiệu về nguồn gốc xuất xứ, công dụng chữa bệnh của loại hạt này kèm theo đó là các số điện thoại liên lạc, địa chỉ bán hàng trực tiếp và qua mạng. Một số website còn hướng dẫn cách chế biến các món ăn từ hạt này như nấu canh, nấu chè, cháo, pha nước uống…
Hạt methi được quảng cáo và rao bán nhiều trên mạng


Tại một website, hạt methi được giới thiệu là “thuốc quý” của những bệnh nhân tiểu đường với tác dụng như giảm số lần tiểu tiện, chống giảm cân đột ngột, tăng đề kháng, giảm mệt mỏi và đặc biệt có tác dụng giảm tới 54% lượng đường trong nước tiểu người bệnh; chữa được bệnh sỏi thận, đau bao tử, sưng chân, tăng tiết sữa… hạt methi còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, bổ sung vi chất và giúp chống ô xy hóa tế bào cơ.


Nếu người bình thường không có bệnh tật gì thì dùng hạt methi để… phòng ngừa bệnh tật, tốt cho não, cải thiện chứng chán ăn và dưỡng da, thậm chí là trị gàu, nhuận tràng…


Coi chừng tiền mất tật mang


Đem thắc mắc về hạt “thần dược” methi trao đổi với thạc sĩ – dược sĩ Trần Văn Trễ, Trưởng Khoa Dược – Viện Y Dược học Dân tộc TPHCM, chúng tôi được biết tại Việt Nam, công dụng chữa bệnh của hạt này chưa được nghiên cứu và thể hiện trong y văn. Dược sĩ Trần Văn Trễ cho biết thêm hiện tại, Viện Y Dược học dân tộc không sử dụng hạt này như một vị thuốc trong điều trị bệnh tiểu đường hoặc các bệnh liên quan đến đường huyết. Vì vậy, bệnh nhân, người dân cần thận trọng khi sử dụng hạt methi để tránh “tiền mất tật mang”, nhất là không được chủ quan vào những biểu hiện thuyên giảm bệnh nếu có khi dùng


hạt methi mà lơ là theo dõi, điều trị bệnh.


Được biết, hạt methi có tên khoa học là trigonella foenum - graecim L., thuộc họ đậu. Cây thuộc loại bán khô hạn, hiện diện nhiều ở Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Bangladesh, Argentina, Hy Lạp, Pháp, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ… Kinh nghiệm dân gian cho thấy hạt có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, hạ mỡ máu, giảm đường huyết, bổ thận, giảm đau. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công nhận tác dụng hạ đường huyết của hạt methi nhưng đến nay, Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) vẫn chưa chấp thuận sử dụng hạt này làm thuốc do chưa đủ chứng cứ khoa học về hiệu quả và tác dụng phụ.
Ngoài ra, các nghiên cứu về tác động dược lý của hạt đối với bệnh tiểu đường vẫn đang được thực hiện. Cho nên, trước khi có câu trả lời thực sự về vai trò của loại thảo dược này, người tiêu dùng cần hết sức thận trọng khi sử dụng hạt methi.


Bên cạnh đó, mặc dù là một loại hạt gia vị nhưng nếu dùng nhiều, hạt methi cũng có tác dụng phụ như làm cho mồ hôi, nước tiểu có màu cà-ri. Một số người dị ứng với hạt methi sẽ bị khó thở, phát ban, phù lưỡi, mặt và môi. Nghiêm trọng hơn, hạt methi có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác; khi uống hạt methi với các thuốc hạ đường huyết khác có thể gây tụt đường huyết xuống dưới mức bình thường, rất nguy hiểm.


Kinh doanh hạt methi siêu lợi nhuận


Hiện có khá nhiều công ty phân phối hạt methi trên thị trường cả nước, nhất là tại các TP lớn như TPHCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng…
Mặc dù hạt được quảng cáo chủ yếu qua mạng, thông qua nhiều đại lý và kênh phân phối nhưng giá bán hạt methi tại thị trường Việt Nam khá thống nhất, ở mức 280.000 - 320.000 đồng/kg. Tuy nhiên, một chủ doanh nghiệp chuyên nhập khẩu và phân phối hạt ngũ cốc, gia vị cho biết anh thật sự “sốc” với giá gốc và giá bán của hạt methi.


Theo anh này, hạt methi ở Ấn Độ chỉ được dùng như một loại gia vị truyền thống, giá xuất khẩu chỉ vài trăm USD/tấn. Trong khi đó, khi nhập về Việt Nam, hạt methi được quảng cáo rầm rộ là có công dụng chữa bệnh, giá bán đẩy lên 320.000 đồng/kg, tương đương hơn 15.000 USD/tấn.
Với món hàng siêu lợi nhuận như vậy, nhiều doanh nghiệp phân phối liên tục quảng cáo, hướng người dân quan tâm và tin vào công dụng chữa bệnh của hạt methi để  bán hàng, thu lợi.
Thanh Nhân

Cây sống đời chữa bỏng


 
Cây sống đời còn có tên gọi khác là cây thuốc bỏng (thường được dùng để chữa bỏng), trường sinh, diệp sinh căn. Cây sống rất lâu, lá rụng xuống mặt đất là mọc rễ phát triển thành một cây con. Đây là một loại cây thường được trồng trong vườn nhà làm cảnh và làm thuốc. Cây cao cỡ 40 – 60 cm, thân tròn, nhẵn, mọng nước, có đốm tía. Lá mọc đôi, chéo chữ thập, đơn hoặc gồm 3 – 4 lá chét dầy; mép khía răng cưa tròn. Hoa màu đỏ hay vàng cam, rủ xuống trên một cán dài ở ngọn thân hay ở lá bên cạnh. Mùa hoa vào tháng 2 đến tháng 5.
Theo Đông y, cây sống đời có vị nhạt, hơi chua, chan chát, có tính mát. Thường được dùng chữa bỏng, cầm máu, giải độc,…
Tác dụng chữa bệnh như sau:
Chữa bỏng nhẹ, bỏng nông: Lá sống đời không kể liều lượng, rửa sạch, giã nát đắp lên vết bỏng 3 – 4 lần mỗi ngày.
Cầm máu khi bị đứt tay: Lấy 3 – 4 lá rửa sạch, giã nát, đắp lên vết thương có tác dụng cầm máu rất tốt, có thể kết hợp lấy một nắm lá rửa sạch, giã nát hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước cốt để uống.
Vết thương bầm tím: Một nắm lá sống đời rửa sạch, giã nhuyễn, cho thêm ít rượu và đường để uống.
Đau họng do viêm họng: Lấy 3 – 4 lá sống đời, rửa sạch, nhai ngậm trong họng rồi nuốt dần. Ngày làm 3 lần sẽ có tác dụng giảm đau họng rất tốt.
BS. Nguyễn Thị Nga

