Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

Dich cân kinh- Thức thứ hai: Lưỡng kiên hoành đản (Hai vai đánh ngang)

Thức thứ hai: Lưỡng kiên hoành đản (Hai vai đánh ngang)

1. ĐỘNG TÁC, TƯ THẾ


1.1. Án chưởng hành khí ( án tay, khí lưu thông), tiếp theo thức thứ nhất, hai bàn tay từ hợp rời nhau, úp xuống tới bụng, rồi đưa ra sau lưng (H3), đồng thời ý-khí theo bàn tay trầm đơn điền.


1.2. Lưỡng tý hoành đản ( hai tay ngang vai), hai tay từ từ đưa lên ngang vai, hai bàn tay hướng lên trời, mắt khép lại, dùng ý dẫn khí phân ra hai vai, bàn tay. Mắt từ từ mở ra. Lưỡi từ nóc vọng hạ xuống. Ý khí trên đầu, hông, đùi buông lỏng. Giữ tư thức càng lâu càng tốt.(H4)
2. HIỆU NĂNG


     Tráng yêu, kiên thận (làm cho lưng mạnh lên, giữ thận chắc chắn.)
     Xả hung lý khí ( làm cho lồng ngực mở ra, giữ khí điều hòa).
3. CHỦ TRỊ


     Trị chứng yếu thắt lưng,
     Bảo vệ thận,
     Trị chứng uất kết lồng ngực (thần kinh),
     Giữ toàn thể xương sống khi bị yếu (sau khi bệnh, tuổi già).
4. NGUYÊN BẢN

4 bài tập khí công tâm pháp đơn giản

(Nguồn:  http://www.youtube.com/watch?v=FGZXnPhYVLc&feature=related )


Dịch cân kinh - Thức thứ nhất :Cung thủ đương hung (chắp tay ngang ngực)

Thức thứ nhất: Cung thủ đương hung (Chắp tay ngang ngực)

1. ĐỘNG TÁC, TƯ THẾ
1.1. Tý tiền bình cử (hai tay đưa ngang về trước), hai tay duỗi thẳng, hai bàn tay từ từ úp vào nhau, rồi đưa lên tới vị trí ngang ngực. (H1).
1.2. Cung thủ hoàn bao (vòng tay khép lại): cùi chỏ từ từ co lại, cho đến khi hai cánh tay ép nhẹ vào thân. Hai bàn tay hướng thượng. Hai vai hạ xuống, xả khí trong lồng ngực. Xương sống buông lỏng. Khí trầm đơn điền. Lưỡi đưa sẽ chạm lên nóc vọng (palais). Giữ tư thức từ 10 phút đến một giờ, mắt như nhìn vào cõi hư vô, hoặc nhìn vào một vật thể thức xa. Cứ như vậy trong khoảng một thời gian nhất định, tâm trung cảm thấy thông sướng. Đó là cách thượng hư hạ thực.(H2).
2. HIỆU NĂNG
     Trừ ưu, giải phiền,
     Giao thông tâm thận.
3. CHỦ TRỊ
     Mất trí nhớ, tim đập thất thường.
     Dễ cáu giận,
     Nóng nảy, thiếu kiên nhẫn,
     Trong lòng lo sợ vô cớ,
     Thận chủ thủy, tâm chủ hỏa. Khi tâm thận bất giao, tức thủy không chế được hỏa, sẽ sinh mất ngủ, mất trí nhớ. Thức  này có thể điều hòa tâm thận.
4. NGUYÊN BẢN

(Nguồn : http://www.khicongvn.com/show.asp?cat=032&item=1858)

Dịch cân kinh - Dẫn nhập

Các bạn có thể xem các bài tập trực tiếp trên website : http://www.khicongvn.com/video.asp

Dẫn nhập Dịch Cân kinh


Phần thứ nhất: Dẫn nhập

  1. Nguồn gốc
  2. Nội dung

Phần thứ nhì: Chuẩn bị

  1. Điều kiện để luyện
  2. Trường hợp không nên luyện Dịch Cân Kinh
  3. Tư thức dự bị lúc mới luyện
  4. Hiệu năng
  5. Chủ trị
  6. Thu công

Phần thứ ba: 12 thức Dịch Cân kinh

Phần thứ tư: Tổng kết

Phụ lục: Tài liệu Dịch Cân kinh ngụy tạo.








Thưa Quý Đồng-nghiệp,

Hôm nay chúng ta họp nhau đây, để thảo luận một đề tài vừa có tính chất Y-học, vừa có tính chất Võ-học, Thể-thao rất cổ của Trung-Quốc. Tại các Đại-học Y-khoa Á-châu Thái-bình dương, việc đưa vấn đề như thế này vào giảng dạy, là một sự bình thường từ đầu thế kỷ thứ 20. Nhưng tại châu Âu chúng ta thì thực là hiếm hoi. Hơn nữa đề tài, mà chúng ta bàn luận đây, sẽ gây ra rất nhiều tranh luận. Đó là:

DỊCH CÂN KINH

Dịch Cân kinh là tiếng gọi tắt của Dịch Cân Tẩy Tủy Kinh. Bộ sách này đầy những huyền thoại, đầy những ngụy tạo, đầy những mơ hồ, đã làm hại biết bao nhiêu người tin vào các bản ngụy tạo, rồi luyện tập, gây ra phản ứng nguy hại cho cơ thể, dĩ chí chết người.

Vì vậy sau buổi hội thảo hôm nay, tôi xin Quý-vị hãy vì Y-đạo, chịu khó giảng dạy cho người xung quanh, cho thân chủ, để sự thực được soi sáng.

Thưa Quý-vị,

Tôi là người Pháp gốc Việt, sống ở Pháp nhiều hơn ở Việt-Nam. Tuy nhiên lúc nào tôi cũng tưởng nhớ đến cố quốc xa xôi vạn dặm. Tôi hy vọng bản tiếng Việt của tôi, sẽ được chuyển về Việt-Nam như một bông hồng dâng cho bà mẹ hiền tóc mầu sương đang ngồi trông tin con.

Phần thứ nhất: Dẫn nhập

1. NGUỒN GỐC

Trong hằng trăm nghìn ngôi chùa Phật-giáo trên thế giới, không một ngôi chùa nào được tiểu thuyết hóa, huyền thoại hóa và thần thánh hóa bằng chùa Thiếu-Lâm bên Trung-Quốc (1). Và cũng trong hằng triệu vị tăng, không vị nào được viết, được nói, được tôn sùng bằng ngài Bồ-đề Đạt-ma. Bỏ ra ngoài vấn đề tôn giáo, quả thực Ngài là một trong những người đã đem Thiền-công vào Trung-Quốc, và làm cho quảng bá.

Ghi chú:

Trung-Quốc có 3 ngôi chùa đều mang tên Thiếu-Lâm.
  1. Hà-Nam đăng phong Tung-Sơn Trung-Châu Thiếu-Lâm tự,
  2. Hà Bắc Bàn-Sơn Thiếu-Lâm tự,
  3. Phúc-Kiến Tuyền-Châu Nam Thiếu-Lâm tự,

Một trong những sự kiện người ta từ thần thánh hóa ngài, rồi đi đến ngụy tạo ra những bộ Thiền-công, Khí-công và gán cho ngài là tác giả. Trong đó có bộ Dịch Cân Tẩy Tủy Kinh. Bài tựa bộ Thiếu-Lâm tự tư liệu của Vưu Cốc, Diêu Nguyên, do Văn-Hiến xuất bản xã Bắc-Kinh, xb. tháng 10-1984, phần tựa, trang 2 viết:

"Từ trước đến nay, mật bản Dịch Cân kinh nói là nội công Thiếu-Lâm, rồi được lưu truyền trên trăm năm đến giờ. Căn cứ vào sự kết thành của nội dung bộ sách cũng như cú pháp thì không thể nào tin được. Bộ này chỉ có thể được viết vào thời Thanh Khang-Hy (1662-1723), Ung-Chính (1723-1736) là quá. Trong thời vua Quang-Tự (1875-1909), chính Phúc-Sơn Vương Tổ Nguyên cũng đã viết: Xét đến Tung-Sơn Thiếu-Lâm tự, người ta mạo ra tập Nội-công đồ, phổ biến rất rộng".

Thực sự Dịch Cân kinh là bộ sách Khí-công do các Đạo-gia Trung-Quốc soạn ra vào cuối đời Minh hay đầu đời Thanh, tương đương với bên Đại Việt vào cuối đời Lê sang đời Nguyễn. Lúc mới xuất hiện Dịch Cân kinh chỉ là một trong hằng trăm bộ sách Khí-công, không quá siêu việt. Bộ sách này trước năm 1950 chẳng nổi tiếng cho lắm. Nhưng từ khi nhà văn Kim Dung, tiểu thuyết hóa đi trong Thiên-long Bát-bộ, thì bộ kinh này trở thành thánh kinh. Nổi tiếng đến độ đã có người bị ngã gẫy chân, thay vì đi tìm thầy điều trị, lại nằm ỳ ở nhà luyện, chút nữa phải cưa chân. Tác giả Dịch Cân kinh không biết là ai.

