Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2011

GIỚI THIỆU VỀ MỘT CÂY THUỐC QÚI CÂY NHẬT NGUYỆT

Kính thưa các bạn:
Đây là tập tài liệu mà chúng tôi đã xuất bản theo giấy phép số 64-GP-SVHTT tỉnh Angiang,ngy 21-3-2008 . Trong quá trình xin phép xuất bản tập tài liệu nầy đã được sở VHTT Angiang gởi qua sở Y Tế (phòng truyền thông giáo dục sức khỏe,bác sỹ Nên) sau đó mới gởi sang Hội Đông Y An giang và đã đồng ý cho phép in ấn.Nhờ vậy đã đem lại rất nhiều lợi ích cho nhiều người nhất là người nghèo trong thời gian qua .Chúng tôi muốn bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến các cơ quan đã cho phép xuất bản vì đã làm được một việc thiện rất có ý nghĩa., trên mặt trận chống bệnh tật của nhân dân.
Tôi xin đăng tải loạt bài về cây thuốc quí nầy để Hội đông y Việt nam và quảng đại quần chúng có thêm nhiều thông tin mà chúng tôi đã góp nhặt được trong hơn 10 năm sử dụng trong điều trị bệnh cho bản thân,gia đình,bạn bè và một bộ phận quần chúng đã tin dùng .Vì tập tài liệu nầy dài không họp với qui định của trang mạng nên chúng tôi phải chia ra nhiều bài đăng mong các bạn thông cảm.
BÀI I : ĐỊNH DẠNG VÀ NHÂN GIỐNG
Ông bà ta thuở xưa thường nói “ chúng ta phải chấp nhận chết khi đứng trên đống thuốc” , đó là một thực tế đau lòng vì chúng ta thiếu hiểu biết về nhửng loài cây cỏ xung quanh mà Thượng đế đã ban tặng cho loài người .
Cách đây 10 năm chúng tôi được một thân nhân ở T.P SÀIGÒN giới thiệu về một cây thuốc có tính dược đặc trị cho nhiều loại bệnh , kèm theo tập tài liệu truyền tay ghi chép các kết quả điều trị từ cây thuốc nầy(a) , chúng tôi đã trồng và thử nghiệm điều trị cho nhiều loại bệnh khác nhau, cho chính bản thân người viết bài nầy cũng như cho những người thân trong gia đình , cho bạn bè thân hữu . kết quả ngoài dự đoán .
Đó là cây “nhật nguyệt” ( cây “âm dương” ), cây “hoàn ngọc” , cây” tú lình “, cây xuân hoa , la điền , trạc mã , ……có nhiều tên gọi khác . có lẽ mỗi tên gọi phù hợp cho một khả năng điều trị từng loại bệnh khác nhau .
Tên khoa học : Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radik –Acanthaceae
(họ Ô Rô ) –hoa cánh dính – lớp song tử diệp .(b)
I-MÔ TẢ :






Cây thân thảo , có thể phát triển chiều cao đến hơn 3m , thân mọc thẳng đứng , lá mộc đối , thành hình vuông góc với đôi lá kế tiếp , cuống lá dài 3-4cm , phiến lá nguyên dài từ 10-15cm có khi đến 20cm nơi rộng nhất khoảng 3-4cm , đuôi lá thường vẹo về bên phải, theo chiều kim đồng hồ ( hình 2 ) ngược với chiều quay cũa vũ trụ , có lẽ điều nầy thể hiện sức sống mãnh liệt hơn hẳn những loài cây khác , mặt trên lá có màu xanh thẩm , mặt dưới lá có màu xanh xám nhạt ( hình 2), gân lá hình lông chim , nơi nách mỗi lá đều có chồi phụ.
Cây có một rễ trụ , có rất nhiều rễ phụ mọc nơi cổ rễ ( hình 3) , thân già màu nâu xám thân non có màu xanh thẩm đến xanh lợt nơi đọt , càng gần đọt các lóng càng nhặt hơn .
Ở vùng đồng bằng cây không ra hoa , ở vùng lạnh như ĐÀ LẠT , cây một năm tuổi đã có phát hoa ( hình 4) , cây bắt đầu phát hoa vào khoảng cuối tháng chín hoặc đầu tháng mười âm lịch ( đầu tháng mười một dương lịch ), nhưng mãi đến hơn 3 tháng sau hoa mới nở , đó là hoa chùm ở đầu mổi cành , rất nhặt (như hoa lúa) mỗi hoa có 5 lá đài,5 cánh không đều trong đó có 2 cánh dính lại thành một cánh to mang 2 bao phấn màu nâu đen , đính vào đáy cánh hoa nầy , tất cả các cánh đều dính lại thành ống hoa ngắn , màu trắng hơi tím nhạt , không thơm , cánh hoa lâu tàn , hoa lưỡng tính , noãn sào 2 buồng , một nuốm, tiểu noãn bất thụ , không hạt(5) . Khi phơi khô , những phát hoa nầy có mùi thơm nồng nặc của một vị thuốc bắc, rất đặc biệt .
Cây được tìm thấy ở vùng rừng Lạng sơn , miền Bắc nước ta , có khả năng thích ứng ở nhiều môi trường khác nhau chứng minh cho sức sống mãnh liệt cũa cây .