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011

Đính chính :20 và 21-6, lương y Yên không thể chữa bệnh ở Bình Dương - cập nhật 14/06/11

Theo thông tin mới nhất là Thầy Yên không thể chữa bệnh theo kế hoạch vào ngày 20 và 21 tháng 6. Có thông tin mới nhất, chúng tôi sẽ cập nhật ..
Hoặc : Quý vị nào quan tâm về việc chữa bệnh và lịch trình của thầy Yên xin vui lòng xem trên Website này: http://www.vohoangyen.com
Xin cảm ơn quý vị.


--------------------------------------------

20 và 21-6, lương y Yên chữa bệnh ở Bình Dương


Thứ Năm, 05/05/2011 15:47

Đại đức Thích Nhật Nghiêm, trụ trì chùa Thiên Ân - Bình Dương vừa ra thông báo về lịch trình chữa bệnh từ thiện của lương y Võ Hoàng Yên.



Theo đó, trong thời gian qua, chùa Thiên Ân (thị xã Thuận An, Bình Dương) có tổ chức để lương y Võ Hoàng Yên đến khám, chữa bệnh từ thiện vào các ngày 19 và 20 (âm lịch) hằng tháng.


Riêng 2 ngày 19 và 20 tháng 4 âm lịch sắp tới (nhằm ngày 21 và 22-5-2011), chùa không tổ chức khám, chữa bệnh theo định kỳ. Chùa Thiên Ân sẽ tổ chức khám, chữa bệnh đợt tiếp theo vào ngày 19 và 20 tháng 5 âm lịch (nhằm ngày 20 và 21-6-2011).


Vậy kính thông báo đến quý bà con, bệnh nhân gần xa được biết để đến khám, chữa bệnh theo thời gian trên.

Hướng dẫn : Chùa Thiên Ân nằm trên đường Thủ Khoa Huân, phường Thuận Giao, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Ðường đến chùa như sau: Từ Sài Gòn theo quốc lộ 13, đến ngã tư Hòa Lân thị xã Thuận Giao, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, quẹo phải khoảng 1 cây số thì đến chùa Thiên Ân.

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2011

Người ăn nhiều hành tỏi ít bị ung thư ( Italy và Thụy Sỹ )

Người ăn nhiều hành tỏi ít bị ung thư ( Italy và Thụy Sỹ )



Tỷ lệ mắc ung thư thực quản, tử cung và vòm họng ở những người cao tuổi có thói quen ăn hành thường xuyên thấp hơn nhiều so với mức trung bình của xã hội, Viện Nghiên cứu dược lý Mario Negri (Italy) khẳng định.

Một số nghiên cứu trước đây đã đưa ra kết luận tương tự, nhưng nhiều người vẫn tỏ ra hoài nghi. Họ cho rằng đối tượng tham gia nghiên cứu là người Trung Quốc nên không thể chắc chắn rằng hành, tỏi có thể giúp ngăn ngừa ung thư ở người phương Tây. Với phát hiện này, có thể khẳng định rằng người phương Tây cũng được hưởng lợi từ tác dụng chống ung thư của hành, tỏi.

Theo tiến sĩ Carlotta Galeone, trưởng nhóm nghiên cứu, thì chưa thể khẳng định rằng hành, tỏi trực tiếp ngăn chặn ung thư. Ông cho rằng có thể những người thích hành, tỏi theo đuổi chế độ ăn nhiều rau quả và chính điều đó giúp họ giảm được nguy cơ mắc ung thư.

Mặc khác, những nghiên cứu trên động vật và thử nghiệm trong phòng thí nghiệm với tế bào ung thư cho thấy, các hợp chất có trong hành, tỏi có thể kìm hãm sự phát triển của các khối u. Chẳng hạn, những hợp chất của sulfur trong tỏi và flavonoid, tác nhân chống ôxy hóa trong hành, là một trong những chất có khả năng bảo vệ tế bào khỏi sự xâm nhập của ung thư.

Phát hiện của Galeone và các cộng sự là kết quả phân tích 8 công trình nghiên cứu về tác dụng của tỏi, hành được tiến hành ở Italy và Thụy Sỹ. Các công trình này so sánh mức độ dùng tỏi trong khẩu phần giữa những người khỏe mạnh cao tuổi với những người mắc ít nhất một dạng ung thư. Các nhà nghiên cứu đã hỏi những người tham gia về chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và thói quen khác của họ.

Đối với ung thư thực quản, nhóm của Galeone phát hiện ra rằng phụ nữ và nam giới ăn hành 7 lần trở lên trong tuần giảm được một nửa nguy cơ mắc bệnh so với những người không ưa rau. Tương tự, những người ăn tỏi ít nhất 7 lần trong tuần có nguy cơ mắc ung thư thấp hơn những người không bao giờ dùng tỏi trong khẩu phần khoảng 25%. Những người thích tỏi và hành cũng có nguy cơ mắc ung thư vòm họng, miệng, thận và tử cung thấp hơn.

Theo Galeone, với những gì đã biết về các đặc tính sinh hóa của các hợp chất có trong hành và tỏi, sẽ là một ý tưởng hay nếu bạn thêm hai thứ rau này vào khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên, cách khôn ngoan nhất là trộn chúng với nhiều loại rau khác.

