Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011

Hạt tiêu - Gia vị làm thuốc


Hạt tiêu hay còn gọi là hồ tiêu, tiêu là cây dây leo. Các nhánh của thân có những rễ móc để đính thân cây vào giá tựa. Lá đơn, mọc so le, có cuống; phiến hình trái xoan nhọn, dài. Cụm hoa là những bông thõng xuống mang nhiều hoa. Quả mọng không cuống, đường kính cỡ 4-8mm, lúc non màu lục rồi vàng và khi chín có màu đỏ. Hạt tròn, cứng, có mùi thơm và vị cay. Cây ra hoa và quả vào tháng 5-8.
Hạt tiêu là loại gia vị phổ biến và quen thuộc ở khắp nơi trên thế giới. Ở nước ta, cây được trồng nhiều ở các vùng đất bazan từ Quảng Trị vào đến các tỉnh Tây Nguyên, Nam Bộ. Có 2 loại hạt tiêu: tiêu đen và tiêu trắng (tiêu sọ). Hạt tiêu đen là quả hái lúc chưa chín, đem phơi khô, vỏ nhăn nheo, có màu đen. Tiêu trắng là quả hái lúc quả thật chín, loại bỏ vỏ ngoài, chỉ giữ phần hạt, đem phơi nắng sẽ có hạt trắng ngà, xám. Tiêu sọ ít thơm hơn tiêu đen do lớp vỏ chứa tinh dầu đã bị loại bỏ nhưng cay hơn.
 Cây tiêu.
Theo y học cổ truyền, hạt tiêu có vị cay, tính nóng, có mùi thơm; có tác dụng trừ hàn, làm ấm bụng, giảm đau, tiêu thực, kích thích sự tiết dịch vị kháng khuẩn, diệt trùng,... Thường dùng làm thuốc kích thích tiêu hoá, giảm đau, trị đau bụng lạnh, tiêu chảy, nôn mửa, sâu răng,...
Một số bài thuốc thường dùng
Chữa đi lỏng, nôn: Hạt tiêu sọ, bán hạ chế, hai vị lượng bằng nhau, tán nhỏ, làm viên bằng hạt đậu. Ngày dùng 15-20 viên, khi uống dùng nước gừng chiêu thuốc. Hoặc: Tiêu sọ 20g giã nát, củ riềng già 50g tán bột, vỏ quýt khô 30g cắt nhỏ, tất cả ngâm với nửa lít rượu trắng trong 15 - 20 ngày. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 15ml. Dùng 3 ngày.
Lạnh bụng, nôn mửa:  Hạt tiêu 12g ngâm với 1lít rượu 40 độ 15 - 20 ngày, uống 2 lần 1 ngày trước bữa ăn, mỗi lần một chén nhỏ. Dùng 3 ngày.
 Hạt tiêu đen và tiêu trắng.
Đau bụng kinh:  Bột hạt tiêu sọ 1g, hòa với chén rượu trắng nhỏ hâm nóng để uống có tác dụng làm giảm đau bụng khi hành kinh ở phụ nữ.
Giảm đau nhức răng: Tiêu sọ, gừng khô, 2 thứ lượng bằng nhau, sao khô, tán mịn, xỉa vào răng. Hoặc dùng hạt tiêu đen nghiền thành bột mịn xát vào chân răng.       
Lưu ý: Hạt tiêu có vị cay, tính nóng nên những người âm hư hỏa vượng, viêm nhiễm do nhiệt, bệnh dạ dày không nên dùng nhiều.
 Bác sĩ  Nguyễn Thị Nga

Kiểm tra tình trạng nick chat yahoo

Các trang cho phép kiểm tra tình trạng nick yahoo:

Mơ lông- Vị thuốc chữa bệnh đường ruột


Từ lâu, dân gian thường dùng lá mơ lông như một loại rau sống ăn kèm với một số món như: thịt chó, thịt lợn luộc, nem thính, cá rán… Tuy nhiên, ngoài công dụng như một loại gia vị, lá mơ lông còn có tác dụng chữa bệnh.
 Mơ lông.
Mơ lông còn gọi là mơ tam thể, ngưu bì đồng, đại chúng diệp, ngũ hương đằng, thanh phong đằng, mao hồ lô... là một loại dây leo có nhiều lông, hay gặp ở bờ rào hoặc quấn quanh những thân cây khác, thường mọc nhiều vào mùa hè hay thu. Lá mơ mỏng, mọc đối, hình trứng hoặc hình mũi mác, đáy lá tròn hoặc hình tim, mặt trên lá màu xanh, mặt dưới màu tím đỏ, cả hai mặt lá đều phủ một lớp lông nhung trắng, nhỏ, mịn. Khi vò lá này thấy một mùi đặc biệt hôi hôi tanh tanh do trong lá chứa một loại tinh dầu có lưu huỳnh và ancaloit (paedrin).
Theo y học cổ truyền, lá mơ lông vị chua, tính bình, có công năng trừ phong hoạt huyết, chỉ thống giải độc, tiêu thực đạo trệ, trừ thấp tiêu thũng thường được dùng để chữa các chứng phong thấp (đau khớp), phúc thống (đau bụng), lỵ tật (kiết lỵ), phù thũng, thực tích (đầy bụng, chậm tiêu), cam tích (trẻ em suy dinh dưỡng), can tỳ thũng đại (gan, lách to), trúng độc, thoát giang (sa trực tràng), bối ung (mụn nhọt mọc ở lưng), bạch đới (khí hư)... nhưng thông dụng nhất vẫn là chữa các bệnh về đường tiêu hóa. Dưới đây là một số bài thuốc từ mơ lông mà dân gian vẫn thường dùng: 
Chữa kiết lỵ mới phát: Lấy một nắm lá mơ tươi, thái nhỏ trộn với trứng gà cả lòng đỏ và lòng trắng,  lấy lá chuối bọc lại rồi nướng chín đều để ăn hoặc cho lên chảo rán vàng không cho dầu, mỡ.  Ngày ăn 2-3 lần và ăn liên tục vài ngày là khỏi. Nếu bị chứng lỵ mới phát do đại tràng tích nhiệt thì lấy một nắm lá mơ và một nắm lá phèn đen, cả hai rửa sạch, nhúng qua nước sôi, vẩy khô, giã nát, vắt lấy nước cốt uống. Uống 2-3 lần.
Hoặc các bài thuốc nam phối hợp như:
- Lá mơ lông 100g, rau sam 400g, hạt cau 100g, củ phượng vĩ 100g, cỏ sữa nhỏ lá 400g. Tất cả sao tán bột dùng 20g/ngày dùng 5-7 ngày.
- Lá mơ lông 100g, phèn đen 20g, củ phượng vĩ 20g, sao tán bột, uống ngày 20g.
- Lá mơ lông 100g, cỏ nhọ nồi tươi 100g, lá phượng vĩ 100g sắc uống trong 5-7 ngày.
- Lá mơ lông 100g, cỏ sữa lá to 100g, rau sam 100g, ngân hoa 20g, búp ổi 20g, búp sim 100g, sắc nước sánh hơi đậm, uống trong ngày dùng 5-7 ngày.
Chữa tiêu chảy do nóng: Nếu mắc chứng tiêu chảy do nhiệt với triệu chứng khát nhiều, phân khẳm, nước tiểu vàng, bụng đau quặn kèm theo đầy hơi, hậu môn nóng rát, có thể dùng lá mơ 16g, nụ sim 8g sắc cùng với 500ml nước còn 200ml, chia làm hai lần uống trong ngày.
Chữa sôi bụng, ăn khó tiêu: Lấy một nắm lá mơ tươi ăn kèm trong bữa cơm hoặc giã nát vắt lấy nước uống, ăn như vậy trong khoảng 2-3 ngày là thấy kết quả.    
Bác sĩ  Minh Hằng