II- NHÂN GIỐNG :
Hoa bất thụ nên không thể nhân giống hữu tính mà chỉ nhân giống vô tính bằng cách chiết hoặc giâm cành , ở đây , vì sức sống cũa cây rất mãnh liệt nên ta chỉ cần cắt 2 hoặc 3 đốt ngọn , còn lại 2 lá cuối( hình 6 ) , ghim vào nơi đất ẩm , mát mỗi ngày cần tưới ít nước , trong khoảng 7 đến 10 ngày , nếu lá đọt còn tươi , thì coi như cây đã ra rễ và cây đã sống .
Cây phát triển rất nhanh ở môi trường ẩm , thoáng trãng , lá có màu nhạt hơn cây mọc trong bóng râm . Có thể trồng trong các chậu hoa kiểng trên các tầng lầu nhà cao tầng .Mỗi nhà chỉ cần trồng 2 hoặc 3 cây là có thể đủ lá dùng cho mọi người trong gia đình .Đất trồng cây nhật nguyệt nầy ta chỉ nên dùng phân rác , phân chuồng , phân lân vi sinh … phân có nguồn gốc thiên nhiên , không nên bón các loại phân hóa học như NPK DAP, URÊ … vì sẽ ảnh hưởng đến dược tính cũa cây sau nầy. Cây chịu ẩm , mỗi ngày tưới nước hai lần , sáng , chiều , nhưng úng ngập , cây sẽ chết .


Qua trãi nghiệm chúng tôi thấy bà con ta trồng cây nhật nguyệt rất chậm lớn,trong khi nhiều người bị bệnh muốn có lá ăn ngay,xin mách các bạn khi trồng nên luôn tạo môi trường đất tơi xốp với phân chuồng,phân xanh đặc biệt là rơm mục (không phải hổn hợp của rơm.xơ dừa,tro trấu…)thường có bán ở các cơ sở trồng hoa kiểng,loại phế phẩm sau khi bà con trồng nấm rơm, chỉ thuần rơm mục thôi không cần pha trộn thêm đất hay phân khác,không dùng phân hóa học,nhưng có thể dùng thêm ít phân lân supe hoặc lân vi sinh. Đó là môi trường tối ưu cho loại cây nầy,bạn hãy thử xem!


Lưu ý : mỗi lần hái lá để dùng , ta chỉ nên cắt cành ( mổi cành có từ 6-8 lá) tùy theo số lá mà ta cần dùng trong ngày , vì như thế cây sẽ phát ra rất nhiều chồi phụ ở mỗi nách lá và cây mỗi ngày mỗi phát triển nhiều thêm(hình 3) , trái lại nếu ta chỉ hái lá , cây sẽ tàn lụi một thời gian ngắn sau khi ta đã dùng hết lá trên cây .


BÀI II –KINH NGHIỆM CHỮA TRỊ MỘT SỐ BỆNH :
1-Các bệnh về đường tiêu hóa :
Mỗi khi bị bênh tiêu chảy , đau bụng , kiết lỵ, táo bón , tiêu tiểu buốt , rát ...có thể dùng mỗi lần từ 7 đến 10 lá tùy theo bệnh nặng , nhẹ , tùy theo cơ thể từng người . mỗi ngày từ 2-3 lần , nếu bệnh nặng , có thể dùng cách khoảng 2 hoặc 3 giờ cho lần ăn kế tiếp . Nếu dùng vào thấy cơ thể hơi bị choáng (quá ngưỡng) thì phải giảm số lá dùng cho lần sau . Nếu đau thắt bên phải bụng dưới , đau âm ĩ quanh vùng rốn , nếu nghi ngờ đau ruột thừa , trước khi đến khám bác sỹ , có thể dùng từ 15-20 lá cho một lần ăn , cơn đau sẽ giảm hoặc hết hẳn 10-20 phút sau khi dùng, sau đó đi cấp cứu bệnh nhân sẽ an toàn hơn cho việc chữa trị sau đó .vết phẫu nếu dặc bằng lá đâm nát hoặc nhai với ít muối sẽ không bị nhiễm trùng ,mau lành,không đau nhức.
Nếu bị xuất huyết đường ruột, dạ dày :
Tiêu tiểu ra máu không rõ nguyên nhân có thể dùng liều ngưỡng (tối đa) , hoặc dùng nước lá đậm đặc lấy từ 20 lá giả nát thêm ít muối rồi lấy nước uống , nếu bệnh nhân khó dùng có thể nấu một chén canh (10-15lá) nêm nếm như canh bình thường , xuất huyết sẽ cầm, cơn đau giảm dần và hết sau đó . có thể dùng 2 lần mỗi ngày.
Lá có tính dược cầm máu rất hay, khi bị ta bị đứt tay , chân :
Dù vết thương sâu đến xương , gân …,trầy sướt da , chảy máu hay không ,vết thương hở hay kín , nhai một số lá thêm ít muối thành một khối nhờn đấp ngay trên vết thương , máu sẻ cầm ngay, sau khi khối thuốc nầy khô cứng bám vết thương chúng ta bỏ đi , vết đứt không bị nhiễm trùng , không đau nhức ta chỉ việc dùng băng cá nhân cùng với thuốc sát trùng thay mỗi ngày là sẽ khỏi.
Đặc biệt đối với bệnh chấn thương sọ nao :
Va đập, gãy xương kín hoặc hở xuất huyết không rõ nguyên nhân, lá thuốc có tác dụng tái tạo mô cơ rất nhanh , chống viêm nhiểm , chống đau nhức . Ngoài việc nhai đấp hoặc giả nát với nhiều muối để dặc ( rất công hiệu làm tan máu bầm tích tụ ) , ta có thể cho bệnh nhân uống nước lá thuốc đậm đặc như đã nói trên . Đối với bệnh đau răng , sâu răng, viêm họng , đẹn vôi,hơi miệng…
Chúng ta nhai kỷ 4-5 lá và ít muối , xong dùng lưỡi đưa khối thuốc ấy đến chổ răng đau giữ ở đó càng lâu càng tốt , sau đó ta có thể nuốt khối thuốc hay nhổ bỏ tùy chúng ta , nếu viêm họng , đẹn vôi …ta cũng làm như vậy nhưng dùng số lá nhiều hơn tùy từng người.