Một số nghiên cứu trước đây khẳng định rằng tỏi và cà chua có tác dụng chống ung thư, Galeone cho biết. Ông nhấn mạnh rằng, nói chung, các chuyên gia đều khuyên mọi người ăn nhiều loại rau quả khác nhau trong khẩu phần ăn hằng ngày để có một cơ thể khỏe mạnh.

(Nguồn : http://songvuisongkhoe.blogspot.com/2008/04/ngi-n-nhiu-hnh-ti-t-b-ung-th-italy-v.html)

Những bài thuốc chữa ung thư cứu đời cho người nghèo : Bán chỉ liên và Bạch hoa xà thiệt thảo

Những bài thuốc chữa ung thư cứu đời cho người nghèo : Bán chỉ liên và Bạch hoa xà thiệt thảo




Báo Tiền phong ra ngày 16/05/2005 , có thuật lại chuyện bác Hy Râu tự chữa khỏi bệnh ung thư thực quản ở giai đoạn cuối bằng bài thuốc này. Hiện nay có người gọi đây là " bài thuốc bí truyền chữa ung thư ".

Cuối tháng 3/2004. bác Trần Văn Hy , biệt danh " Hy Râu " 75 tuổi , ở đường Nguyễn Công Trứ - TP Buôn Mê Thuột. Được chẩn đoán bị ung thư thực quản , trong tình trạng cơ thể bị suy kiệt nặng . Kết quả nội soi cho thấy , khối u như 1 con đỉa lớn, bám dọc và chẹn gần kín thực quản , ko thể ăn uống được bình thường, chỉ có thể nuốt từng giọt sữa một cách khó khăn. Khi đó các thầy thuốc ở HCMC khẳng định chỉ còn cách đặt ống tiếp thức ăn nuôi cơ thể , khi sức khoẻ ổn định sẽ xạ trị. Bác Hy ko chịu điều trị theo PP này, vì nghĩ tuổi đã cao ăn uống đã khó khăn , lại xạ trị độc hại , thà chết còn hơn. Sau 1 thời gian tình cờ tìm lại đống sách cũ, bác tìm được một xấp giấy chép mấy bài thuốc dân gian của một người bạn sưu tầm tặng 5 năm trước . Đọc " bài thuốc bí truyền chữa ung thư ". thấy đơn giản , bác quyết định thử xem sao .






Ngày 18/05/2004 bác Hy bắt đầu uống thuốc . Những chén đầu tiên phải nhỏ tưng giọt một, uống cả buổi mới hếty. Tới thang thứ 6 , bác bắt đầu nuốt được, bệnh có vẻ tiến triển tốt. Bác tiếp tục uống và mỗi tháng đi soi 1 lần. Đến cuối năm 2004 , khối u đã tan , chỉ để lại vết sẹo trên thực quản., sức khoẻ hồi phục dần. Cho đến thời điểm được thông tin trên báo (05/2005) bác Hy đã khoẻ hẳn ,da dẻ hồng hào , nặng 57 kg. Bác cho biết , cũng bày cho 1 số người uống thấy có hiệu quả , bác đề nghị khoa học nghiên cứu , kiểm chứng . Nếu thực sự tốt thì phổ biến cho mọi người .


- Nội dung : Bách Hoa Xà 2 lạng ( 75 Gam ), Bán Liên Chi 1 lạng ( 37gam ). Rửa sạch đất cát . Đổ 4 bát nước sắc nhỏ lửa khoảng 2h, còn 1 bát. Mỗi thang sắc 2 lần . Uống nguội ,lúc đói bụng .


Bài thuốc này nguồn gốc là bài thuôc nam lưu truyền trong dân gian ở vùng Nam trung quốc và Bắc Việt Nam . Cách đây khoảng chục năm , Hà Nội từng xôn xao về bài thuốc này , ngươi người , nhà nhà ... đổ nhau đi mua về uống chữa và phòng bệnh .

Qua nghiên cứu cơ chế gây bệnh ung thư và tính năng dươc phẩm của 2 vị thuốc nói trên của cơ quan y tế Trung Quốc thì BCL và BHXTT đều là những vị thuốc thuộc nhóm " công tà " . Sử dụng đơn dộc thuốc công tà ( ko phối hợp với thuốc bổ và điều hoà ) , nói chung sẽ có tác dụng nhanh và mạnh . Nếu phù hợp cơ địa ( bệnh tình, tuổi tác, thể lực ...) có thể có kết quả mau chóng . Nếu không hợp cơ địa , hoặc uống lâu dài có thể tạo phản ứng phụ nguy hiểm. Giữa tháng 3/2006, lương y Hư Đan có dịp chứng kiến 1 trường hợp phụ nữ 82 tuổi ở phố Nguyễn An Ninh , Hà nỘi đã từng sử dụng bài thuốc nói trên chữa ung thư vòm họng , do tuổi già , sức yếu ko thể đủ sức tiếp nhận các PP của y học hiện đại . Kết quả khối u nhỏ đi rất nhanh, ăn uống dễ dàng . Nhưng khi uống đến gần 40 thang , thì bị suy kiệt . người mệt lả .... May là sau đó đã được 1 thày đông y khác chữa cho ổn định .

Qua kết quả nghiên cứu dược lý và lâm sàng cho thấy , kinh nghiệm dùng BCL và BHXTT chữa ung thư , có cơ sở nhất định . Tuy nhiên bài thuốc có thể phù hợp với người này , mà không phù hợp với người khác, và cũng có một số tác dụng phụ. Trường hợp cần thiết , sử dụng lâu dài , nên tham khảo hướng dẫn và giám sát của các thầy thuốc có kinh nghiệm.

Bài đọc thêm : PHƯƠNG THUỐC 2 VỊ CHỮA BỆNH UNG THƯ ( đơn giản, hiệu quả, dể kiếm )

Không chỉ chữa được viêm da, sỏi mật, viêm gan..., cỏ lưỡi rắn trắng còn giúp phòng trị nhiều loại ung thư. Dân gian từng truyền tụng một bài thuốc chữa ung thư gan hiệu nghiệm được cho là của một tử tù, với 2 cây thuốc là cỏ lưỡi rắn trắng và bán biên liên.