Dịch Cân kinh ra đời khoảng 1662-1736, thế nhưng Kim-Dung lại cho nhân vật tiểu thuyết Mộ Dung Bác, Du Thản Chi, Cưu Ma Trí luyện vào đời Bắc Tống (960-1127). Có lẽ Kim Dung cho rằng mình viết tiểu thuyết, nên không cần sự chính xác, rồi ông cũng và gán cho tác giả là ngài Bồ-đề Đạt-ma của chùa Thiếu-Lâm. Thành ra từ thập niên 60 thế kỷ thứ 20, người Việt không hề thấy bộ sách này, rồi cho rằng đó là bộ sách trong huyền thoại, không có thực.

Một số người thất học, trong đó có vài võ sư, vài thầy lang Việt-Nam, chưa hề thấy bản Dịch Cân kinh trên, họ bịa ra nhiều bản Dịch Cân kinh, rồi đem phổ biến. Tất nhiên quần chúng tin ngay. Trong thời gian 1960-1975 ở miền Nam Việt-Nam, ngay khi ra ngoại quốc (1975-2001) lưu truyền một phương pháp luyện Dịch Cân kinh, bằng tiếng Việt, chỉ có một thức duy nhất là đứng thẳng buông lỏng rồi vẫy tay như chim non tập bay. Đính kèm còn chép thêm rằng nhiều người tập, đã chữa khỏi ung-thư gan, lao, thận, Parkinson, huyết áp cao, và hàng chục thứ bệnh nan y. Cho rằng đây là một ấn bản khác của Dịch Cân kinh, tôi đã bỏ công tra trong các thư viện của những Đại-học Y-khoa Thượng-Hải, Giang-Tô, Hồ-Nam, Phúc-Kiến, dĩ chí đến các gia, các phái võ thuộc các hệ Thiếu-Lâm ở Hương-Cảng, Đài-Loan, nhưng cũng không thấy. Vì vậy tôi đặt tên bản này là Dịch Cân Kinh Việt-Nam (DCKVN), vì được sáng tác vào thời kỳ 1960-1975.

Gần đây một vài tờ báo Việt-ngữ bên Hoa-Kỳ lại lưu truyền một bản Dịch Cân kinh nữa, hơi giống bản DCKVN, hơn nữa còn đăng lời xác nhận giá trị của Bác-sĩ Lê Quốc Khánh (sinh 1932), người từng học ở Đại-học Quân-y, từng làm việc chung với các Bác sĩ Pháp, Mỹ, Phi-Luật-Tân, và cộng tác với Bác-sĩ Đinh Văn Tùng trong công cuộc nghiên cứu trị ung thư bằng Phẫu-thuật (1936-1965), nghĩa là ông Khánh mới 3 tuổi đã thành Bác sĩ. (Tài liệu đính kèm). Tôi không phủ nhận tập tài liệu này, tôi hứa sẽ nghiên cứu kỹ rồi xác nhận sau.

Từ năm 1974, một số Đại-học Y-khoa Trung-Quốc dùng Dịch Cân kinh làm khóa bản giảng dạy cho các thầy Tẩm-quất (Kinésithérapeutre) và Bác-sĩ Thể-thao để luyện lực phục hồi sau khi trị bệnh bị tiêu hao chân khí. Tài liệu còn dùng trị bệnh kết hợp Tây-y, Trung-dược, Châm-cứu:

  - Lão khoa (Geratology)
  - Thần kinh, (Psychiatrics)
  - Não khoa, (Neurology)
  - Niệu khoa (Urology)
  - Phong thấp (Rhumatology)
  - Phế khoa (Pneumology)
  - v.v...

Đến Đại hội Y-khoa toàn quốc năm 1985 tại Trung-Quốc, các trường Đại-học Y-khoa trao đổi kinh nghiệm, đã chú giải, phân tích, tước bỏ phần có hại, hoặc không có kết quả đi. Từ đấy Dịch Cân kinh được giảng dạy chung với một số bộ Khí-công khác, theo thứ tự là:

  1. Dịch Cân kinh,
  2. Tráng yêu bát đoạn công, (8 thức luyện cho lưng khỏe).
  3. Ngũ cầm công, (năm thức luyện nhái theo 5 loại thú).
  4. Bát đoạn cẩm, (8 thức Khí-công đẹp như gấm).
  5. 24 thức luyện công của Trần Hy-Di.
  6. Nội đơn thuật (căn cứ vào Kinh Dịch, Đạo Đức kinh).
  7. Thất diệu pháp môn (bẩy phép luyện công tuyệt diệu).

Sở dĩ Dịch Cân kinh được đưa lên hàng đầu vì những lý do sau:

  - Dễ luyện,
  - Luyện mau kết quả,
  - Khi luyện dù trẻ con, dù người già, dù ngộ tính kém cũng thu được kết quả.
  - Dù luyện sai, chỉ thu kết quả ít, chứ không sợ nguy hiểm.

Tuy vậy nếu bàn về kết qủa luyện thần, luyện thể thì Dịch Cân kinh thua xa 24 thức luyện của Trần Hy Di. Vì luyện Thiền-công, Khí-công từ nhỏ, nên trong thời gian học tại Đại-học Y-khoa Thượng-hải, tôi theo dõi những buổi giảng Khí-công rất kỹ. Sau khi rời Thượng-Hải, trở về Paris, tôi luyện Dịch Cân kinh liên tiếp 5 năm. Rồi giảng dạy. Trong lúc giảng, tôi đã gặp những khúc mắc khó khăn về sư phạm, không phân giải được, đành chịu, không biết bàn với ai. Phải chờ đến 1987, tôi sang Úc, ở tại nhà bào đệ là Trần Huy Quyền vấn đề mới được soi sáng.

Trong gia đình sáu anh em tôi, thì Quyền là người thông minh nhất. Bất cứ vấn đề gì rắc rối, bí hiểm đến đâu, Quyền chỉ suy nghĩ khoảng nửa giờ là kiến giải sáng suốt. Tôi là thầy thuốc thiếu kinh nghiệm dạy võ thuật, lại nữa tôi chỉ dạy Khí-công cho những sinh viên đã tốt nghiệp Đại-học Y-khoa, nên không có cái nhìn tổng quát. Còn Quyền thì dạy đệ tử nhỏ nhất là 6 tuổi, lớn nhất có khi tới 80, lại có đủ trình độ kiến thức. Vì vậy Quyền nhiều kinh nghiệm sư phạm hơn tôi. Tôi đem Dịch Cân kinh ra bàn với Quyền. Vì Quyền đã học võ từ năm 11 tuổi, dạy võ 22 năm (năm đó Quyền 42 tuổi), rất nhiều kinh nghiệm. Trong một tháng, anh em đã trao đổi, bao nhiêu khúc mắc đều giải được hết. Năm sau (1988) tôi trở lại Úc, chúng tôi ra soạn thành tài liệu.

Nay nhân Đại hội Y-khoa Châu-Âu của ARMA, do yêu cầu của anh em, một lần nữa tôi sửa đổi, thêm kinh nghiệm, đem ra giảng dạy. Tôi tin rằng anh chị em sẽ hội lĩnh được hết. Trước là luyện cho thể kiện, tâm an, thần tĩnh. Sau là dạy cho thân chủ, giúp họ trị bệnh.

2. NỘI DUNG

Bản Dịch Cân kinh mà các Đại-học Y-khoa Trung-Quốc dùng là cổ bản từ cuối đời Minh, đầu đời Thanh, lưu truyền tới nay. Nội dung Dịch Cân kinh chia ra làm 12 thức. Mỗi thức gồm nhiều câu Khẩu-quyết, theo thể văn vần để dễ nhớ. Tôi không phiên âm, cũng như dịch nguyên văn, vì tối vô ích. Tôi chỉ giảng nghĩa, phân tích các câu quyết đó rất chi tiết. Tuy nhiên sau mỗi thức tôi cũng chép nguyên bản bằng chữ Hán, cũng như hình vẽ trong cổ bản để độc giả tham chước. Về tên mỗi thức, tôi không theo cổ bản mà theo bản của các Đại-học Y khoa Trung-Quốc.

Cũng như tất cả thư tịch Trung-Quốc, trải qua một thời gian dài, các câu Khẩu-quyết này bị nạn tam sao thất bản. Khi san định, phân tích để đem làm tài liệu, ban tu thư các Đại-học đã vứt bớt đi hầu hết các bản, chỉ nghiên cứu 27 bản mà thôi. Phần tôi trình bầy đây là theo bản của Đại-học Y-khoa Thượng-Hải và tham chước bản của các Đại-học Thành-Đô, Giang-Tô, Bắc-Kinh, Vân-Nam.

Mỗi thức gồm có:

    - Động tác và tư thế, để chỉ thế đứng khởi đầu, rồi các động tác biến hóa, thở hít.
    - Hiệu năng (actions), để chỉ tổng quát của kết quả đạt được nếu luyện đúng.
    - Chủ trị (Indications). Tôi dùng chữ Chủ-trị sát nghĩa hơn là chữ Chỉ-định.
    - Vị trí, huyệt vị. Mỗi khi định vị trí trên cơ thể, tôi diễn tả rất chi tiết, để đọc giả có thể luyện một mình. Tuy nhiên tôi lại mở ngoặc định rõ chỗ ấy thuộc kinh nào, huyệt nào, để các vị Bác-sĩ, Châm-cứu gia, Võ-sư, dễ nhận hơn. Độc giả chẳng nên thắc mắc làm gì.