Bệnh về viêm loét dạ dày,hành ta tràng,thượng vị ,viêm đại tràng,trỉ nội ,trỉ ngoại:
Dùng từ 7-10 lá khi bụng đói, nhất là buổi sáng hoặc lúc trước khi đi ngủ , bệnh sẽ khỏi sau 7-10 ngày cho những bệnh về dạ dày, tránh dùng rượu sau khi lành bệnh , nếu không bệnh tái phát thì lá thuốc không còn hiệu lực chữa trị cho lần sau . Đối với trỉ ngoại nên trong uống ngoài đấp bệnh sẽ chóng khỏi .ĐỐI với bệnh viêm đại tràng , nên dùng liều ngưỡng .
2-Các bệnh về gan : lá thuốc trị được bệnh viêm gan , viêm đường tiết niệu , đái nhiều , đái buốt , đặc biệt bệnh viêm gan B , theo kinh nghiệm của chúng tôi , dùng lá thuốc thường xuyên một thời gian , cơ thể sẽ có một lượng đáng kể kháng thể chống lại bệnh viêm gan B mà ta không cần phải tiêm ngừa ( do xét nghiệm máu), tôi có người cháu đã chữa khỏi bệnh viêm gan B sau một thời gian điều trị bằng tân dược không hiệu quả . Liều lượng từ 7-10 lá mỗi lần ăn , ngày từ 2-3 lần , ăn lúc bụng đói .Ăn lá thuốc cho tới khi nào xét nghiệm lại thấy khỏi bệnh mới ngừng ăn .
Bệnh về sơ gan, cổ chướng : ăn 7-10 lá tươi khi bụng đói , ngày 3 lần , cách khoảng giửa hai lần ăn là 6 -7 giờ , trong khi đó dùng thêm bột lá thuốc khô trộn với bột lá khô tam thất theo tỉ lệ 1/1 , là bài thuốc trị bệnh sơ gan theo kinh nghiệm dân gian .
3-Các bệnh về thận : trị những bệnh về thận mãn tính và cấp tính đặc biệt các triệu chứng đái đục , đái ra máu .điều trị sau 1 tuần bệnh giảm rõ rệt , dùng liều như trên , ngày dùng 2 lần .Viêm thận, đau thận thường xuyên , ăn mỗi lần 4-5 lá ngày 3 lần ăn trong khoảng 10-15 ngày sẽ khỏi .
4-Các bệnh về tim mạch : lá có khả năng điều trị bệnh huyết áp cao hay thấp , nếu huyết áp cao thì lá thuốc có tác dụng giảm đến quân bình , nếu huyết áp thấp lá có tác dụng làm tăng đến mức quân bình , do vậy cây thuốc nấy còn có tên là cây nhật nguyệt hoặc cây âm dương , nghĩa là nó có khả năng điều hòa tình trạng âm dương của cơ thể , sự mất quân bình âm dương là nguyên sâu xa của bệnh tật.
Ghi chú : với kinh nghiệm của bản thân tôi, cùng với gia đình , trước đây chúng tôi bị bệnh cao huyết áp , bác sỹ khuyên phải uống thuốc mỗi ngày và uống suốt đời, nghĩa là bệnh nầy không bao giờ chữa khỏi, chúng tôi rất buồn vì lời khuyên nầy , nhưng từ đó đến nay , nhờ dùng lá thuốc mỗi ngày, có khi 5-10 ngày không dùng lá thuốc chúng tôi vẫn thấy khỏe . Khi cãm thấy có triệu chứng huyết áp sẽ tăng , chúng tôi dùng một liều lá thuốc , nằm nghỉ, chợp mắt 10 phút là thấy bình thường ,một thời gian ngắn sau đó bệnh cao huyết áp hết lúc nào không hay Từ đó đến nay , chúng tôi hoàn toàn không dùng thuốc tân dược để điều trị bệnh cao huyết áp và nhiều bệnh khác về đường tiêu hóa, về thận , về gan …..thật sự lá thuốc đã giúp chúng tôi tiết kiệm một số tiền không nhỏ khi phải dùng tân dược , hơn nữa không có phản ứng phụ như ta thường gặp nếu ta dùng tân dược lâu ngày( trị hết bệnh nầy lại phát sinh bệnh khác ? ! )
Chúng ta nên ăn lá thuốc lúc sáng sớm, ăn xong chợp mắt khoảng 10 phút , huyết áp sẽ ổn định suốt ngày .Mỗi lần nên ăn 7-10 lá , 2 lần khi bụng đói . Lá thuốc còn có tác dụng ổn định thần kinh thực vật rất hiệu nghiệm .Đặc biệt đối với bệnh cao huyết áp ta phải lưu ý ngăn ngừa tai biến mạch máu não , bệnh nầy thường đột ngột xãy ra từ khoảng 3 đến 5 giờ sáng , do vậy chúng ta nên dùng lá thuốc vào thời điểm trước khi đi ngũ ( 10-12 lá) là tốt nhất .