Hai vị thuốc trên có thể mua ở bất cứ hiệu thuốc Bắc - Nam nào . Tất cả đều là dạng khô . Lưu ý nhớ rửa cho thật sạch kẻo rất nhiều đất .

Trong Đông y, cỏ lưỡi rắn trắng có tên là bạch hoa xà thiệt thảo, còn có tên là bồi ngòi bò, xà thiệt thảo, xà châm thảo, long thiệt thảo. Tên khoa học là Hedyotis diffusa Willd, thuộc họ cà phê. Đây là loại cỏ mọc bò, sống hàng năm, có thể cao tới 30-40 cm. Lá mọc đối, hơi thuôn dài, không có cuống lá, có khía răng ở đỉnh. Hoa mọc đơn độc hoặc thành đôi ở kẽ lá, có màu trắng. Quả nang khô dẹt ở đầu, có nhiều hạt màu nâu nhạt. Cây thường mọc hoang nơi đất ẩm ướt. Ngay tại Hà Nội cũng thấy cây này. Nó được dùng toàn cây làm thuốc.

Trong y học cổ truyền, bạch hoa xà thiệt thảo được dùng chữa các bệnh viêm họng, viêm đường tiết niệu, viêm gan, sỏi mật, lỵ trực trùng, mụn nhọt, rôm sảy, rắn cắn; dùng ngoài chữa vết thương, côn trùng đốt, đau lưng, đau khớp… Thời xưa, Tuệ Tĩnh thường dùng nó chữa rắn cắn, sởi…

Theo y học hiện đại, do tăng cường khả năng của đại thực bào trong hệ thống lưới- nội mô và bạch cầu nên bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng chống viêm. Cây này cũng ức chế tế bào ung thư lymphô, bạch cầu hạt và bạch cầu đơn nhân, tế bào carcinom; ức chế hiện tượng gây đột biến do aflatoxin B1 tạo ra. Nó hỗ trợ điều trị bệnh ung thư nhờ tác dụng ức chế miễn dịch. Trung Quốc dùng bạch hoa xà thiệt thảo chữa bệnh ung thư dạ dày, thực quản, cổ tử cung, bàng quang, trực tràng, đại tràng, thực quản, hạch…

Tại Ấn Độ, bạch hoa xà thiệt thảo còn được dùng chữa các bệnh viêm gan virus, sốt, lậu… Tương đồng với y học Ấn Độ, một số nước cũng dùng bạch hoa xà thiệt thảo chữa bệnh viêm gan. Trung Quốc đã bào chế một loại thuốc từ thảo dược với tên Ất can ninh, thành phần có bạch hoa xà thiệt thảo, hoàng kỳ, nhân trần, đảng sâm, hà thủ ô?… Theo các nhà khoa học, Ất can ninh có tác dụng ức chế miễn dịch, ngăn ngừa sự phát triển của virus và phục hồi chức năng gan, có tác dụng tốt trong điều trị bệnh viêm gan virus B. Thảo dược này cũng có mặt trong Lợi đởm thang bên cạnh các thành phần nhân trần, kim tiền thảo, dùng chữa sỏi mật, viêm đường mật ở Trung Quốc.

Trong dân gian, cây chủ yếu được dùng dưới dạng thuốc sắc, có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Liều dùng có thể tới 60 g thuốc khô, tương đương với khoảng 250 g dược liệu tươi. Dùng ngoài không kể liều lượng. Ở nước ngoài, bạch hoa xà thiệt thảo còn được bào chế thành dạng thuốc tiêm để chữa các bệnh ung thư và viêm nhiễm như viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng, viêm ruột thừa…

Một số bài thuốc Nam đơn giản

Chữa ung thư gan: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, chó đẻ răng cưa 30 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa ung thư dạ dày: Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 60 g, hạt bo bo 40 g, đường đỏ 40 g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa viêm họng: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, bồ công anh 20 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa phù thũng: Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g, rễ cỏ tranh 30 g, râu ngô 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa viêm gan vàng da: Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, chó đẻ răng cưa 30 g, nhân trần 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa sỏi mật: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, kim tiền thảo 20 g, màng trong mề gà sao cách cát cho vàng 16 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
Hoặc: Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g, nhân trần 40 g, kim tiền thảo 40 g. Sắc uống ngày một thang (lợi đởm hợp tễ). Bài thuốc này đã được Trung Quốc áp dụng trên lâm sàng, có tác dụng lợi mật, tăng bài tiết mật. Thường được áp dụng cho bệnh sỏi mật, bệnh đường mật…

Chữa lỵ trực trùng: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, rau sam 20 g, lá mơ tam thể 20 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa lỵ, viêm phần phụ: Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g. Sắc uống ngày một thang. (Phúc kiến trung thảo dược).

Chữa nhọt lở: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, kim ngân hoa 20 g, bồ công anh 20 g, bèo cái 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa rôm sảy: Bạch hoa xà thiệt thảo, cúc liên chi dại. Hai vị lượng bằng nhau. Dùng để nấu nước tắm.

Chữa vết thương sưng đau: Bạch hoa xà thiệt thảo 200 g. Sắc uống ngày một thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa mụn nhọt: Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, bồ công anh 20 g, bèo cái 20 g. Sắc uống ngày một thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa rắn cắn: Bạch hoa xà thiệt thảo 100 g, giã nát, cho thêm nước, bã đắp vào chỗ rắn cắn, còn nước uống.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống

Cách bấm chéo cáp mạng 1 Gigabit

Cứ theo cách nói “dân dã”  và “dễ tiếp thu” một tí ( trích từ các tài liệu Mạng “nội địa” ) là cáp xoắn đôi thường có 8 sợi  - chia thành 4 đôi và các đôi thường có màu qui ước là: Trắng Xanh/Xanh (Pin 4 - 5) – Trắng Cam/Cam (Pin 1 – 2), Trắng Lục/Lục (Pin 3 - 6) – Trắng Nâu/Nâu (Pin 7 – 8). Thông thường, các card mạng UTP tốc độ 10 – 10/100 và 100Mbps chỉ sử dụng 2 đôi dành cho việc “Truyền” và “Nhận” tín hiệu là đôi có màu Cam và Xanh lá . Do đó, muốn “bấm cáp chéo” hay còn gọi là “cáp PC-To-PC”, chỉ việc đảo vị trí chân pin của 2 cặp màu trên theo cách “Pin 1 và 2 đảo với Pin 3 và 6” là “hoàn thành nhiệm vụ”
Và cũng tài liệu Mạng tại các Trung tâm nói:  Riêng dòng card mạng 1 Gbps (1000 Mbps) và dòng card mạng “đời cũ” 100Base-T4 (chỉ 100Mbps thôi) lại sử dụng hết 4 đôi dây cho việc “Truyền – Nhận” tín hiệu.  Vậy thì câu hỏi ban đầu của tôi sẽ được 90% đối tượng đã nói ở phần trên phán: “Vũ Như Cẩn” - có nghĩa nôm na là “Vẫn cách cũ mà làm”. Tới đây, thì mọi việc đã bắt đầu từ lĩnh vực “DỄ” nghiêng dần sang “PHÂN VÂN” và “coi mòi KHÓ” rồi đấy! (Khó vì chả có tài liệu Mạng nào ở xứ mình nói đến).. Mà “Làm theo cách cũ” có nghĩa là chấp nhận 2 kết cuộc “chắc như bắp” sau đây :

   1.
      “Xài card mạng  1Gbps để có tốc độ tối đa 100Mbps” nếu cả 2 card mạng 1Gbps đang hoạt động ở chế độ “Auto Speed” ( giá trị default ) hoặc tự chọn mức “100Mbps”
   2.
      “Lỗi truyền dữ liệu trên cáp” nếu cả 2 card 1 Gbps trên 2 PC đều đang  chọn config ở chế độ “1000Mbps”  !!

Thực tế,  chuẩn bấm cáp chéo RJ-45 dành cho card mạng 1 Gigabit này đã được tổ chức IEEE ban hành từ giữa năm 2002 lận. Thôi thì xem như “Cũ người – Mới ta” vậy!  Xin cung cấp cho các bạn sơ đố bấm cáp chéo dưới đây để tiện tham khảo và dùng vào lúc “cần kíp” vì hiện nay, nhu cầu nối mạng “PC to PC” tại các gia đình  là rất lớn  và hơn nữa các PC “cao cấp” trên thị trường hiện nay thường được trang bị Mainboard tích hợp sẵn chip NIC 1 Gigabit  rồi.
SƠ ĐỒ BẤM CÁP CHÉO RJ45 (CROSS-OVER)
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
 
Trần An

Cách bấm Cáp mạng

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn về màu sắc các cặp dây đồng trong 2 chuẩn cáp cũng như kỹ thuật bấm cáp để nối 2 máy vi tính với nhau, hoặc nối máy vi tính với hub.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
Trong một dây cáp đạt chuẩn qui định bao gồm tám sợi dây đồng trong đó mỗi hai sợi xoắn với nhau thành từng cặp theo qui định nâu - trắng nâu, cam - trắng cam - xanh lá - trắng xanh lá, xanh dương - trắng xanh dương và một sợi dây kẽm. Sợi dây kẽm này chỉ có chức năng làm cho sợi dây cáp chắc chắn hơn, các bạn không cần quan tâm đến nó mà chỉ cần quan tâm đến tám sợi dây đồng mà thôi.

Sợi dây cáp này sẽ được nối với một đầu RJ45, nhiệm vụ của các bạn là bấm tám sợi dây đồng nói trên vào các điểm tiếp xúc bằng đồng trong đầu RJ45 này.

Để làm được việc này bạn cần có một cái kìm bấm cáp mạng (kìm này bạn có thể dễ dàng tìm thấy trong các cửa hàng tin học tại các thành phố lớn) và hiểu được các chuẩn bấm cáp. Hiện nay có hai chuẩn bấm cáp là T568A và T568B, hai chuẩn bấm cáp này đều do Intel qui định.
Trích dẫn

T568A:

1. Trắng xanh lá
2. Xanh lá
3. Trắng cam
4. Xanh dương
5. Trắng xanh dương
6. Cam
7. Trắng nâu
8. Nâu  
T568B:

1. Trắng cam
2. Cam
3. Trắng xanh lá
4. Xanh dương
5. Trắng xanh dương
6. Xanh lá
7. Trắng nâu
8. Nâu
[quote][/quote]
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
Nếu các bạn muốn bấm một sợi dây cáp dùng để kết nối giữa các thiết bị cùng loại, ví dụ như giữa hai PC với nhau hoặc giữa hai switch (hub) với nhau, các bạn dùng kỹ thuật bấm cáp chéo (crossover cable). Một đầu sợi cáp các bạn bấm chuẩn T568A và đầu còn lại các bạn bấm chuẩn T568B.

Còn nếu như các bạn muốn một sợi dây cáp dùng để kết nối các thiết bị khác loại với nhau ví dụ như từ PC nối đến switch (hub) hoặc từ switch (hub) nối đến PC các bạn dung kỹ thuật bấm cable thẳng (straight-through cable). Nếu một đầu sợi cáp các bạn bấm chuẩn T568A thì đầu còn lại cũng bấm chuẩn T568A, tương tự như vậy nếu một đầu bạn bấm chuẩn T568B thì đầu còn lại các bạn cũng bấm chuẩn T568B.

Và đây là các bước thực hiện: Đầu tiên các bạn cắt bỏ lớp nhựa bảo vệ để được các sợi dây đồng (các bạn nên cắt vừa đủ để các sợi dây đồng tiếp xúc với các lá đồng trong đầu RJ45, nếu cắt dài quá sẽ rất dễ bị đứt do đầu RJ45 không bấm chắc vào sợi cáp). Tiếp theo đó các bạn tháo xoắn giữa các sợi dây đồng, và tuốt lớp nhựa bao quanh các sợi đồng. Bước tiếp theo các bạn chỉ cần đưa từng sợi dây đồng có màu tương ứng theo chuẩn bấm T568A hoặc T568B từ pin 1 đến pin 8 (qui định từ trái qua phải). Bây giờ các bạn chỉ việc đưa vào kìm bấm “rắc” là hoàn tất.