Phần thứ nhì: Chuẩn bị

1. ĐIỀU KIỆN ĐỂ LUYỆN

  - Từ sáu tuổi trở lên.
  - Chỗ luyện phải thoáng khí, không bị nhiễu loạn vì tiếng động, không nóng hay lạnh quá (20 đến 30 độ C).
  - Ăn vừa đủ no, không đói quá, không no quá, không say rượu.
  - Y phục rộng.
  - Giải khai đại tiểu tiện trước khi luyện.
  - Luyện từng thức theo thứ tự.
  - Không nhất thiết phải luyện đủ 12 thức một lúc.
  - Khi mới luyện, luyện từng thức một. Tỷ dụ hôm nay luyện thức thứ nhất. Ngày mai ôn lại thức thứ nhất, rồi luyện sang
    thức thứ nhì. Ngày thứ ba ôn lại hai thức đầu rồi luyện thức thứ ba.
  - Mỗi ngày luyện một hay hai lần.
  - Trong toàn bộ tôi dùng chữ :
  - Thổ nạp để chỉ thở hít hay hô hấp.
  - Thổ (hô) để chỉ thở ra.
   
Còn gọi là thổ cố nạp tân (thở khí cũ ra, nạp khí mới vào).
  - Nạp (hấp) để chỉ hít vào. Thổ nạp dài ngắn tùy ý, không bắt buộc.
  - Dẫn khí, tức dùng ý dẫn khí, hay tưởng tượng dẫn khí theo hướng nhất định.

2. TRƯỜNG HỢP KHÔNG NÊN LUYỆN

  - Đang bị cảm, cúm, sốt.
  - Bị thương các vết thương chưa đóng sẹo.
  - Phụ nữ có thai từ 3 tháng trở đi (Phụ nữ đang cho con bú luyện rất tốt).
  - Ăn no quá hay đói quá.
  - Sau khi làm việc quá mệt.

3. TƯ THÚC DỰ BỊ LÚC MỚI LUYỆN

    Đứng: thân ngay thẳng tự nhiên.

  - Hai chân mở vừa tầm, rộng bằng hai vai,
  - Gối, bàn chân tự nhiên, thẳng,
  - Hai vai, tay buông thõng, hai bàn tay khép nhẹ,
  - Mắt nhìn thẳng phía trước, không lưu ý vào hình, cảnh,
  - Tiến hành toàn thân buông lỏng: Mắt đầu, cần cổ, hai vai, hai tay, ngực, lưng, bụng, đùi, chân...
    Buông lỏng hay còn gọi là phóng túng, nghĩa là thả cho cơ thể tự do, không cố gắng, không chú ý, không suy nghĩ.
  - Ý niệm: thần tĩnh, không suy nghĩ, không chú ý đến âm thanh, mầu sắc, nóng lạnh.
  - Hơi thở bình thường. Đây là tư thức căn bản, lấy làm gốc khởi đầu cho nhiều thức. Tất cả các thức Dịch Cân kinh đều
    là Lập thức (thức đứng). Không có Ngọa thức (thức nằm) và Tọa thức (thức ngồi).

4. HIỆU NĂNG

  - Điều thông khí huyết,
  - Tăng vệ khí,
  - Ích tủy thiêm tinh,
  - Kiên cân, ích cốt.
  - Gia tăng chân-nguyên khí,
  - Minh tâm, định thần,
  - Giữ tuổi trẻ lâu dài.
  - Gia tăng nội lực.

5. CHỦ TRỊ

  - Có thể trị độc lập, hay phụ trợ cho việc trị bệnh bằng bất cứ khoa nào: Tây-y, Châm-cứu, Trung-dược v.v.
  - Phục hồi sức khỏe sau khi trị bệnh:
            Trị tất cả các bệnh khí: khí hư, bế khí, khí hãm.
            Trị tất cả các bệnh về huyết: huyết hư, bần huyết.
            Trị tất cả các chứng phong thấp.
            Trị tất cả các bệnh về thần kinh.
            Trị tất cả các bệnh tâm, phế.

6. THU CÔNG

Kính thưa Quý-vị

Kinh nghiệm giảng huấn Khí-công mà chúng tôi thu được :

  - Dù tuổi trẻ, dù cao niên,
  - Dù tư chất cực thông minh hay bình thường,
  - Dù người mới tự luyện,
  - Dù những vị Bác-sĩ thâm cứu Trung-y, dù các vị lương y,
  - Dù các võ sư, hay huấn luyện viên võ thuật.

Sau khi tập ngoại công, luyện nội công, luyện khí công xong, thì chân khí nảy sinh. Chân khí nảy sinh, cần quy liễm lại, thì mới không bị chạy hỗn loạn. Vì vậy Quý-vị cần hướng dẫn cho thân chủ thu công. Đây là kinh nghiệm đặc biệt của chúng tôi, sau nhiều năm giảng dạy y học, võ học, thiền công và khí công. Phương pháp thu công, chúng tôi chép vào cuối tập tài liệu này.



Danh sách các thức và quan hệ với 12 kinh chính trong cơ thể




STT
Các thức tập
12 Kinh chính

Thức thứ nhất
Thủ Thái Âm Phế Kinh.

Thức thứ hai
Thủ Dương Minh Đại Trường Kinh.

Thức thứ ba
Túc Dương Minh Vị Kinh.

Thức thứ tư
Túc Thái Âm Tỳ Kinh.

Thức thứ năm
Trắc sưu cửu ngưu vỹ (Nghiêng mình tìm đuôi trâu)
Thủ Thái Dương Tiểu Trường Kinh.

Thức thứ sáu
Thủ Thiếu Âm Tâm Kinh.

Thức thứ bảy
Cửu quỷ bạt mã đao (Cỡi ngựa vung đao)
Túc Thái Dương Bàng Quang Kinh.

Thức thứ tám
Túc Thiếu Âm Thận Kinh.

Thức thứ chín
Thanh-long thám trảo (Rồng xanh dương vuốt)
Thủ Quyết Âm Tâm Bào Kinh.

Thức thứ mười
Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu Kinh.

Thức thứ mười một
Hoành chưởng kích cổ (Vung tay đánh trống)
Túc Thiếu Dương Đởm Kinh.

Thức thứ mười hai
Đề chủng hợp chưởng (Đưa gót hợp chưởng)
Túc Quyết Âm Can Kinh.

Thu công






(Nguồn :http://www.khicongvn.com/show.asp?cat=032&item=1852)
hoặc : http://www.nguyenkynam.com/tamphap/dichcankinh.htm)

Dịch cân kinh

Tương truyền, kinh này xuất phát từ chùa Thiếu Lâm (Trung Quốc), là công phu do Đạt Ma sư tổ truyền dạy nhằm giúp chư tăng có đủ sức khỏe để tu tập giáo pháp. Dịch cân kinh giúp chuyển đổi gân cốt và cơ bắp từ suy nhược thành sung mãn.
Ngày nay, phép chữa bệnh theo Dịch cân kinh được gọi là phất thủ liệu pháp. Đây là phương pháp khí công chữa bệnh bằng cách lắc tay đơn giản, dễ nhớ, dễ tập và có hiệu quả cao đối với nhiều bệnh mạn tính khác nhau, từ suy nhược thần kinh, hen suyễn đến bệnh tiêu hóa, tim mạch, sinh dục…
Tìm nơi thoáng mát, không khí trong lành. Mặc quần áo rộng rãi. Đứng thẳng, hai chân dang ra song song ngang vai, các ngón chân bám chặt vào mặt đất, hậu môn nhíu lại, bụng dưới hơi thót, ngực hơi thu vào, vai xuôi tự nhiên, hai mắt khép hờ, đầu lưỡi chạm nướu răng trên, tâm ý hướng về Đan điền (dưới rốn khoảng 3 phân).
Hai cánh tay, bàn tay và các ngón tay duỗi thẳng tự nhiên. Hai cánh tay hơi cong ở khuỷu. Đưa hai cánh tay về phía trước, đồng thời hít vào. Dùng lực vẫy hai cánh tay ra phía sau đến hết tầm và thở ra. Khi hết tầm tay ra phía sau, hai cánh tay theo đà của lực quán tính trở về phía trước, đồng thời với hít vào. Sau đó lại tiếp tục vẫy tay ra phía sau. Một lần hít vào, một lần thở ra là một cái lắc tay. Làm liên tục nhiều cái. Tối thiểu 500 cái một lần tập. Mỗi ngày có thể tập hai lần. Nếu để chữa bệnh thì mỗi lần tập phải thực hành từ 1.500 cái trở lên.
Động tác lắc tay phải bền bỉ, đều đặn, nhẹ nhàng, linh hoạt. Không cần dùng sức mạnh để cố vẫy tay ra phía sau mà chỉ dùng sức bình thường, tương ứng với nhịp thở điều hòa của cơ thể. Việc nhíu hậu môn và bám các đầu ngón chân xuống đất cũng vậy. Chỉ cần dùng sức vừa phải nhằm bảo đảm tâm lý thoải mái và thể lực dẻo dai để có thể thực hành đến hàng ngàn cái mỗi lần tập.
Động tác đưa tay về trước là do phản lực quán tính từ phía sau tạo nên. Tuyệt đối không dùng sức. Tầm tay phía trước không vượt quá thắt lưng. Trong suốt quá trình lắc tay, mặc dù cánh tay di động trước sau, nhưng phải luôn duy trì tình trạng thoải mái tự nhiên, cánh tay không gồng sức.
Những người bệnh hoặc có tật ở chân không đứng được vẫn có thể thực hành hiệu quả phất thủ liệu pháp bằng cách ngồi trên đất hoặc trên ván, vẫy tay ở vị thế cánh tay co lại khoảng 90 độ.
Cơ chế tác động của phất thủ liệu pháp
Động tác hít thở phối hợp với lắc tay điều hòa và liên tục tác động vào các cơ ngực và thành bụng, nhất là cơ hoành, giúp xoa bóp các nội tạng, thúc đẩy sự vận hành khí huyết và tăng cường chức năng của các cơ quan. Nó cũng có tác dụng khai thông những bế tắc, ứ trệ trong kinh mạch hoặc tạng phủ. Những người tiêu hóa đình trệ sau khi thực hành khoảng 500-700 cái sẽ có trung tiện hoặc ợ hơi, có cảm giác dễ chịu rất rõ. Phất thủ liệu pháp là phương pháp đơn giản nhất để chữa bệnh đau dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa. Những trường hợp khí nghẽn, khí bế, khí uất do stress, bệnh tật hoặc do tập khí công sai lệch cũng có thể làm cho thông bằng phất thủ liệu pháp.
Theo quan điểm của y học truyền thống và khí công cổ đại, con người và vũ trụ có quan hệ giao hòa thông qua hô hấp. Hai nhà bác học người Pháp Jacqueline Chantereine và Camille Savoire cũng kết luận: “Lực vũ trụ nhập vào con người ở đầu và xuất ra nơi bàn chân phải, âm lực của quả đất nhập vào con người nơi chân trái để lên đến đỉnh đầu ở phía sau ót”. Những động tác của phất thủ liệu pháp tuy đơn giản nhưng đã trực tiếp phát huy quy luật này đối với việc chữa bệnh và tăng cường nội khí.