5-Các bệnh về u xơ phổi , u xơ tuyến tiền liệt : dùng liều lượng như trên ( 7-10 lá ), một tuần sau bệnh sẽ giảm hẳn , bệnh nhân ăn ngủ tốt.Về bệnh u xơ tuyến tiền liệt nên điều trị theo hạ tuần trăng , mỗi hạ tuần trăng dùng khoảng 10 ngày , điều trị 3 tuần trăng là khỏi.Ở nam giới , lúc tuổi già , đa số đều mắc bệnh u xơ tuyến tiền liệt hoặc sự phì đại cũa tuyến nầy sẽ gây nên sự tiểu tiện khó khăn ( làm giảm khẩu kính của ống dẫn tiểu) dùng lá thuốc nầy giúp ngăn ngừa hoặc chữa trị các bệnh nói trên .
6-Bệnh ung thư : Đây là một bệnh đặc biệt nghiêm trọng , dùng lá thuốc (7-10 lá) xong bệnh nhân thấy cơn đau giảm hoặc hết hẳn 15 phút sau đó , tình trạng nầy kéo dài trong nhiều giờ tùy theo bệnh trạng từng người . Các bệnh ung thư trong tất cả các phần cơ thể chúng ta lá thuốc đều có khả năng điều trị .
Theo kinh nghiệm bản thân chúng tôi, khi đã được tây y xác nhận là đã mắc bệnh ung thư ( ác tính ), bệnh nhân không nên phẫu thuật để lấy bỏ một phần của cơ thể nhiễm bệnh vì việc nầy sẽ làm cho căn bệnh bộc phát nhanh hơn , khó điều trị hơn, chúng tôi đã từng chứng kiến bệnh nhân mắc bệnh ung thư tử cung cuối thời kỳ II, sau khi điều trị sơ khởi ( hóa trị , xạ trị ) họ từ chối việc phẫu thuật , y bác sỹ điều trị khẳng định chỉ trong sáu tháng là chết nhưng cho đến nay, 24 năm sau, người ấy vẫn sống bình thường , khỏe mạnh , sau khi về nhà , chỉ điều trị bằng các thuốc dân gian , rẻ tiền , lại được chữa khỏi hoàn toàn , trong khi những người chấp nhận phẩu thuật , sau một thời gian điều trị bằng các loại thuốc rất đắc tiền do các y bác sỹ nước ngoài điều trị , lâu , mau tùy người, không quá 2 năm, đều không thoát khỏi tay tử thần . Đây là một thực tế rất đau lòng , rất tiếc , tây y đã bỏ qua những trường hợp hi hữu không xem xét tường tận , để tìm ra cách điều trị hữu hiệu căn bệnh xuyên thế kỹ nầy. Điều đó cho thấy rằng tạo hóa đã an bày cho ta nhiều cây thuốc quí , hoàn toàn có khả năng điều trị các loại bệnh hiễm nghèo , tiếc là ta không hiểu nên không tin dùng .
Trường hợp những người mắc bệnh đã phẫu thuật , chúng tôi khuyên họ nên dùng lá thuốc nhật nguyệt thường xuyên , ngày từ 2-3 lần ( 10-15 lá/lần) sẽ ngăn chặn được di căn của bệnh và chúng tôi tin có khả năng chữa khỏi .
Sau nầy, tài liệu sẽ được bổ sung “ liệu pháp chữa trị bệnh ung thư “ dựa trên cơ sở kinh nghiệm sống của chúng tôi,đã chữa lành một vi bệnh ung thư,hoàn toàn miễm phí.
III-CHỮA ĐƯỢC BỆNH BƯỚU ĐỘC BĂNG LÁ CÂY NHẬT NGUYỆT:
A- Trường hợp 1:
Khoảng đầu năm 2009,khi tôi ở nhà trong thôn Đa thọ,xã Xuân thọ,TP Đà lạt,một em chạy xe thồ ở bến xe buýt Đà lạt,có đến gặp tôi,bảo là từ hơn một năm trước,tôi có mang cây nhật nguyệt cùng với sách biếu đến bến xe khách Đà lạt(khu chợ tạm) biếu tặng cho hành khách trên các tuyến đường.Em có xin sách và cây thuốc về trồng,nay cây còn rất nhỏ không có đủ lá để ăn,nên em đến xin thêm cây thuốc.Tôi dọ hỏi tên và bệnh tình thì em cho biết là tên “Nô xe thồ”và bị bệnh ung bướu trong gan.Năm trước bệnh viện ung bướu TP HCM đã cắt bỏ một lá gan bên phải của em.Nay khi tái khám,người ta phát hiện một khối u mới nỗi bên trong lá gan còn lại,em nói :”em có yêu cầu trung tâm ung bướu cắt bỏ phần lá gan còn lại nầy”nhưng trung tâm ung bướu nói:”nếu cắt nốt lá còn lại anh sẽ chết,tốt nhất,nên về nhà tìm cách điều trị khác thôi !“.
Lúc ấy em mới sựt nhớ lại cây thuốc nhật nguyệt nầy,vợ em cứ hối thúc em phải vào trong Đa thọ tìm người đã cho sách và cây thuốc nói trên.Vì trong sách biếu có ghi địa chỉ liên hệ ở trang cuối của sách nên em mới biết tìm đến đây.Tôi có bứng cho em một cây đã trồng hơn 8 tháng.
Một thời gian sau gặp lại em Nô,em vẫn chạy xe thồ ở bến xe buýt.hỏi thăm,em cho biết mỗi ngày cứ buổi sáng em hái và ăn có 5 lá cây nhật nguyệt,thế mà sức khỏe của em rất tốt,chạy xe thồ từ sáng đến 8-9 giờ đêm vẫn không thấy mỏi mệt.