Hà Quang Anh
Theo Làm bạn với máy tính

Tăng tốc “Flash Get” 100 lần

Tăng tốc “Flash Get” 100 lần  In Email
flashgetFlashget là chương trình hỗ trợ tăng tốc độ download nhưng nó chỉ cho phép 8 file download cùng một lúc và với mỗi file chỉ cho phép 5 đường kết nôi. Điều này sẽ làm hiệu xuất download của bạn bị giảm đi khi bạn sở hữu một đường truyền Internet nhanh. Cách sau đây sẽ giúp bạn thay đổi các thông số đó theo tùy thích.

Vào menu Start >> vào Run >> Gõ regedit >> ấn ENTER để khởi động chương trình Registry Editor của Windows
Đến khóa: HKEY_CURRENT_USER\Software\JetCar\JetCar\General ấn chuột phải vào khoảng trống ở ô bên phải, chọn vào New >> String Value >> Gõ vào “Max Parallel Num” (có 2 khoảng trắng giữa 3 từ, không có ngoặc kép) và ấn Enter. Sau đó nháy đúp vào giá trị “Max Parallel Num” >> Trong trường value data gõ vào số 100.
(Giá trị này sẽ giúp tăng số phần download của 1 file lên đến 100, bạn có thể sửa số này tùy thích)

Tiếp theo lại click chuột phải vào khoảng trống ở ô bên phải (vẫn ở khóa
HKEY_CURRENT_USER\Software\JetCar\JetCar\General ) >> chọn NEW >> String Value >> Gõ vào “MaxSimJobs” (không có ngoặc kép) >> ấn ENTER. Sau đó nháy đúp vào giá trị MaxSimJobs để mở hộp Edit String, trong trường value data gõ vào số 100.

Hoặc ta có thể làm theo cách sau:

Tạo một file hack.reg với nội dung như bên dưới bằng NotePad

REGEDIT4
[HKEY_CURRENT_USER\Software\JetCar\JetCar\General]
“MaxSimJobs”=”100″
“Max Parallel Num”=”100″

Sau đó chạy file này để cập nhật register

(Giá trị này sẽ giúp FlashGet Download 100 File cùng 1 lúc, bạn có thể sửa số này tùy thích).

Đóng Registry Editor lại, bây giờ chạy FlashGet bạn sẽ thấy có sự thay đổi, bạn có thể tăng số splits của 1 file lên đến 100

homepage: flashget.com

 

Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011

Chế bộ hẹn giờ tắt điện khi sạc pin

Để nâng cao tuổi thọ cho pin, bộ sạc của các loại máy nghe nhạc MP3, MP4, ĐTDĐ,… chúng ta không nên sạc chúng qua đêm, vì thường chỉ cần hai giờ sạc là đủ. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn chế tạo một bộ hẹn giờ tắt/mở điện để nâng cao độ bền cho các thiết bị.


Chuẩn bị

Hai taplô nhựa 8x20cm, hai ổ cắm loại nhỏ, một rờle 220v5A (mua ở tiệm linh kiện diện tử), một đồng hồ hẹn giờ (loại dùng trong máy quạt – mua ở các tiệm bán quạt máy), bốn điốt N4007, hai bulông bốn ly (4mm) dài 2cm, bốn ốc vít dài 3cm, một phích cắm, mỏ hàn, chì, 1m dây điện, một ít băng keo hai mặt.


Thực hiện

Bước 1: Trước tiên, bạn dùng mỏ hàn để hàn các chân rờle theo hình 1. Hàn bốn điốt nắn cầu để chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành một chiều cấp cho rờle 220v. Rờle có thể có nhiều hàng chân, nhưng ở đây ta chỉ sử dụng hai hàng, các hàng còn lại bỏ không.


Sau khi kiểm tra chính xác, bạn có thể dùng keo nhựa, hoặc silicon chít kín lại. Lưu ý: các chân cấp điện, chân thường đóng và chân thường mở của rờle phải chính xác.
 
Bước 2: Khoét lổ và ráp đồng hồ vào táplô, cố định bằng hai bulông. Cố định Rờle vào táplô theo vị trí như hình 2, bằng băng keo hai mặt.



Bước 3: Luồn bốn dây điện từ chân thường đóng, chân thường mở của rờle xuyên qua táplô và nối chúng vào hai ổ cắm điện (theo sơ đồ hình 3), sau đó cố định hai ổ cắm điện vào táplô bằng ốc vít.



Bước 4: Nối dây nguồn từ phích cắm vào máy đồng hồ hẹn giờ và rờle như sơ đồ hình 3.


Bước 5: Bạn lật ngược táplô còn lại vào lưng táplô đã lắp xong mạch điện và cố định chúng bằng bốn ốc vít. Dùng một tờ giấy màu để vẽ hai hình tròn đồng tâm, chia hình tròn làm tám phần bằng nhau và ghi chú vạch chia như hình 4.

Cắt hình tròn và khoét lỗ vừa với trục của máy đồng hồ hẹn giờ, dùng keo dán cố định lại, gắn núm vặn vào. Kết quả sẽ được như hình 5. Bây giờ, khi sử dụng, bạn chỉ cần cắm phích vào nguồn và vặn núm hẹn giờ để định thời gian tắt, hay mở. Bạn đánh dấu vào ổ cắm nào là hẹn mơ, hay hẹn tắt để tránh nhầm lẫn.


Ghi chú: Nếu chỉ cần hẹn giờ để tắt điện, ta không cần sử dụng rờle và cầu điốt, mà chỉ cần nối trực tiếp một dây nguồn qua máy đồng hồ hẹn giờ đến ổ cắm điện như hình 6.

Thứ Hai, 2 tháng 5, 2011

Sưu tầm một số cách làm chanh muối


( Bài của Anh Chị Văn Liêu   )
THÀNH PHẦN :
-  1 kg chanh tươi, không bị xước vỏ
-  100 gam muối .