Ở phía trên, động tác hít thở và lắc tay kích hoạt huyệt Bách hội ở đỉnh đầu và Đại chùy ở giữa hai bả vai để thu thiên khí, khai thông và tăng cường hoạt động của các đường kinh dương. Bách hội và Đại chùy đều là những điểm giao hội của các đường kinh dương và mạch Đốc.

Ở phía dưới, việc nhíu hậu môn và bám các đầu ngón chân xuống mặt đất kích thích hai huyệt Trường cường và Hội âm ở hai bên hậu môn và tĩnh huyệt của các đường kinh âm. Quan trọng nhất là huyệt Dũng tuyền ở giữa lòng bàn chân và Ẩn bạch ở đầu ngoài móng ngón chân cái. Động tác này có tác dụng hấp thu địa khí, khai thông và tăng cường hoạt động của các âm kinh.

Theo học thuyết Kinh lạc, dương phải thường giáng và âm phải thường thăng. Vì lắc tay liên tục đến hàng ngàn cái nên khi các đường kinh dương được khai thông và đi dần xuống (Dương giáng) điểm cuối ở đầu ngón chân, chúng sẽ tự động kích hoạt những tĩnh huyệt của kinh âm, khiến các đường kinh này chạy ngược trở lên (âm thăng). Đối với các đường kinh âm cũng vậy, khi chạy đến điểm cuối ở phía trên, nó sẽ lại kích hoạt các đường kinh dương đi trở xuống và cứ thế tiếp tục luân chuyển tuần hoàn trong cơ thể. Đây chính là một biểu hiện của quy luật Cực dương sinh âm và Cực âm sinh dương.
Phất thủ liệu pháp có tác dụng cân bằng âm dương, thuận khí, giáng hư hỏa. Theo y học cổ truyền, khí dương thường thừa mà khí âm thường thiếu. Âm hư có thể do bẩm sinh, hay quá căng thẳng, lo âu trong cuộc sống. Sự mất cân bằng đó là đầu mối của nhiều bệnh tật mà Đông y gọi chung là chứng Âm hư Hỏa vượng (hay sốt về chiều, mờ mắt, mắt đỏ, khô cổ, ù tai, đau lưng, hay lở miệng, hay ho, suyễn, viêm họng, viêm xoang mạn). Phất thủ liệu pháp có thể chữa các chứng này bằng cách kích thích các đường kinh âm để sinh âm, bồi bổ âm khí. Chính tư thế của liệu pháp cũng bảo đảm nguyên tắc thượng hư hạ thực (như thư giãn phần vai, cứng chắc phần hạ bộ, nhíu hậu môn, bám các đầu ngón chân…) - biện pháp điều trị hữu hiệu với những chứng hư hỏa. Nguyên tắc này đòi hỏi người tập luôn giữ cho phần trên của cơ thể được thư giãn về hình, hư linh về ý. Ngược lại, phần dưới phải đầy đặn, cứng chắc nhằm đưa trung tâm lực của cơ thể dồn xuống.
Phất thủ liệu pháp cũng giúp điều hòa thần kinh giao cảm. Khoa học hiện đại cho biết trên 50% bệnh tật của con người là do những cảm xúc âm tính gây ra. Chính tâm lý căng thẳng do tình chí uất ức hoặc nhịp sống quá nhanh trong một thời gian dài dễ làm thần kinh quá tải, suy nhược và rối loạn. Sự rối loạn này làm cơ thể mệt nhọc, ăn ngủ kém ngon, giảm sức đề kháng, dễ sinh bệnh tật hoặc làm trầm trọng thêm những chứng bệnh đã có. Nếu tập trung tư tưởng vào nhịp lắc tay, người tập sẽ mất đi những cảm xúc khó chịu thường ngày. Đó là nguyên tắc dùng một niệm để chế vạn niệm.

Theo học thuyết Paplov, khi ta gây hưng phấn ở một điểm và một vùng nhỏ thì những phần còn lại của vỏ não sẽ rơi vào trạng thái ức chế, nghỉ ngơi. Áp dụng những nguyên tắc này, việc tập trung vào lắc tay sẽ điều hòa được thần kinh giao cảm, phục hồi tính tự điều chỉnh, tự hoàn thiện vốn có của hệ thần kinh trung ương.
Tập phất thủ liệu pháp có gây phản ứng nguy hiểm gì không?
Phất thủ liệu pháp có tác dụng kích thích, xúc tiến để cơ thể tự khai thông, tự chỉnh lý; nó không vận khí, không cưỡng cầu nên hiếm khi xảy ra sai lệch. Trong quá trình tập, người tập có thể đau, tức, ngứa ngáy, co giật do việc khai mở một số huyệt vị trên đường kinh hoặc công phá một tổ chức bệnh trước khi những chỗ bế tắc này bị thải trừ hết. Thông thường, những phản ứng trên sẽ tự chấm dứt sau một vài ngày.
Do không rơi vào nhập tĩnh nên khó xảy ra trường hợp người tập bị ảo giác làm rối loạn tâm lý. Phất thủ liệu pháp tác động kích thích đồng thời các huyệt bách hội, hội âm và trường cường. Do đó, bách hội và hội âm tạo ra những van an toàn để trung hòa với chân hỏa phát sinh từ trường cường, khó xảy ra trường hợp chênh lệch thái quá giữa âm và dương nên không gây nguy hiểm cho người tập.

Phất thủ liệu pháp tuân thủ nguyên tắc thượng hư hạ thực và tâm ý quán chiếu Đan điền, khiến năng lượng của cơ thể không chạy lên đầu gây tổn thương cho não, không xảy ra những chứng trạng mà người ta thường gọi là tẩu hỏa nhập ma.

Việc đầu lưỡi chạm nướu răng trên và nhíu hậu môn làm nối liền hai mạch Nhâm, Đốc, tạo ra sự thông nhau giữa hai bể khí âm và dương. Sự tương thông này giúp nội khí tuần hoàn trong thân người, điều hòa âm dương và sinh lực giữa lục phủ ngũ tạng.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

Phòng bệnh bằng thở sâu

Càng thở nông càng dễ dẫn đến cao huyết áp (CHA). Thở sâu đến bụng dưới vừa giúp tăng dung tích sống, kiểm soát cảm xúc, chống stress vừa hình thành một cơ chế giống như quả tim thứ hai để cải thiện lưu thông khí huyết và phòng chống CHA.

Cao huyết áp  là một căn bệnh thầm lặng nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy tim, suy thận, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Từ lâu, người ta đã biết được nhiều yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến căn bệnh chết người này. Ngoài những yếu tố thông thường đã được biết trước kia như: hút thuốc, uống rượu, béo phì, độ cholesterol máu cao, gần đây, một nghiên cứu khoa học đã cho biết hai dấu chỉ quan trọng có thể tiên đoán được sự phát triển CHA ở nhiều người. Đó là thở kém, thở nông và độ uric acid cao trong máu.

Cơ chế tương tác giữa hơi thở và áp huyết

Một báo cáo trên Science News (137,25:398) đã cho biết, lượng không khí hít vào và thở ra càng ít càng dễ có khuynh hướng bị CHA. Trung bình, mỗi ngày mỗi người thở khoảng 21.600 lần để cung cấp dưỡng khí cho các cơ quan. Nếu thở nông, thở kém chúng ta đã tước đoạt một phần dung tích sống của chính chúng ta. Não, tim và phổi làm việc chung với nhau để hoàn thành chức năng cung cấp dưỡng khí và máu cần thiết đến các cơ quan và tất cả các tế bào trong cơ thể. Khi thở nông hoặc dung tích sống kém sẽ kéo theo hệ quả hiệu suất co bóp của tim bị giảm đi, tim có thể đập nhanh hơn mà vẫn không đáp ứng đủ lượng máu đến các nơi, nhất là những khu vực ở xa, tổ chức ngoại biên hoặc tay chân. Lâu dần tình trạng này đè nặng áp lực lên tim và thành mạch máu dễ dẫn đến CHA. Ngược lại, nếu thở sâu, dung tích sống lớn, máu và dưỡng khí sẽ dễ được cung cấp đến các nơi. Mặt khác, thở sâu, thở tốt, cung lượng máu đầy đủ kéo theo sự giãn nở các cơ trơn bao quanh thành mạch máu không chỉ làm nhẹ áp lực lên thành mạch, giải tỏa bớt áp lực lên tim mà qua tương tác cơ và thần kinh còn có tác dụng điều hòa thần kinh giao cảm. Tất cả những yếu tố này đều ảnh hưởng đến áp huyết.