Từ đó đến nay đã gần một năm rồi,tình trạng sức khỏe em Nô vẫn khả quan.Tôi có yêu cầu em nên đi siêu âm lại xem khối u to nhỏ ra sao,nhưng vẫn chưa thấy kết quả báo cáo từ em Nô.
B-Trường hợp II:
Hiện nay tại Đà lạt, chúng tôi đang tiếp trị liệu một bệnh ung bướu đăc biệt của cháu Nguyễn văn Dưỡng sinh năm 1987
Nơi hốc xương đòn gánh vai phải,gần cổ,từ hơn 3 năm nay đã có một khối u to bằng cỡ miệng ly caphê,ẩn tàng bên trong da,khi sờ bóp thì thấy cứng, không đau nhức,nhưng nỗi đỏ.
Cách đây một năm,Dưỡng có dùng thuốc bắc để trị nhưng vẫn không hết.Đến thời gian gần đây,khoảng 6 tháng trước,khối u nầy bộc phát,gây đau nhức rất nhiều.
May mắn,lúc nầy lá cây nhật nguyệt đang được nhiều người tin dùng nên cháu đã dùng lá thuốc trên bằng cách nhai lá thuốc với ít muối,đấp dặc nơi có khối u đồng thời cháu phải ăn thêm lá mỗi ngày 3 lần,mỗi lần 10-12 lá .
Sau vài hôm,xung quanh khối u bắt đầu có nhiều mụt nhỏ nỗi lên,mưn mủ và sau đó bể ra với nhiều mủ,máu bầm ,cháu cảm thấy khối u nhỏ dần và mềm hơn trước,lúc nầy khối u không còn hành đau nhức nữa .Do lá cây nhật nguyệt rất khan hiếm vì có rất ít người biết và trồng,có khi trồng nhưng không biết cách xử dụng,nênthỉnh thoảng phải chặt bỏ,vì cây phát triển rất cao,um tùm.Trường hợp của cáu Dưỡng không có đủ lá dùng,phài đi xin lá tận Đơn Dương,khi có khi không,nên dùng không liên tục.
Nhưng nhờ cháu là người ăn thuần chay,nên hiện tuơng nầy đã tái diễn nhiều lần ,cứ mỗi lần có nhiều mụt nhỏ mưn mủ như trên rồi lại bể ra thì khối u càng nhỏ và mềm hơn trước ,cho đến nay viêc trị liệu đã kéo dài hơn 3 tháng và khối u đã gần như tiêu tan hết.


BÀI III:TRỊ BỆNH - LIỀU LƯỢNG:
......7-Bệnh đau mắt , đau mắt trắng , nhức mắt : giã 2-3lá đấp vào mắt , ăn 7 lá .
Ghi thêm: Thân nhân chúng tôi, thời gian gần đây luôn bị bệnh nhức đầu kèm theo nhức mắt bên trái rất nhiều , thị kực của mắt nầy giảm mạnh có lúc không thấy hẳn , bệnh nhân nghĩ rằng đã bị lên máu , liền sau đó ăn một liều là thuốc nhật nguyệt , ngủ một giấc khi thức dậy thấy hết nhức đầu và thị lưc được phục hồi . Sự việc nầy đã diển ra đến lần nầy là lần thứ ba, bệnh trở nên nặng hơn , mắt nhức đến không chịu nổi , lòng trắng mắt bị xung huyết , người bệnh cũng ăn lá thuốc , sau đó hết đau nhức , sau gần 15 ngày , lòng trắng vẩn đỏ , lại chảy nước mắt sống nên đến khám tại bệnh viện mắt SAINT PAULTP SAIGON , bác sỹ cho biết bị bệnh cườm nước (glaucoma) , lúc nầy thị lực đã phục hồi được 50% trước khi phẩu (17-4-2008) , hôm sau khi bác sỹ tái khám, bệnh nhân thấy thị lực tăng lên khoảng 70% , đây là điều chưa từng có đối với người bị bệnh glaucoma vì sau khi phẩu thị lực luôn mờ hơn lúc trước khi phẩu . điều nầy chắc chắn là do bệnh nhân trước khi phẩu và sau khi phẩu luôn dùng lá thuốc nhật nguyệt vì chúng tôi tin rằng lá thuốc có tác dụng phục hồi thị lực nên mới có hiện tượng trên .
8-Bệnh cảm cúm: Nếu bệnh kèm theo rối loạn tiêu hóa , nhức đầu ,sốt cao ,bần thần , mỏi mệt nên ăn 10-12 lá /lần ,và cách khoảng 2-3 giờ giữa 2 lần ăn , các triệu chứng nói trên sẽ chóng qua . Sau cơn sốt , bệnh nhân nên dùng cháo trắng kèm theo lá thuốc xắc nhỏ trộn vào thì bệnh mau bình phục.Bản thàn tôi khi bị cảm sốt,đang bị sốt cao,ăn một liều 12-15 lá,ngủ một giấc ,thức dậy thì sốt đã giảm 50%,chỉ cần ăn thêm vài ba lần nữa là khỏi hẳn .
9-Phục hồi sức khỏe cho ngươi bệnh lâu ngày , mới khỏi, lá thuốc có tác dụng phục hồi sức chịu đựng của cơ thể , liều lượng từ 7-9 lá /lần , ngày 2 lần . Đặc biệt mỗi lần khi chúng ta đi xa , ăn uống thất thường , không điều độ như ở nhà, ta luôn cảm thấy nóng bức nhất là dễ bị táo bón , ta nên đem theo lá thuốc và dùng mỗi ngày thì tình trạng trên sẽ không xãy ra .