CÁCH LÀM :
-  Lần 1 : đánh nước muối hơi mặn, cho chanh vào ngâm ngập nước , lấy phên để lên trên và đè một vật nhẹ để chanh không nổi lên trên mặt nước. Ngâm như vậy 5 ngày. Sau 5 ngày đổ hết nước đi .
- Lần 2 : đánh nước muối như lần đầu và ngâm tiếp 5 ngày. Sau đó, lại đổ hết nước lần 2 đi.
- Lần 3  : đánh nước muối hơi mặn (nhưng đừng mặn quá) , đổ chanh đã ngâm lần 1+2 vào ngâm. Ban ngày, vớt chanh ra phơi, đêm lại đổ vào nước muối mặn lần 3 ngâm. Ngâm và phơi như vậy 5  ngày nữa , thì mang ra phơi cho quả chanh héo, nhăn nheo và có mùi thơm là được. Khi phơi thỉnh thoảng lật cho chanh được nắng chiếu đều các mặt. Cất chanh vào bình kín để dùng dần - để được rất nhiều năm, mùi thơm rất dễ chịu - còn hơn cả ô mai .
CÔNG DỤNG :
1/  Khi bị ho khan, ho gió, khàn tiếng, mất giọng , cắt một miếng chanh khô ngậm trong miệng, nuốt nước dần rất nhanh khỏi.
2/ Đi nắng về bị khát nước : cho một quả chanh muối vào cốc, rót nước thật sôi vào ngâm chừng mười phút rồi dầm cho nát, sau cho thêm đường và nước lạnh hoặc đá vào uống sẽ đã khát ngay .
3/  Nước chanh muối với đường là nước chống đi tiêu chảy bị mất nước rất tốt.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH : - KHÔNG có chống chỉ định khi dùng chanh muối .
KHÔNG NÊN : vì ưa thích , mà dùng quá liều , lượng muối mặn làm cao áp huyết, chất chua của chanh tạo nhiều acit gây đau dạ dày .

----------------**********----------------

LÀM CHANH MUỐI theo Chuyên viên gia chánh CẨM TUYẾT

Loại tắc hoặc chanh giấy kiểng thường là cực kỳ chua nhưng cũng là loại trái họ chanh đúng yêu cầu để làm. Mời các bạn tham khảo cách làm nhưng xin lưu ý các bạn một chi tiết đầu tiên: Theo Cẩm Tuyết biết lọai muối bọt thường sử dụng trong bếp gia đình Âu Mỹ… có nồng độ mặn thấp hơn loại muối nung, hay muối hột ở VN. Lý do là loại muối này đã qua những khâu xử lý làm trắng, tiệt trùng, loại bỏ tạp chất, thêm iod v.v... Trong khi đó ở VN đa số người tiêu dùng nhất là ở những tỉnh thành xa thường chỉ dùng lọai muối hột (kết tinh nguyên chất từ nước biển) hoặc nung muối hột thành muối bọt. Cho nên khi sử dụng muối Âu Mỹ, thường là bạn phải cho lượng muối nhiều thêm lên (so với phần hướng dẫn) nếu không thực phẩm chế biến sẽ bị nổi váng mốc trên mặt và không đạt độ chua yêu cầu.

Cách 1: 1kg chanh hoặc tắc, tùy chọn loại nào cũng được, ngắt cuống, rửa sạch, để ráo + 1kg muối bọt + 5gr cam thảo khô bào mỏng (mua tại những tiệm thuốc Bắc hoặc cửa hàng tạp hoá). Dùng hủ lọ miệng rộng vừa đủ, trộn đều cam thảo với muối, sắp vào đáy lọ một lớp muối, trải lên một lớp chanh, phủ đầy muối lên lớp chanh rồi lại làm tiếp một lớp chanh khác, rồi lại một lớp muối. Không sắp đầy hủ, phải chừa cách miệng hủ chừng 5cm. Dùng vài thanh tre mỏng hoặc một dĩa sành sứ nặng, bỏ lọt miệng hủ, dằn lên trên mặt chanh sao cho khi trong hủ dậy nước, chanh sẽ không nổi lên mặt nước muối. Đậy kín nắp hủ, phơi ra nắng mỗi ngày cho đến khi muối và chanh sinh ra nước, dâng đầy hủ, tùy thời tiết, thăm chừng chanh trở màu vàng nâu úa, nếm thử thấm vị muối và có mùi vị rất là… chanh muối. Cách làm này đơn giản, thời gian muối tương đối lâu, trái chanh muối trông phồng tròn đẹp mắt, nước và vỏ chanh ửng sắc vàng nâu nhờ cam thảo nhưng cho vị chanh muối rất đậm đà. Khi dùng lấy ra, dầm nát nguyên trái hoặc tùy ý bỏ phần xác hột. Để càng lâu trái chanh sẽ trở thành nâu đen, tóp hẳn lại và có vị thơm rất đậm đà nhưng dịu chứ không gắt. Một vài người lớn tuổi thường khuyên con cháu khi bị ho khan tiếng hãy ngậm một chút vỏ chanh muối làm theo cách này.

Cách 2: Chỉ dùng cho chanh.

- Chọn chanh giấy trái lớn, vỏ mỏng, thật tươi. Mài đều trái chanh lên một nền nhám như xi măng, đá mài, bàn bào… trong khi mài, rắc muối bọt lên nền mài, mài cho đến khi chanh mòn nhẵn đều và sắc xanh bên ngoài gần như trở thành trắng. Dùng kim may châm sâu đều vào mỗi trái chừng vài mươi lần. Xả chanh nhiều lần với nước lạnh.

- Pha nước phèn với phân lượng 1 lít nước + 1 muỗng cà phê phèn chua tán nhuyễn, ngâm chanh vào khoảng 1 giờ rồi trải ra nia, đem phơi nắng. Pha nước phèn khác rồi lại ngâm, phơi nắng… làm hai hoặc ba lần cho đến khi vỏ chanh có màu trắng. Xả lại lần chót qua nhiều lần nước lạnh.