Nên thở sâu như thế nào?

Khi nói đến thở sâu, người ta thường nghĩ đến lối thở vươn vai và hít hơi dài để tăng dung lượng của 2 lá phổi. Tuy nhiên, ngày nay, các nhà khoa học phương Tây cũng đã quan tâm đến cách thở sâu đến bụng dưới của y học phương Đông. Trong khi phép thở bình thường chỉ sử dụng một phần cơ hoành và cơ ở lồng ngực thì ở cách thở bụng, thường gọi là cách thở triệt để, có thể vận dụng cả cơ bụng và các cơ đáy chậu. Hệ thống cơ hoành, cơ ngực, cơ hông và các cơ vùng đáy chậu hình thành nên một cơ chế giống như một quả tim thứ hai để thúc đẩy lưu thông khí huyết. Bụng dưới phình lên sẽ kéo theo hoành cách mô hạ xuống để nở rộng dung tích phổi.

Ngoài ra, ở thì thở ra, thở ra chậm và từ từ ép sát bụng dưới vừa có tác dụng xoa bóp nội tạng, vừa thúc đẩy khí huyết đến các nơi xa nhất của cơ thể, mà trong điều kiện thở bình thường việc trao đổi khí huyết khó xảy ra. Thì thở ra chậm và dài hơn thì hít vào còn có tác dụng tăng cường ức chế hệ giao cảm. Do đó cách thở này cũng giúp kiểm soát cảm xúc, chống stress, điều hòa huyết áp kể cả cắt cơn CHA thông qua cơ chế nở mạch, điều hòa thần kinh và hoạt động nội tiết.

Tập thở sâu nên nằm hoặc ngồi ở nơi yên tĩnh.

Thực hành: nằm hoặc ngồi ở nơi yên tĩnh. Buông lỏng cơ thể, đặt một bàn tay trên bụng dưới. Hít vào đến bụng dưới, cảm nhận rõ bụng dưới hơi nhô lên dưới bàn tay. Chỉ cần hít vào thêm so với bình thường một chút, không nên cố hít vào quá nhiều để tránh ngộp hơi hoặc làm mệt tim. Thở ra chậm, và từ từ cho đến cuối hơi trong khi ép dần bụng dưới xuống. Có thể thở ra bằng miệng. Miệng chỉ vừa mở đủ để hơi thở từ từ thoát ra. Cảm nhận rõ lúc đang thở ra khi bụng dưới xẹp xuống dần dưới bàn tay. Hít vào, thở ra từ hơi thở này đến hơi thở khác. Khi thuần thục, không cần đặt tay trên bụng dưới, có thể để 2 tay buông lỏng dọc 2 bên thân hoặc trên 2 đùi. Có thể thở mỗi lần một vài hơi thở ở bất cứ đâu hoặc sử dụng như một hình thức thiền trong một buổi tập dài hay ngắn, tùy theo điều kiện thời gian và sở thích của mỗi người.
Theo Lương y Võ Hà
Sức khỏe & Đời sống
(Nguồn :http://suckhoedongphuong.com/?p=481)

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

Đã có lịch trình cụ thể của lương y Võ Hoàng Yên

Thứ Tư, 27/04/2011 10:07

Hiện tại, lương y Võ Hoàng Yên đang trị bệnh cho bà con ở Hà Tây. Sau đó, ông sẽ đến Phú Thọ, một số tỉnh miền Trung và trở lại Bình Phước. Cụ thể hơn, ngày 19 đến ngày 22-5, ông sẽ trở lại Bình Dương chữa bệnh cho người dân ở một ngôi chùa ở xã Tân Mỹ, huyện Tân Uyên và chùa Thiên Ân ở phường Thuận Giao - TX.Thuận An.

Lương y Võ Hoàng Yên đang điều trị bệnh bằng phương pháp bấm huyệt 
 
LY Võ Hoàng Yên (SN 1975, ngụ ấp Cái Nước, thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau), cha tên Võ Hồng Gấm, mẹ tên Nguyễn Ngọc Tươi. Do hoàn cảnh gia đình nghèo, từ thuở nhỏ, ông đã được cha mẹ gửi vào chùa Hưng Nghĩa Tự (thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) để học chữ. Đến năm 16 tuổi, ông vừa học chữ vừa theo học nghề khám bệnh, bốc thuốc theo phương pháp y học cổ truyền tại ngôi chùa này. Người thầy đầu tiên truyền đạt nghề đông y cho ông chính là thầy thuốc nổi tiếng Trần Văn Ba - hiện là Trưởng ban Y tế chùa Hưng Nghĩa.
 
Sau khi học hết lớp 12, LY Yên tiếp tục thi đậu và tốt nghiệp Đại học Luật TP.HCM (khóa 1997-2001).
 
Trong quá trình tìm hiểu về nghề đông y nhiều năm, ông đã miệt mài nghiên cứu phương pháp trị bệnh bằng phương pháp bấm huyệt đạo. Và phương pháp của ông ngày càng hoàn thiện theo thời gian.
Theo ông, việc hoàn hảo phương pháp này để chữa bệnh cứu người chỉ trong vòng 3 năm nay trở lại đây. Hiện nay, ông có tổng cộng 51 học trò trong cả nước theo học nghề phương pháp bấm huyệt đạo để trị bệnh. Trong số đó có cả học trò là mục sư và nhiều học trò đã từng được ông chữa hết bệnh nan y nên đề nghị theo ông học nghề cứu người, cứu đời.
 
Đối với nhiều BN bị bệnh nhẹ như: Thoái hóa cột sống, xương khớp tay, chân, viêm xoang, học trò của ông cũng trị hết bằng phương pháp bấm huyệt đạo do ông truyền dạy.
 
Trả lời qua điện thoại, LY Võ Hoàng Yên cho hay, hiện nay ông đang trị bệnh cho bà con ở Hà Tây. Sau đó sẽ trị bệnh cho bà con nghèo ở tỉnh Phú Thọ và một số tỉnh miền Trung.
 
Sau khi đi qua miền Trung và phương Bắc, ông sẽ trở lại Bình Phước trị bệnh.
 
Sau đó, ngày 17 và 18 âm lịch tháng 4, ông sẽ chữa bệnh cho bà con ở một ngôi chùa thuộc xã Tân Mỹ, huyện Tân Uyên.
 
Ngày 19 và 20 âm lịch tháng 4, ông sẽ trở lại trị bệnh cho bà con ở chùa Thiên Ân (TX.Thuận An).
 
Bản đồ đi đến chùa Thiên Ân, Bình Dương
 
Trả lời câu hỏi của chúng tôi "Tại sao ông không chữa bệnh ở một nơi cố định để BN dễ tìm để nhờ trị bệnh?" Ông trả lời rằng, thứ nhất, hiện nay, ông chưa có giấy phép hành nghề, thứ hai là do ông chưa có một nơi chữa bệnh ưng ý, rộng, thoáng mát để đáp ứng nhu cầu bà con. Riêng phía nhà dân, cũng có nhiều người mời ông nhưng vị trí chữa bệnh nhỏ, hơn nữa ông sợ nhiều bà con tụ tập đông sẽ ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Sở dĩ nói điều này là ông đã từng bị phạt hành chính gần 80 triệu đồng vì tội "hành nghề không giấy phép".
 
LY Võ Hoàng Yên cho hay, ông sẵn sàng hợp tác với cơ quan chuyên môn và cơ quan quản lý ở địa phương. Ông mong rằng, các cơ quan chức năng cần tạo điều kiện cho ông khám, chữa bệnh cho người dân để giúp nhiều người dân không may mắn lành bệnh.
 
Ông thông tin thêm, hiện nay, đang có một người tên Minh, chủ một chủ doanh nghiệp ở Bình Phước mời ông về trị bệnh. Vị giám đốc này sẵn sàng hợp tác và xây dựng một nơi đạt chuẩn để ông trị bệnh giúp đời. "Thú thật, tôi không có nơi đủ lớn, thoáng mát để trị bệnh giúp đời. Do vậy, nơi nào tạo điều kiện giúp tôi, tôi sẽ đến đó trị bệnh giúp bà con" - LY Yên cho biết. 

Xin đừng thần thánh hóa việc làm của tôi!
 
Biết tôi là nhà báo, LY Võ Hoàng Yên có nhắn nhủ thêm rằng: "Xin mọi người đừng thần thánh hóa cách chữa bệnh của tôi, đừng gọi tôi là thần y này nọ! Điều này tôi đã có một bài trả lời trên một tờ báo rồi. Tất cả những gì tôi làm là mong muốn đem kiến thức về y học cổ truyền của mình ra giúp đời. Việc tôi không nói trước được nơi chữa bệnh sắp tới và ngày chữa bệnh cụ thể là vì tôi không muốn làm người thất hứa. Thực tế, bệnh nhân (BN) quá đông và nhiều nơi dự kiến chữa 1 - 2 ngày nhưng phải ở lại 3 - 4 ngày vẫn chưa hết BN. Thế nên tôi không nói nơi mình sắp đến là thế. Chứ không có gì là "hành tung bí mật cả". Điều này cũng rất mong bà con thông cảm". Tôi cũng không mong muốn bà con nhìn vào cách chữa bệnh của tôi một cách mê tín. Tôi theo đạo Phật, ăn chay trường và luôn lấy chuyện giúp người bệnh làm niềm vui.
 