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2011

Vai trò của cây chó đẻ răng cưa trong điều trị viêm gan vius B

Vai trò của cây chó đẻ răng cưa trong điều trị viêm gan vius B
Tổng quan về cây chó đẻ răng cưa
Chó đẻ răng cưa (Phyllantus  urinaria L., có tên tên đồng danh: P.  amarus,  P. cantoniensis Hornem., P. alatus Blume, họ thầu dầu Euphorbiaceae), cây mang tên này vì người ta thấy những con chó sau khi đẻ thường đi ăn cây này. Cây còn có tên là Diệp hạ châu, vì có các hạt tròn nằm dưới lá. Ngoài ra còn có nhiều tên khác: Trân châu thảo, Diệp hạ châu đắng, Diệp hòe thái, Lão nha châu, ...
Chó đẻ răng cưa là cây thuộc thảo, sống hằng năm. Toàn cây có màu xanh, thân nhẵn, mọc thẳng đứng, mang cành nhỏ, cao khoảng  30- 50cm, có khi tới 80cm. Lá mọc so le, lưỡng hệ, trông như lá kép, phiến lá thuôn, dài 5-15mm, rộng 2-5mm, đầu nhọn hay hơi tù, mép nguyên, không cuống hoặc cuống rất ngắn, mặt dưới màu xanh lơ. Hoa đơn tính, nhỏ, hoa đực, mọc thành chùm 2-4 hoa, dọc theo phần ngoại biên của các cành nhỏ, có 6 lá đài hình elip, hoặc trứng ngược. Có 3 nhị, chỉ nhị hợp nhất thành cột mảnh. Hoa cái cùng gốc, dọc theo phần giữa và phần dưới của cành nhỏ, có 6 lá đài hình trứng. Bầu nhụy hình trứng hay hình cầu, có 3 vòi nhụy. Hoa không cuống rất ngắn, mọc ở kẽ lá, hoặc đầu cành, màu đỏ nâu. Quả nang, hình cầu nhỏ, đường kính 2-2,5mm, màu đỏ hơi xám nhạt, xếp thành hàng dọc. Hạt hình  ba mặt, hình trứng, màu nâu đỏ, hơi xám nhạt, có vân ngang. Mùa ra hoa từ tháng 4-6 hằng năm. Chó đẻ răng cưa mọc hoang ở nhiều nơi trên nước ta. Hiện đã được trồng với diện tích lớn để lấy nguyên liệu sản xuất thuốc điều trị viêm gan.
 
Từ 2.000 năm nay, y học cổ truyền của nhiều dân tộc đã sử dụng diệp hạ châu chữa vàng da, lậu, tiểu đường, u xơ tuyến tiền liệt, hen, sốt, khối u, đau đớn kéo dài, táo bón, viêm phế quản, ho, viêm âm đạo, khó tiêu, viêm đại tràng... Nó còn được đắp tại chỗ chữa các bệnh ngoài da như lở loét, sưng nề, ngứa,... Người Peru tin rằng diệp hạ châu có tác dụng kích thích bài tiết nước mật, tăng cường chức năng gan và dùng nó để điều trị sỏi mật, sỏi thận. Họ xé vụn cây thuốc, đun sôi (như sắc thuốc), cho thêm chút nước chanh, chia uống 4 lần trong ngày. Nó cũng được dùng chữa viêm bàng quang, vàng da phù, rối loạn tiêu hóa, đau bụng kinh. Người Brazil, Haiti cũng dùng cây thuốc này để chữa các bệnh tương tự. Tại các vùng khác ở Nam Mỹ, Diệp hạ châu được sử dụng rộng rãi để trị viêm gan B, viêm túi mật, một số bệnh lý thận, thống phong, sốt rét, thương hàn, cúm, cảm lạnh, kiết lỵ, đau dạ dày, mụn nhọt, lở loét, ung độc. Nó còn được sử dụng như một thuốc giảm đau, kích thích ngon miệng, kích thích trung tiện, tẩy giun, lợi tiểu, điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ...
Tại nhiều nước châu Á, người dân cũng dùng Diệp hạ châu để chữa viêm gan, vàng da, hen phế quản, lao, kiết lỵ, lậu, viêm phế quản, viêm da, viêm đường tiết niệu, giang mai.
Thành phần hóa học và công dụng cây chó đẻ răng cưa?
Trong chó đẻ răng cưa có các thành phần flavonoid, alcaloid phyllanthin và các hợp chất hypophyllanthin, niranthin, phylteralin. Các nhà khoa học đã chứng minh dịch chiết của Phyllantus có tác dụng ức chế mạnh HBV, thông qua cơ chế ức chế enzym ADNp (DNA polymerase) của HBV,  làm giảm hoạt độ HbsAg và Anti- HBs. Theo các nghiên cứu, cây diệp hạ châu chứa một số enzyme và hoạt chất có tác dụng chữa viêm gan như phyllanthine, hypophyllanthine, alkaloids và flavonoids...
-Một nghiên cứu cho thấy, 50% yếu tố lây truyền của virus viêm gan B trong máu đã mất đi sau 30 ngày sử dụng loại cây này (với liều 900 mg/ngày). Trong thời gian nghiên cứu, không có bất kỳ sự tương tác nào giữa Diệp hạ châu với các thuốc khác.
-Theo một nghiên cứu tiến hành năm 1995, cây thuốc này có tác dụng lợi tiểu, giảm huyết áp tâm thu ở người không bị tiểu đường và giảm đáng kể đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.
-Năm 1998, trên thế giới đã có nước công bố nghiên cứu thành công điều trị viêm gan do virus B bằng Diệp hạ châu đắng.
-Chó đẻ răng cưa được nhân dân ở nhiều nước dùng để trị mụn nhọt, đinh râu, chữa rắn cắn; có thể dùng đắp ngoài, uống trong; đặc biệt còn dùng trị sốt, lợi tiểu, đái tháo đường, u xơ tuyến tiền liệt, viêm âm đạo, khó tiêu, viêm đại tràng và chữa bệnh viêm gan vàng da. Trong những năm gần đây, trên thế giới và trong nước có nhiều công trình đã sử dụng  cây thuốc này để trị viêm gan B. Với liều 900mg/ ngày, có tới 50% yếu tố lây truyền của HBV trong máu đã mất đi sau 30 ngày sử dụng vị thuốc này. Để trị viêm gan vàng da, có thể dùng chó đẻ răng cưa 40g, mã đề 20g, dành dành 12g, sắc uống. Trên thị trường Việt Nam cũng có nhiều chế phẩm trị viêm gan do HBV, trong thành phần có chó đẻ răng cưa. Ngoài ra, còn dùng chữa lở loét, mụn nhọt không liền miệng: Lá chó đẻ răng cưa, lá thồm lồm ăn tai, lượng bằng nhau, đinh hương 1 nụ, giã nát, đắp vào chỗ đau.
-Người ta cho rằng chó đẻ răng cưa có tác dụng ức chế mạnh HBV- DNA (virut viêm gan B trên hệ mã di truyền) và làm cho virut bị đào thải, không bám vào được ADN của người. Những bệnh nhân viêm gan do HBV sau khi sử dụng thuốc có chó đẻ răng cưa, được phục hồi enzym transaminase từ 50-97%, bilirubin toàn phần trở về bình thường.
 