- Nấu nước muối với phân lượng 1 lít nước + 250gr muối, để nguội, lược lại, sắp chanh vào hủ, thả vào 5gr cam thảo bào mỏng, châm nước muối vào đầy, gài cho chanh chìm hẳn dưới mặt nước muối, đậy nắp hủ.

- Tùy thời tiết, thăm chừng cho đến khi thấy chanh thấm muối là ăn được. Qua vài ba ngày, nếu thấy mặt nước muối có váng mốc là luợng muối không đủ mặn, hãy đổ bỏ nước muối, nấu mẻ nước muối khác, tăng lượng muối lên rồi châm lại vào hủ.

Cách làm này nhanh hơn, cho trái chanh muối căng tròn, trắng đẹp, vỏ chanh dòn do tác dụng của phèn chua nhưng vị chanh muối lạt và ít thơm.

- Với cả hai cách làm, chanh muối khi đạt yêu cầu sẽ chìm dưới mực nước muối, không cần dằn mặt chanh cho chìm nữa.

Chúc quý bạn đọc thực hiện thành công món chanh muối này.

Theo CẨM TUYẾT (Chuyên viên gia chánh)

Gạo lứt muối mè có trị bách bệnh?

Gạo lứt muối mè có trị bách bệnh?

(TNTS) Một số bạn đọc gửi thư về Báo TNTS hỏi có phải dùng gạo lứt muối mè sẽ trị được bách bệnh hay không?

Công dụng


Hạt gạo lứt khác hạt gạo trắng ở chỗ vẫn còn nguyên cả phôi (mầm) và lớp vỏ cám. Theo lương y Vũ Quốc Trung, lớp vỏ cám và phôi chỉ chiếm khoảng 10% khối lượng hạt gạo, nhưng lại là phần chứa nhiều chất dinh dưỡng và các vi chất. Lớp vỏ cám và phôi rất giàu vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B, vitamin E, có khoảng 120 antioxidant (chất chống oxy hóa) và hàng trăm các hợp chất tự nhiên có liên quan đến quá trình chuyển hóa. Gạo lứt là sản phẩm giàu Gama Oryanol - là chất chống oxy hóa cực mạnh, có tác dụng hấp thụ tia cực tím (UVB) để bảo vệ da, làm giảm lượng cholesterol trong máu, ngăn chặn sự tích tụ tiểu cầu nên có tác dụng điều trị các bệnh về tim mạch, giúp giảm huyết áp, hạ cholesterol và điều hòa nhịp tim.

Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, gạo lứt có những công dụng sau: Điều hòa đường huyết, phòng bệnh tiểu đường - do gạo lứt có tốc độ tiêu hóa và hấp thụ glucose chậm hơn, chỉ số glucemic thấp hơn nhiều so với gạo trắng, nên giúp giảm tính kháng insulin. Ngoài ra còn làm giảm cholesterol máu và ngăn ngừa các bệnh tim mạch, do trong gạo lứt có chứa một số hợp chất tự nhiên, các antioxidant, chất xơ, carotenoit, phytosterol, omega 3... những chất này có tác dụng ngăn ngừa sự tích tụ tiểu cầu, nên nó là trợ thủ đắc lực cho những người mắc bệnh tim mạch (cao huyết áp, xơ vữa động mạch, hẹp mạch vành, rối loạn nhịp tim...). Tác dụng khác là cải thiện tiêu hóa, do chất xơ có trong gạo lứt giúp cho việc tiêu hóa, hấp thụ được cải thiện, tăng nhu động của dạ dày, ruột. Ăn gạo lứt có tác dụng phòng ngừa và chữa trị các chứng táo bón, đau dạ dày, rất có lợi cho sức khỏe. Các hợp chất tự nhiên sterol, sterolin, omega 3, 6, 9 có trong gạo lứt làm tăng hoạt động của tế bào sát thủ tự nhiên đề kháng ung thư và phục hồi suy giảm chức năng miễn dịch, nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống lại ung thư và bệnh tật. Ngoài ra còn có IP6, axit panganic (vitamin B15) là những nhân tố công phá tế bào ung thư, ức chế sự phát triển của tế bào này.

Mè (vừng) ăn kèm gạo lứt là loại thực phẩm rất giàu protein, lipit và nhiều vitamin, khoáng, giàu canxi...

Có trị bách bệnh?

Việc dùng gạo lứt và muối mè là điều tốt không thể chối cãi. Nhưng ăn như thế nào, có thể chữa được bách bệnh hay không là vấn đề cần được nói rõ. Lương y Vũ Quốc Trung cho rằng, nhu cầu dinh dưỡng của con người rất đa dạng và phong phú. Ngoài thành phần dinh dưỡng cơ bản là protein, lipit, gluxit, vitamin, và khoáng chất, hằng ngày cơ thể cần có rất nhiều chất khác nhau với một nhu cầu hằng định và một tỷ lệ cân đối để sống và hoạt động. Nếu thiếu một thứ nào đó thì sẽ phát sinh ra bệnh tật tương ứng. Do vậy, việc chỉ dùng gạo lứt, muối mè thì không thể nào cung cấp đầy đủ và cân đối về tỷ lệ các nhu cầu dinh dưỡng được mà phải phối hợp, bổ sung với nhiều thực phẩm khác. Trên thực tế có người chỉ ăn duy nhất gạo lứt, muối mè lâu ngày đã bị suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể.

Việc nhiều người cho rằng, chỉ ăn duy nhất gạo lứt, muối mè sẽ chữa được bách bệnh, đó là cách nói thổi phồng, không có cơ sở. Bởi một lẽ đơn giản là có rất nhiều bệnh tật và do nhiều nguyên nhân gây ra, cách chữa trị và dùng thuốc cũng thiên hình vạn trạng, nên không thể có chuyện gạo lứt, muối mè chữa được bách bệnh. Cách hiểu đúng nhất là gạo lứt, muối mè có thể phòng ngừa và chữa trị chứng rối loạn chuyển hóa như chứng máu cao, mỡ nhiễm máu, xơ vữa động mạch, do đó tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường và các bệnh về tim mạch.

Thanh Tùng - Theo thanhnien.com.vn