Hơn một buổi chứng kiến lương y Yên chữa bệnh, tôi càng nhìn rõ hơn được một con người chất phác, trọng tình cảm nơi thầy. Một cô bạn học đi cùng người nhà gọi điện cho thầy khi thầy đang chữa bệnh. Thế là thầy hướng dẫn đường đi đến chùa Thiên Ân rất cụ thể. Chưa yên tâm, thầy Yên đưa điện thoại cho một học trò của mình nhờ đi đón bạn giúp với lời nói pha nụ cười mừng rỡ: "Bạn học hồi trung học của tui đó. Chia tay hơn 15 năm nay giờ mới được gặp lại".
 
Không thể phụ lòng hàng trăm BN đang chờ, thầy Yên đành vừa chữa bệnh vừa chuyện trò về trường lớp, thầy cô, bạn bè với cô bạn học. Rất dí dỏm, thầy còn đùa: "Hồi đó nhà tui quá nghèo nên đi học chung mười mấy năm có bao giờ dám mở miệng ra tán tỉnh cô gái nào đâu. Nhà nghèo đến không đủ ăn, đủ mặc làm sao dám có bạn gái?".
 
Có lẽ "cơ duyên" với cái nghèo này và được nhiều chùa giúp đỡ trên bước đường ăn học nên thầy Yên rất thương và lo cho người nghèo. Nơi thầy đến chữa bệnh, nhà chùa thường tổ chức nấu cơm từ thiện để phát cho BN. Cụ thể là chùa Thiên Ân đã nấu hơn 1.000 suất cơm chay phục vụ miễn phí BN và người nhà đi khám, chữa bệnh. 
THẦY THUỐC LÊ HƯNG (P.CHÁNH NGHĨA, TX.TDM):
"Nên có giấy phép hành nghề để bệnh nhân yên tâm"
Qua 2 bài báo đăng trên báo Bình Dương về việc lương y Võ Hoàng Yên bấm huyệt chữa bệnh đạt hiệu quả bước đầu trước sự chứng kiến đông đảo của bệnh nhân (BN) (số thứ bảy và thứ hai ngày 23 và 25-4), tôi nhất trí với các đề xuất của bác sĩ Nguyễn Quốc Chính, Phó Chủ tịch Hội Y học cổ truyền tỉnh Bình Phước và ý kiến của TS.Nguyễn Thị Bay (ĐH Y dược TP.HCM) là: Khuyến khích nhóm của thầy Võ Hoàng Yên làm đề tài nghiên cứu khoa học; khi chữa bệnh cho nhiều người (dù là miễn phí) cũng cần phải được một hội đồng y học công nhận hiệu quả bước đầu của phương pháp điều trị, có giấy phép hành nghề để BN yên tâm khi đến điều trị.
 
Về mặt tác nghiệp khi chữa bệnh, nhóm điều trị cần mặc áo blouse trắng khi thao tác trên người bệnh, kể cả việc rửa tay bằng cồn sát trùng sau mỗi khi chữa xong một ca bệnh. Rất cần thiết có sổ ghi chép sơ lược vài hàng nhân thân người bệnh (họ tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ, bệnh chứng...). Về mặt nguyên tắc khi hành nghề: Phải có giấy cho phép chữa bệnh của ngành y tế (chủ yếu là Sở Y tế địa phương) bất kể việc chữa bệnh có phí hay miễn phí (theo tinh thần luật hành nghề y tế). Cho nên, việc tổ chức bấm huyệt chữa bệnh của thầy Võ Hoàng Yên cũng nên được sự cho phép của ngành y tế địa phương, để bảo đảm tính an toàn cho người bệnh.
 
Thiện chí của thầy Võ Hoàng Yên và các cộng sự là rất đáng khâm phục, cần phải phát huy vốn y võ quý hiếm của thầy Yên bằng cách: Đề nghị thầy Yên và các cộng sự nên đăng ký với Sở Y tế và Sở Khoa học - Công nghệ làm một đề tài nghiên cứu khoa học theo chủ đề "Bấm huyệt chữa bệnh" để được Nhà nước công nhận chính thức phương pháp này. Lúc đó, thầy Võ Hoàng Yên sẽ dễ dàng xin giấy phép hành nghề. Giải pháp này vừa có lợi cho ngành y tế, vừa có lợi cho đông đảo BN vốn đã tín nhiệm tài năng chữa bệnh của thầy bấy lâu nay là không phụ lòng hảo tâm hảo ý của thầy Võ Hoàng Yên  là "cứu nhân độ thế"!
 
* Chùa Thiên Ân nằm trên đường Thủ Khoa Huân, phường Thuận Giao, TX. Thuận An, Bình Dương. Cách đi đơn giản nhất là theo đường Quốc lộ 13 hướng từ TPHCM, đến ngã tư Hòa Lân (Thuận Giao, Thuận An) và quẹo phải khoảng 1km thì sẽ đến chùa Thiên Ân.
Theo Quỳnh Như - Hồ Văn (Báo Bình Dương)
(Nguồn :http://nld.com.vn/20110427100715285p0c1201/da-co-lich-trinh-cu-the-cua-luong-y-vo-hoang-yen.htm)

Thông tin về Lương Y Võ hoàng Yên

Trong hai ngày 21 và 22-4, lương y (LY) Võ Hoàng Yên (SN 1975, ngụ ấp Cái Nước, thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) – người có đôi bàn tay vàng, được hàng ngàn bệnh nhân (BN) tôn vinh là “thần y” đã đến chùa Thiên Ân (P.Thuận Giao, TX.Thuận An) chữa trị bệnh câm điếc, bại liệt hoàn toàn miễn phí cho người dân.
Phương pháp trị liệu của LY Yên rất hiệu quả, chỉ sau vài phút bấm huyệt, nhiều BN bị bại liệt đã đi, đứng được, nhiều BN bị câm điếc, nói ú ớ trở nên khỏi hẳn… Hàng trăm người dân chứng kiến đã vỗ tay tán thưởng phương pháp trị bệnh kỳ diệu “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam của LY này.

Rủ nhau đi tìm “hạnh phúc”
Trong 2 ngày 21 và 22-4, sân chùa Thiên Ân trở nên chật kín bởi hàng trăm người dân đi xe gắn máy, ô tô từ khắp nơi rủ nhau đến gặp LY Võ Hoàng Yên xin trị bệnh. Có người ở tận Phú Thọ, Hà Nội, Lào Cai cũng rủ nhau vào đây đi tìm hạnh phúc nhỏ nhoi của mình là mong con cháu, ông bà được LY trị khỏi bệnh.
Bà Nguyễn Thị Năm, nhà ở tận Hà Nội, bị té ngã nên bị liệt 2 chân, không đi, đứng được đã 6 năm nay. Tuy nhiên, sau khi được LY Yên bấm huyệt đạo trong khoảng 15 phút, bà Năm đã đứng lên được, đi được trở lại. Nhìn khuôn mặt hạnh phúc của bà Năm sau khi đứng lên và đi lại được, hàng trăm người đứng xem đã vỗ tay tán thưởng.
Sau khi đứng lên đi được trở lại sau nhiều năm ngồi xe lăn, gia đình bà Nguyễn Thị Lan, ngụ P.Trường Thọ, Q.Thủ Đức, TP.HCM đã mừng không thể tả.
Trước khi đưa vào gặp LY Yên trị bệnh, bà Lan ngồi xe lăn, khoảng 10 phút sau khi được LY Yên và nhóm học trò bấm huyệt đạo, đẩy khớp chân, bà Lan đã đứng dậy và đi được.
Nhìn nụ cười hạnh phúc của bà và chồng bà, chúng tôi cũng hạnh phúc lây. “Tôi bị trượt chân té ngã và di chứng là bị liệt 2 chân đã 8 năm nay, đã từng đi chữa trị nhiều nơi và hao tốn nhiều tiền bạc nhưng không hề vơi giảm. Qua bạn bè giới thiệu, tôi đến chùa Thiên Ân thử vận may, nào ngờ…”- bà Lan nói trong niềm vui sướng, sau khi đi được từ nơi chữa bệnh ra đến gần cổng sân chùa.
Theo quan sát của chúng tôi, có rất nhiều trường hợp BN bị liệt nửa người hoặc 2 tay, 2 chân do nguyên nhân bị té ngã đều được LY Yên và các học trò chữa khỏi hoặc vơi giảm hẳn bằng phương pháp bấm huyệt đạo. Trong đó, có cả nhiều quan chức, y, bác sĩ cũng đưa người thân đến chữa trị bệnh bằng phương pháp hiệu quả này và hồ hởi ra về trong vui sướng.
Lúc chưa được trị bệnh, chị Huỳnh Thị Phương Nghĩa (ngụ P.Phú Hòa, TX.TDM) không đi được, tuy nhiên chỉ sau khoảng hơn 5 phút được LY Yên bấm huyệt toàn thân, đẩy chân, đập bàn chân… chị Nghĩa đã đứng lên đi được như một điều kỳ diệu hiếm thấy. Chị Nghĩa cười vui sướng nói: “Tôi bị tai nạn giao thông và bị liệt một chân đã hơn 2 năm nay. Tôi cũng đã từng đi chữa bệnh nhiều nơi nhưng không hết. Do đó, việc LY Yên chữa bệnh khỏi cho tôi hôm nay thật sự là may mắn cho cuộc đời tôi”. Nói xong, chị Nghĩa từ từ bước từng bước chậm chạp ra về trong tiếng vỗ tay tán thưởng của hàng trăm người dân đứng xem.