-Trong khi sử dụng chó đẻ răng cưa để trị viêm gan HBV, cần chú ý phân biệt với một cây khác cùng họ, cũng mang tên chó đẻ răng cưa, còn có tên cam kiềm phyllantus niruri L., phân bố ở một số tỉnh  thuộc châu thổ sông Hồng (Thái Bình, Hải Dương...). Về hình dạng thực vật, cây này cũng giống như cây thân xanh nói trên, song cây chỉ cao khoảng 5-10cm; thân, cành có màu tía đỏ, quả có màu đỏ. Nhân dân thường dùng toàn cây, sắc đặc lấy nước ngậm chữa đau răng lợi, hôi miệng, thông tiểu, thông sữa, đôi khi cũng dùng trị viêm gan vàng da;
-Bệnh viện Quân khu IV đã thử nghiệm lâm sàng điều trị viêm gan B mãn tính với hepaphyl có chứa bột Diệp hạ châu đắng của XNDPTƯ 25 trên 54 bệnh nhân. Sau 4 tháng theo dõi, kết quả cho thấy các bệnh nhân đã giảm hoặc mất các triệu chứng lâm sàng của viêm gan B, phục hồi nhanh chức năng gan;
-Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc thuộc Viện Dược liệu (Bộ Y tế) cũng nghiên cứu thành công và đưa vào sản xuất đại trà "Trà diệp hạ châu”. Loại trà này có tác dụng giải nhiệt, trợ giúp tiêu hóa, giải độc do rượu và bia.
Viêm gan siêu vi B và vai trò của thuốc có thành phần Diệp hạ châu
Viêm gan siêu vi B là một số dạng bệnh viêm gan do virus viêm gan B (HBV) gây ra, truyền nhiễm theo đường máusinh dục lây đến gần 1/3 dân số trên toàn thế giới, nhiều nhất tại các nước đang phát triển. HBV thuộc loại siêu vi Hepadna với khả năng tồn tại cao. HBV bền vững với nhiệt độ 1000C, virus sống được 30 phút, ở môi trường nhiệt độ âm -200C sống tới 20 năm, HBV kháng eter, nhưng bất hoạt trong formalin.
Xét nghiệm máu có thể có 3 loại HBV với kích thước cỡ 22nm, 42nm và 22-200nm. Kháng nguyên HBcAg chỉ có ở virus kích thước 42nm. Trong máu bệnh nhân có cả hạt nhiễm và không nhiễm (virion).Các hạt không nhiễm không có genom của virus (dsADN)nên không có khả năng gây bệnh. Nồng độ các hạt không nhiễm có thể tới 1010 virion/ml. Vì vậy có tới 65% bệnh nhân có HBsAg không có triệu chứng bệnh, 35% có các triệu chứng của viêm gan.
Genome gồm một DNA có phần gập đôi, tạo nên các antigen:
 