10-Phụ nữ trong thời kỳ cho con bú lá thuốc vẫn có tác dụng tốt cho việc điều trị cả mẹ lẫn con mà không ảnh hưởng đến tuyến sữa của người mẹ .
11-Các loài động vật chung quanh ta như chó , mèo, gà , heo , chim thích ăn lá nầy nhất là khi cây mới trồng, giúp trị các bệnh về đường ruột , cảm cúm…
II-LIỀU LƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ :
Chúng ta đã thấy như mô tả trên đây, một loài thân thảo rất bình thường mà có khã năng điều trị đồng thời nhiều loại bệnh hiểm nghèo , thật khó tin, nhưng sự thật vẫn là sự thật .Tuy vậy , chúng ta không nên ỷ lại vào điều đó để mất cảnh giác trong mọi sinh hoạt đời sống , buông thả trong ẩm thực để sinh ra nhiều bệnh tật rồi lạm dụng khả năng trị bệnh của cây thuốc , chúng ta phải luôn ngừa bệnh hơn trị bệnh , khi thật sự cần thiết ta mới dùng , dùng đúng ,dùng đủ ,tuyệt đối không lạm dụng thì mới mang lại kết quả điều trị tối ưu và như vây ta mới không phụ lòng mà THƯỢNG ĐẾ đã ưu ái ban tặng món quà qúi báu nầy cho loài người chúng ta .
1- Về liều dùng Trước hết, khi cần dùng lá thuốc , chúng tôi đề nghị mỗi chúng ta nên tự mình tìm ra liều lượng phù hợp cho riêng mình .Thí dụ :khi ta bị đau bụng trước hết ta dùng thử 5 lá và theo dõi triệu chứng đau bụng có giảm hay hết trong thời gian bao lâu
* Nếu không có kết quả (không giảm đau sau 20-30 phút dùng lá thuốc ) thì liều trên không đủ .
*Nếu giảm hoặc hết đau ,thì đó là liều phù hợp .
* Nếu sau khi dùng 5-10 phút mà ta thấy hơi choáng trong giây lát thì đó là liều quá ngưỡng , ta phải giảm bớt số lá cho những lần sử dụng sau .
Ở liều dùng mà ta thấy cơn đau giảm hay hết trong một thời gian nhất định nào đó , ta có thể điều chỉnh số lá thuốc cho phù hợp , chúng ta phải ghi nhớ để dùng cho những lần sau , nó hoàn toàn tùy thuộc vào tình trạnh quân bình âm dương của từng người nên không có một thang mẫu nào dùng chung cho nhiều người ..
Kinh nghiệm bản thân chúng tôi thấy về liều lượng số lá mỗi lần ăn có khi dùng đến 15-20 lá mỗi lần ăn, ngày 2-3 lần đều không thấy hậu quả phụ hay tác hại gì,nên các bạn không phải e ngại khi dùng lá thuốc nầy.
2-Về số lần sử dụng lá thuốc trong ngày cũng tùy theo từng người , từng loại bệnh , ta phải tự mình rút ra số lần dùng trong ngày, đề hiệu quả sử dụng đạt kết quả tối ưu , bình thường thì dùng 2 lần/ ngày đối với bệnh thông thường , đối với bệnh cấp tính hoặc những ca bệnh nặng , có thể dùng 3-4 lần/ngày hay hơn .
Mỗi lần dùng lá,thuốc có trong cơ thể ta khoảng 6-7giờ,do vậy những trường họp bệnh nặng,cần điều trị ở liều ngưỡng mỗi ngày ta nên dùng 4 lần cách khoảng giữa 2 lần ăn lá 6 giờ .Nếu khi dùng bệnh nhân cảm thấy hơi choáng,nên giảm số lá mỗi lần ăn nhưng không nên giảm số lần/ngày.
3-Về thời điểm ăn lá thuốc ta nên dùng vào buổi sáng sớm khi ta mới thức dậy, trứơc khi dùng điểm tâm 30-60phút , vào những lúc bụng đói như trước các bửa ăn chính trong ngày , đặc biệt ta nên dùng trước khi ngủ , dùng xong ta không nên súc miệng , để phần thuốc còn dư thừa trong vòm họng sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh về viêm nhiểm răng miệng , rất hiệu quả .
Ghi chú : người thân chúng tôi, từ trước , luôn bị viêm họng , mỗi lần như vậy phải dùng từ 10-15 viên thuốc ampi mới hết , nhưng bệnh thỉnh thoảng lại tái phát , nhưng từ lúc dùng lá thuốc nói trên , không bị viêm họng nữa.đnhiều năm nay không bị bệnh nầy.