Phương pháp trị bệnh diệu kỳ!
Chứng kiến hàng trăm người bị bại liệt, câm điếc, thoái hóa cột sống do tai biến được LY Yên và nhóm học trò trị khỏi cho họ bằng phương pháp bấm huyệt theo y học cổ truyền có pha lẫn cái mới riêng của LY Yên, hàng trăm người dân đã thật sự tin tưởng phương pháp trị liệu này.
Ông Đỗ Vy Tân, cán bộ Liên minh HTX An Giang, nói: “Sau khi hay tin LY Yên trị bệnh ở chùa Thiên Ân miễn phí 2 ngày 21 và 22-4, cả gia đình tôi đã thức dậy xuất phát lúc 2 giờ sáng ngày 21-4 để từ An Giang lên Bình Dương điều trị bệnh cho con tôi là Đỗ Minh Trường (SN 1994), bị bại liệt tứ chi, nói ú ớ, mắt mở không ra từ nhỏ. Tuy nhiên, sau khi được LY trị bệnh, cháu đã thuyên giảm hẳn”.
Hàng chục người dân khác bị tai biến, di chứng là bại liệt hoặc câm điếc ở trong và ngoài tỉnh đã được thầy trị giảm hẳn bệnh trong vài phút vẫn không tin vào mắt mình.
Bà Phan Thị Biệt (ngụ P.Lái Thiêu, TX.Thuận An), cười rạng rỡ sau khi được trị khỏi: “Năm nay tôi 79 tuổi, bị di chứng té ngã trở nên tai biến bị liệt nửa người đã 5 năm nay. Tuy nhiên, sau khi được LY Yên bấm huyệt đạo, tôi đã đi được trở lại. Phương pháp trị liệu của LY Yên quả thật là kỳ diệu, hiếm thấy, không thần bí hay mê tín dị đoan”.
Còn ông Nguyễn Văn Bai (SN 1958, ngụ 204 Nguyễn Trãi, Q.1, TP.HCM), cho hay, ông đã bị tai biến nói ú ớ nhiều năm nay, sau khi được LY Yên bấm huyệt đạo ở cổ, lưng, vai, đầu, ông đã nói lại được. “Phương pháp của LY này trị bệnh một cách bình thường nhưng quả là kỳ tích, hiếm thấy”.
Thượng tọa Thích Nhật Nghiêm, trụ trì chùa Thiên Ân cho biết, phương pháp trị bệnh của LY Yên và các học trò của ông là bình thường chứ không phải là “thần thánh” như đồn thổi. Phương pháp chữa bệnh của LY Yên cũng không có gì huyền bí hay mê tín dị đoan. Đây chỉ là cách bấm huyệt bình thường, giúp khai thông các huyệt đạo của BN, kích thích khả năng bị tê liệt, khiếm khuyết trước đó trở lại bình thường.
“Việc mời LY Yên và nhóm học trò về trị bệnh miễn phí cho bà con ở chùa là việc làm từ thiện, giúp đời, hoàn toàn miễn phí cho BN. Do nhu cầu còn khá nhiều BN muốn được chữa trị, trong thời gian tới, chùa sẽ tiếp tục mời LY Yên và nhóm học trò của ông về đây trị bệnh cho người dân để giúp đời, giúp những người khiếm khuyết vững tin hơn trong cuộc sống” – Thượng tọa Thích Nhật Nghiêm cho hay.

TRAO ĐỔI VỚI LƯƠNG Y VÕ HOÀNG YÊN
Lương Y Võ Hoàng Yên: Chúng tôi trị bệnh để giúp đời
Ngày 21-4, sau khi trị bệnh cả ngày mệt lã cả người nhưng lương y Võ Hoàng Yên vẫn cho chúng tôi cuộc phỏng vấn ngắn vào buổi tối xoay quanh cuộc đời và cách chữa trị bệnh của ông.
- Thưa ông, ông cho biết đôi nét về mình?
- Tôi xuất thân từ một gia đình rất nghèo ở ấp Cái Nước, thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Hồi đó, nhà tôi nghèo quá không có tiền cho ăn học nên đã gửi tôi vào chùa Hưng Nghĩa Tự (thị trấn Cái Nước). Tại đây, tôi được các thượng tọa chỉ dạy cách chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền. Sau đó, tôi được ở các chùa khác để ăn học, trong quá trình này, tôi tiếp tục học được cách chữa trị bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền. Sau nhiều năm bôn ba với nghề lương y khám bệnh, bốc thuốc, tôi tích tụ từ các phương pháp trị bệnh theo y học cổ truyền và nghiên cứu thành đề tài riêng cho mình trên nền tảng tích tụ từ cái cũ.
- Phương pháp trị bệnh của ông là gì?
- Tôi trị bệnh một cách thông thường, không phải thần thánh hóa như bà con đồn thổi. Tôi xin khẳng định mình đang khám và chữa bệnh theo phương pháp thông thường của đông y, tức khai thông huyệt đạo mang tính khoa học rõ ràng. Trong đó có cái của riêng tôi trải nghiệm từ bấy lâu nay.
Trong quá trình trị bệnh, tôi chỉ giúp bệnh nhân sửa lại khiếm khuyết bằng phương pháp khai thông huyệt đạo trên cơ sở khoa học. Do vậy, đối với nhiều trường hợp bị câm điếc, bại liệt, thoái hóa cột sống do tai biến, tôi sẽ cố gắng trị khỏi cho họ. Cũng có nhiều trường hợp nặng cần phải có thời gian. Riêng nhiều trường hợp quá nặng, tôi cũng đành chịu.
- Tại sao ông không trị bệnh lấy tiền mà miễn phí?
- Thú thật , hồi đó nhà tôi quá nghèo, tôi sống, học tập và lớn lên đều được nhiều thượng tọa giúp đỡ. Trong đó, có nhiều thượng tọa là ân nhân ở Bình Dương. Do vậy, việc tôi khám, trị bệnh hoàn toàn miễn phí cho bệnh nhân là chủ yếu giúp đời, trả ơn cuộc đời.
Nhiều người đặt câu hỏi là tiền đâu tôi sống? Xin thưa với mọi người, hiện nay, ngoài việc trị bệnh và truyền đạt lại cho học trò trị bệnh giúp đời, tôi còn làm Giám đốc Công ty Cổ phần Phú Bình Yên, chuyên sản xuất và trồng cao su ở thôn 3, xã Gia An, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Do vậy, tiền bạc đối với tôi không thành vấn đề mà niềm vui lớn nhất là nhìn thấy những người ngồi xe lăn đứng dậy đi được, những đứa trẻ, người già câm điếc nói lại được những âm từ phát ra, không phải mất nhiều tiền bạc chạy đôn chạy đáo nhiều nơi khám chữa bệnh. Cái đó là niềm hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời tôi.
- Với cách trị bệnh hiệu quả của ông, sắp tới, ông có kế hoạch gì?
- Thời gian qua, tôi đã chữa bệnh bằng phương pháp khai thông huyệt đạo giúp cho hàng ngàn người dân khỏi bệnh. Do vậy, nơi nào mời, tôi sẽ tới giúp họ. Xin khẳng định rằng, phương pháp trị bệnh của tôi hoàn toàn không thần thánh hóa mà trị bệnh theo y học cổ truyền một cách thông thường. Do đó, tôi mong muốn các nhà khoa học cần vào cuộc tìm hiểu và tạo điều kiện để tôi tiếp tục giúp đỡ những bệnh nhân câm điếc, bại liệt… Qua đó giúp họ có niềm vui nhỏ nhoi khi lành những khiếm khuyết. Một lần nữa, tôi khẳng định rằng, phương pháp trị bệnh của tôi có thể truyền đạt lại cho mọi người để cùng nhân rộng, trị bệnh giúp cho những cuộc đời không may mắn.
- Xin cảm ơn ông!
 
--------------------------***********************---------------------------
 
Thông tin thêm :
Bạn đọc Liên hệ toà soạn Báo Phụ Nữ TP để biết thêm thông tin về Lương Y Võ Hoàng Yên

số điện thoại : (84-8) 39.316.723 – Đường dây khẩn: (08) 22.010090 – 0937.173678
----------------------------------------------
Khoảng ngày 20 âm lịch tháng sau lương y Võ Hoàng Yên sẽ tiếp tuc chữa bệnh tại chùa Thiên Ân nhưng bạn phải liên lạc trước với chùa để lấy số ( đến tận chùa xin số chứ điện thoại thì không được đâu)
Lưu ý :
_ Có nhiều người có số nhưng chờ mãi không khám được trong khi 1 số người không có số nhưng vẫn được chữa (?). Việc này đã được phản ánh nhưng không biết đợt tới có cải thiện về mặt tổ chưa hay không nữa.
_Trị câm điếc thì thường phải trên 14 tuổi thầy mới trị.
_ Thường những người bán thân bất toại do tai biến thì thầy trị rất hay ( chính mắt tôi thấy)
_ Theo thông tin tôi biết thì hôm nay thầy bay ra Hà Nội nhưng không biết địa điểm trị bệnh ngoài đó
_ Việc tiếp cận vối thầy Yên là rất khó khăn ( thầy không tiếp chuyện và cho số điện thoại) . Các " đệ tử" của thầy thì có thể tiếp cận được.Địa điểm chữa trị thì không ai " bật mí" cho biết cả, chủ yếu là do "truyền miệng" thôi.
 