  1. HBsAg (kháng nguyên bề mặt) : thuộc lớp vỏ của HBV - dùng trong xét nghiệm máu để biết có HBV trong cơ thể
  2. HBcAg (kháng nguyên lõi): thuộc lớp lõi của HBV - dùng để biết HBV đang phát triển
  3. HBeAg (kháng nguyên nội sinh): nếu có trong máu bệnh nhân đang có khả năng lây rất cao
  4. gen X : có thể là nguyên nhân tạo ung thư gan
  5. gen P
Sau khi HBV nhập vào cơ thể, hệ miễn nhiễm sẽ tạo kháng thể cho từng kháng nguyên của HBV (xem hình). Một tuần hay một tháng sau khi nhiễm siêu vi trùng, HBsAg xuất hiện trong máu, tiếp theo là HBeAg và kháng thể IgM và IgG cho HBcAg (anti-HBc).Khi HBsAg biến mất, thì kháng thể chống sAg (anti-HBs) mới xuất hiện.
Một khi anti-HBs xuất hiện người bệnh được coi như hồi phục, trở thành miễn nhiễm đối với HBV và không lây bệnh qua người khác được. Một số bệnh nhân không tạo được kháng thể này và tiếp tục mang mầm bệnh HBsAg, sẽ có thể lây cho người khác. Kháng thể anti-HBc có 2 loại: IgM trong thời kỳ bị nhiễm trùng cấp tính và IgG trong thời kỳ chuyển tiếp. Nếu anti-HBc IgG không hạ xuống và có HBsAg có nghĩa bệnh nhân đang bị dạng viên gan mạn tính. Nếu HBeAg dương tính là dấu hiệu cho thấy virus đang nhân lên mạnh mẽ, bệnh nhân có khả năng lây cao, trường hợp này cần điều trị. Khi thử nghiệm thấy anti-HBe thì có tiên lượng tốt hơn và khả năng lây không nhiều. Hiện nay, có xu hướng căn cứ vào định lượng HBV DNA để làm căn cứ điều trị, tuy nhiên điều này chưa được hoàn toàn khẳng định.
Về tiên lượng và điều trị, trường hợp bị HBV từ người mẹ có mầm bệnh lây qua nhau khi sanh, nếu mẹ có HBsAg thì tỉ lệ truyền cho con khoảng 20%. Nếu mẹ có HBcAg thì tỷ lệ truyền cho con là khoảng 90%, nếu mẹ có HBeAg thì con dễ bị viêm gan mãn tính. Tuy nhiên điều này hoàn toàn có thể được ngăn chặn, nếu tiêm vaccin cho trẻ trong vòng 12 giờ sau khi sinh. Trường hợp bị HBV do lây khi đã trưởng thành: Một số ít có thể bị viêm mạn tính nhưng khả năng bị biến chứng không nhiều. Đặc biệt trong vấn đề điều trị viêm gan siêu vi B, các thầy thuốc dùng cả thuốc tây lẫn thuốc dân gian:
1. Các thuốc đã được FDA (Mỹ) chứng nhận điều trị HBV:
*Thuốc uống :
Lamivudine (Epivir)
Adefovir (Hepsera)
Telbivudine (Tyzeka) 
Entecavir (Baraclude)
Tenofovir (Viread,topflovir)
* Thuốc tiêm
Alpha-2a 
Pegylated interferon alfa-2a (Pegasys)
2. Một số thuốc hỗ trợ điều trị khác có tác dụng tăng cường chức năng gan như Artichaux, Methionin, Arginin, Ornithine Silymarin, Nissen, Omitan, các vitamin B, C, E...
3. Thuốc cổ truyền: gồm có siro Hebevera với thành phần chủ yếu là cây chó đẻ răng cưa, cà gai leo đã góp phần chữa khỏi được 27 - 59% người bị nhiễm HBV hoặc thuốc LIV-94 (liver) là loại thuốc bổ gan tiêu độc hoàn toàn từ dược liệu Việt Nam đã được thử nghiệm thành công.
Tài liệu tham khảo
  1. Phạm Xuân Sinh (2009). Cây chó đẻ răng cưa trị viêm gan virus B. Sức khỏe và đời sống
  2. Ngọc Lan (2009). Thuốc chữa viêm gan B từ cây chó đẻ. VietnamNet
  3. Quách Tuấn Vinh (2008). Tác dụng chữa bệnh của cây chó đẻ răng cưa. Sức khỏe và đời sống
  
Ngày 27/07/2009
Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang
(Tổng hợp)