4-Về cách dùng :
a-Về lá thuốc: ta ăn tươi là tốt nhất , lá già sắp rụng thì hiệu quả điều trị sẽ tối ưu .Ta cũng có thể dùng lá già rụng phơi khô tán thành bột thô , mỗi lần dùng khoảng 30 lá cho vào túi lọc , ngâm trong bình thủy chứa khoảng 1,5 lít nước nấu sôi , 1 giờ sau là dùng được , đây là một lọai trà thiên nhiên , rất tốt cho sức khỏe , có tác dụng ổn định tim mạch và quân bình âm dương cho cơ thể , không qua chế biến nên không bị dương hóa nhiều như rang,sấy ……nên cơ thể ta không bị nóng lên sau một thời gian sử dụng liên tục , lâu dài, khác với các loại trà đang lưu hành hiện nay.Ta cũng có thể , mỗi ngày dùng thêm khoảng 7-10 lá chung với thức ăn điểm tâm , sẽ rất tốt cho đường tiêu hóa .
b-Về hoa : Cây cho phát hoa nơi đọt mỗi cành , khi hoa nở chưa hết , ta có thể cắt lấy , đem phơi khô , ngâm trong bình nước sôi như trên dùng như trà mỗi lần dùng 2 bông khô cho một bình 2 lít nước sôi
Chúng tôi đã dùng nhưng chưa xác định được công dụng hoặc tác hại của nó, cần nghiên cứu thêm trước khi sử dụng,tốt hơn các bạn không nên dùng,e rằng có những hậu quả ngoài ý muốn .
c-Về thân ,rễ : võ thân và rễ cây, phơi khô tán nhỏ, ( nên dùng tươi ngâm với rượu ) ngâm trong bình nước sôi như trên dùng như trà, có tác dụng kiện vị , an thần , đặc biệt rễ cây dùng như sâm có tác dụng bổ dưỡng cơ thể , ngăn ngừa bệnh nhất là bệnh ung thư .Đặc biệt, trong quá trình sinh trưỡng,rễ cây tích trữ dưỡng chất thuốc nhiều nhất,do vậy,nếu bệnh nặng hoặc muốn cho mau bình phục ta nên dùng rễ cây là hiệu quả nhất.
Chúng ta có thể phối hợp cả rễ , võ thân cây , lá , hoa với tỉ lệ phù hợp , chắc chắn sẽ có một loại trà rất tốt cho sức khỏe chúng ta .
Mặc dù chúng ta có thể chế biến thành một loại trà rất tốt cho sức khỏe như trên nhưng chúng tôi vẫn khuyên các bạn chỉ nên dùng lá tươi ,( nếu dùng rễ tươi thì ngâm với rượu,nhưng không nên lạm dụng rượu vì khi những người dùng rượu nhiều,thuốc sẽ mất tác dụng trị bệnh ở những lần sau) là tốt nhất vì dược chất của cây thuốc sẽ được cơ thể ta hấp thu nhanh chóng , hoàn toàn mà không có một tác hại phụ nào trong khi trà được chế biến từ lá , thân , rễ đã xấy hoặc phơi đều làm cho các chất như acid hữu cơ , carotenoid, đường khử , các chất có gốc rượu có trong thành phần sinh chất của cây bị phân hũy hoàn toàn .
Chúng ta đã thấy , cây nhật nguyệt hay hoàn ngọc xuất xứ từ vùng rừng Lạng Sơn , nên chỉ nơi vùng lạnh , khí hậu ôn đới như Đà Lạt , cây mới có phát hoa , theo kinh nghiệm điều trị , chúng tôi thấy , lá cây trồng nơi Đà Lạt luôn có tác dụng nhanh và hiệu quả hơn là dùng lá cây trồng nơi vùng nhiệt đới .
BÀI IV : TÍNH DƯỢC-ĐIỀU TRỊ BỆNH UNG THƯ:
I- TÍNH DƯỢC :
Khi phân chất lá tươi,người ta đã tìm thấy : chất coumarin,các acid hữu cơ,đường khử,carotenoid,sterol, b sitosterol…tỉ lệ l khơ/tươi l 1%.(c)
Mới đây,2008,các nhà khoa học phân chất rễ 7 tuổi của cây nhật nguyệt đã phân lập được 4 chất mới đó là :
•lupeol có tiềm năng trị được bệnh ung thư tuyến tụy,tiêu diệt được tế bào ung thư nhưng gây những phản ứng phụ cho các tế bào xung quanh khối u,gây hại cho gan.và thận.
•lupenone kháng virus gây ra bệnh viêm màng não.
•Betuline chống viêm nhiễm,chống bệnh sốt rét,diệt được tế bào ung thư,ức chế khối u và HIV hiệu quả.
•Pomolic : khối u có khả năng kháng các thuốc điều trị bệnh ung thư nên việc điều trị không hiệu quả (MDR) nhưng acid pomolic có khả năng loại trừ được MDR nên có thể diệt được khối u.( mới cập nhật, xin xem d)
Với phát hiện nầy cho thấy lý do tại sao lá cây nhất là rễ cây có tác dụng điều trị nhiều loại bệnh ung thư như sẽ liệt kê sau nầy (sẽ dẫn chứng nhiều trường hơp bệnh ung thư đã được chữa khỏi)
Rễ , thân , lá khi dùng có tính mát , đặc biệt những cơ thể có cơ địa nóng , dễ sinh bệnh ( kiểm chứng bằng cách quan sát nước tiểu , khi cơ thể nóng nước tiểu luôn có màu vàng đậm , dợt , đục hay không tùy theo cơ thể ta nóng nhiều hay ít ) mỗi khi ta dùng lá khoảng một giờ sau, khi tiểu tiện , nước tiểu luôn trong suốt, không màu , chứng minh khả năng thanh lọc máu rất tốt của lá thuốc . Dựa vào đặc điễm nầy ta có thể dùng lá thuốc cho lần tiếp theo mỗi khi thấy nước tiểu của ta trở nên có màu vàng sậm trở lại , nhờ vậy ta xác định được khoảng thời gian giữa hai lần dùng lá thuốc phù hợp cho từng người , đó là cách chúng ta kiểm chứng về tình trạng sức khỏe cũa mình một cách đơn giản nhất .