(Nguồn :http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20110422190656AAnDF5J)

lương y Võ Hoàng Yên - Chữa hiệu quả câm điếc, bại liệt bằng PP bấm huyệt

 Xem thêm thông tin về lương y Võ Hoàng Yên

PN – Sau bài viết “Bình Phước: Xuất hiện “thần y” trị bại liệt, câm điếc trong vài phút” trên Báo Phụ Nữ ngày 15/4, tòa soạn đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi từ bạn đọc. Để rộng đường dư luận, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bác sĩ Nguyễn Quốc Chính, Phó chủ tịch Hội Y học cổ truyền tỉnh Bình Phước, người trực tiếp chứng kiến lương y Võ Hoàng Yên chữa bệnh bằng phương pháp bấm huyệt ngày 9/4.

PV: Là một người có chuyên môn bấm huyệt, châm cứu, ông nhận xét gì về phương pháp điều trị của lương y Võ Hoàng Yên?


Bác sĩ Nguyễn Quốc Chính: Thực ra, phương pháp điều trị của lương y Yên chỉ là phương pháp điều trị thông thường của Đông y, không nằm ngoài quy luật Thông tắc bất thống – thống tắc bất thông, khi khí huyết không lưu thông được thì sẽ gây ra đau, người bị đau thì chắc chắn là do khí huyết không lưu thông. Tuy nhiên, trong phương pháp bấm huyệt của lương y Yên có nhiều điểm khác biệt so với những gì được ghi trong sách vở. Thông thường, khi điều trị cho bệnh nhân (BN) bại liệt, câm điếc, các thầy thuốc thường dùng phương pháp điều khí điều trị một cách nhẹ nhàng, lâu dài để đạt kết quả. Nhưng với lương y Yên, ông lại trị bệnh một cách nhanh chóng, mang lại hiệu quả tức thời. Nhưng phương pháp điều trị của lương y Yên muốn đạt hiệu quả cao lâu dài thì phải thực hiện nhiều lần, tức tiếp tục lặp lại việc bấm huyệt để đả thông huyệt đạo.


* Cách chữa bệnh nhanh chóng và hiệu quả của lương y Yên có phải là một hiện tượng mới?


- Tuy mới lần đầu chứng kiến lương y Yên bấm huyệt nhưng với những gì lương y Yên thể hiện, tôi cho rằng đây là một hiện tượng mới và hiếm trong y học. Có thể nói, phương pháp chữa trị của lương y Yên có nhiều “bí ẩn” mà cho tới nay khoa học vẫn chưa thể lý giải hết. Trong Đông y, có hai phương pháp chữa bệnh là dùng thuốc và không dùng thuốc. Phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc có rất nhiều điều nằm ngoài sự lý giải của khoa học. Không riêng gì trường hợp của lương y Yên, trước đây, giáo sư Nguyễn Tài Thu cũng đã điều trị cho một BN bị “chết” não ở Italy và chỉ còn sống đời sống thực vật. Khi giáo sư Thu dùng kim châm cứu ở gò má, dẫn kim lên đáy mắt, chỉ một lúc sau, BN đã tỉnh dậy. Tuy nhiên, khi được yêu cầu giải thích trên cơ sở khoa học thì các giáo sư ở Italy không thể giải thích được và ngay cả giáo sư Thu, người trực tiếp điều trị cũng không biết giải thích như thế nào…

Quả thực, nếu chỉ nghe nói đến thì tôi sẽ không bao giờ tin lương y Yên có thể làm được những việc mà những người được đào tạo căn bản không thể làm. Nhiều năm làm nghề, đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến tận mắt một lương y có thể chữa những căn bệnh nan y một cách nhanh chóng và hiệu quả như vậy.


Ông có đề xuất gì để lương y Yên có thể công khai giúp cho nhiều BN hơn?


- Tuy đã giúp đỡ cho nhiều BN khỏi bệnh nhưng lương y Yên lại chưa được bất cứ cơ quan chức năng nào kiểm chứng. Vì trên thực tế, lương y Yên vẫn chưa có bằng cấp chính thống, hay giấy tờ chứng nhận mình là người được đào tạo căn bản. Vì vậy, tuy giúp đỡ BN trên tinh thần từ thiện và hoàn toàn miễn phí, nhưng lương y Yên cũng gặp không ít khó khăn từ các cơ quan chức năng nơi ông tới chữa bệnh. Vì vậy, sắp tới, chúng tôi sẽ đề nghị thành lập một hội đồng nghiên cứu khoa học để kiểm chứng phương pháp chữa bệnh của lương y Yên. Cụ thể, trong đề tài nghiên cứu, trước khi lương y Yên bấm huyệt cho BN, chúng tôi sẽ tiến hành đo điện cơ, điện thần kinh… cho BN đó, bằng các công cụ y học hiện đại. Và sau khi BN được lương y Yên điều trị, chúng tôi sẽ tiếp tục đo lại các chỉ số trên để có những so sánh cụ thể. Lúc đó, cơ quan chức năng mới có thể đưa ra những bằng chứng để công nhận khả năng của lương y Yên.

Theo tôi, việc thực hiện một đề tài khoa học kiểm chứng khả năng chữa bệnh của lương y Yên không có gì khó khăn. Không những vậy, những đề tài “ích nước, lợi dân” như thế thì càng phải được khuyến khích và nhanh chóng thực hiện. Về mặt địa phương, Hội Y học cổ truyền, Hội Đông y sẽ đứng ra hỗ trợ một cách tích cực để kiểm chứng phương pháp bấm huyệt của lương y Yên.


* Xin cảm ơn ông!

Để trả lời những thắc mắc và sự quan tâm của các gia đình bệnh nhân – Báo Phụ Nữ số ra ngày 20/4 /2011 – Đã có cuộc phỏng vấn Lương Y Võ Hoàng Yên như sau :

PV: Thưa lương y, tại sao ông không tổ chức khám và chữa bệnh tại một nơi cố định, mà nay tỉnh này,mai tỉnh kia, khiến bệnh nhân rất khó theo ?

Lương Y VHY: Tôi cũng định “an cư” nhưng thú thật, tôi chỉ là một lương y, học kê toa, bắt mạch tại chùa từ năm 16 tuổi, không có bằng cấp gì cả, nên việc mở phòng khám công khai chắc chắn sẽ bị lập biên bản ngay. Hơn nữa khi tổ chức khám ở một nơi cố định, bà con đến đông quá, gây ảnh hưởng trật tự địa phương. Vì thế, giờ tôi chủ yếu đi khám tại các chùa hay địa phương khi có thư mời chính thức.

PV: Nhiều bạn đọc không tin lương y có thể chữa nhiều bệnh tài tình như vậy ?

Lương Y : – Xin nói rõ là tôi chỉ là một lương y bình thường, không phải là ” Thần Y” như lời đồn thổi. Tôi khẳng định là mình đang khám và chữa bệnh theo phương pháp thông thường của Đông Y, tức khai thông huyệt đạo. Tất nhiên, sau nhiều năm đi khám chữa bệnh, bản thân tôi cũng có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Thật ra, cũng có những ca tôi bất lực hoàn toàn, bởi bệnh nhân đã quá nặng. Có những ca phải chữa đén 5, 7 lần.

PV: Ông có thể nói rõ, những trường hợp nào thì bệnh nhân không nên kỳ vọng quá nhiều ?

Lương Y : – Sau nhiều năm chữa bệnh, tôi có thể khẳng định, những bệnh nhân bị liệt, mà không còn khả năng nhận biết tay, chân. Không còn khả năng co duỗi, bị teo cơ nặng, không còn trương lực cơ…thì rất khó chữa trị. Trường hợp Bại não hay hội chứng Down, tôi cũng bó tay. Riêng với những trường hợp câm, nếu trên 16 tuổi thì khả năng phục hồi sẽ nhanh hơn, có lẽ vì lúc đó nhu cầu giao tiếp của bệnh nhân trở nên mạnh mẽ nhất ( lòng mong muốn khỏi bệnh ) Tôi xin nhắc lại một lần nữa, xin đừng thần thánh hoá một lương y bình thường như tôi.

PV: Sở Y Tế Bình Phước cho biết sẽ thành lập hội đồng khoa học nghiên cứu phương pháp điều trị của lương y, ông có ý kiến gì?

Lương Y: – Tôi hoàn toàn ủng hộ

THUỲ ÂN ( thực hiện)

Thông báo của BBT Web: Sức Khoẻ Đông Phương

Trang web SKĐP chỉ giới thiệu các hoạt động của lương Y Võ Hoàng Yên trên tinh thần cung cấp thông tin – Bạn đọc có nhu cầu chữa bệnh cho người thân xin vui lòng tự liên hệ với các địa chỉ có trong các bài viết. ( xem bài Thông tin về Lương y Võ Hoàng Yên ).
BTT Sức Khoẻ Đông Phương
(Nguồn : http://suckhoedongphuong.com/?p=472)