Đối với những cơ thể mà cơ địa đã mát , đăc biệt những người có bệnh hạ calci (người mà thời tiết thay đổi , như mưa bão , trời trở lạnh vào mùa đông v… v , cơ bắp thường bị chuột rút , khó thở , uể oải , nặng ngực , tim đập nhanh ……. ) đều không thể dùng lá thuốc nầy vì nếu dùng bệnh trở nặng hơn . Đây được coi là phần chống chỉ định của lá thuốc
Lá khi già , ngã thành màu hơi vàng , rất dễ rụng , có vị nhẩn đắng . không nhờn , vỏ cây và rễ cây có vị tương tự , đặc biệt rễ có mùi thơm như sâm vị hơi ngọt . Lá non , nhờn gần như không có mùi vị , dùng nhiều , quá ngưỡng (số lượng lá dùng mỗi lần tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người ) có tác dụng như làm cho say , choáng một thời gian rất ngắn ( vài giây) rồi hết , không gây phản ứng , cho đến nay chưa phát hiện có độc tố gì tác hại cho cơ thể.


II-CHỮA LÀNH HOÀN TOÀN BỆNH UNG THƯ LƯỠI BẰNG LÁ CÂY NHẬT NGUYỆT
Chị ÚT. chủ quán cơm chay Hoàng kim ở số 14 đường Trương công Định tỉnh Sóc trăng
Trong năm 2009,chị đã bị bệnh ung thư lưỡi,khi một mụt nhỏ mọc ở cạnh bên lưỡi của chị,mụt nầy lớn dần và làm cho chị phát âm rất khó,giọng nói trở nên khó nghe hơn (đớ lưỡi) ,đầu mụt có hình dạng giống như bông cải ,rất dể xuất huyết .
Khi chị đến khám bệnh tại bệnh viện đại học y dược TP HCM ở đây người ta đã chuỵển chị sang bệnh viện ung bướu .
Sau khi khám ,bệnh viên ung bướu khẳng định chị bị ung thư lưỡi và yêu cầu phẫu thuật sớm nhưng chị sợ hãi từ chối .Theo họ nếu không điều trị kịp thời sẽ bị tử vong chỉ sau vài tháng (3 tháng?) .
Khi về nhà chị đã thực hiện phép ăn dưỡng sinh Ohsawa nhưng không tuyệt đối ăn theo bài số 7 (ăn thêm rau củ …),một tháng sau chị thấy bệnh thuyên giảm rõ rệt như không chảy máu , mụt bông cải nầy hơi nhỏ lại .
Sau 2 tháng ăn theo cách nầy chị không thể chịu nỗi nên ăn uống trở lại bình thường (chị là người trường chay từ nhiều năm trước) Chỉ một thời gian ngắn sau,mụt bông cải lại tái phát,xuất huyết trở lại v..v chị đã vô kế khả thi đành bó tay mà thôi
.Nhưng một đêm kia khi ngủ,chị nằm chiêm bao thấy một bà lão đến mách với chị là hãy tìm thuốc nam để trị bệnh.Khi thức dậy, chị có tâm sự với chị Năm (chị kết nghĩa ,cùng mở tiệm cơm chay Hoàng kim ) chị nầy nhớ đến mấy người bạn ở Long xuyên có biết về thuốc nam,nên hai người cùng nhau lên Long xuyên,đến gặp cô tư Hoa .Cô nầy mới giới thiệu cây nhật nguyệt mà chính tôi đã phổ biến từ năm trước cho đồng bào ta ở tỉnh nhà cũng như nhiều tỉnh khác trong cả nước .
Ngày đầu chị Út được cô tư cho ăn 10 lá và cả đọt cây nhật nguyệt,ngày 2-3 lần ,thấy có hiệu quả ,tiếp tục như vậy đến 3 ngày sau .Chị Út và chị Năm khi về có đem một số cây con và đọt cây nhật nguyệt,vừa để ăn vừa để trồng .Vậy mà liên tục sau 2 tháng trong điều kiện thiếu thốn lá cây nhật nguyệt như vậy nhưng bệnh của chị Út đã lành hẳn ,không còn xuất huyết,mụt bông cải ,từ từ teo dần và tiêu đi giọng nói của chị cũng trở lại bình thường,không còn giọng đớ nữa


BÀI V:CÂY NHẬT NGUYỆT TRỊ BỆNH UNG THƯ :
...IV-CHỮA KHỎI BỆNH VIÊM NÃO Ở GIAI ĐOẠN CUỐI (UNG THƯ NÃO) BĂNG LÁ CÂY NHẬT NGUYỆT:
A-Trường hợp 1:
Một người có chức quyền,đang làm việc trong chính quyền của một tỉnh lân cận TP HCM .Ông nầy (không cho biết tên ,tạm đặt tên là Ô.X) tuổi khoảng 60,được chẩn đoán là bị bệnh viêm não đã đến giai đoạn chót (coi như bị ung thư não) Ô.X nầy có bác sỹ riêng người Thụy sỹ chăm sóc hằng ngày . Ông bị mất ngủ nghiêm trọng hầu như không ăn uống được bao nhiêu nên cơ thể Ông mỗi ngày một ốm dần ( còn cân nặng 39kg ) thuốc mà Ông dùng đều là loại thuốc đặc trị,chỉ mua được từ châu Âu mới có ,nói như vậy việc trị liệu của Ông X nầy rất tốn kém .
Ở Đà lạt tôi có một người bạn am tường về cây nhật nguyệt này,do sự giới thiệu và khuyến khích của chúng tôi , hiện gia đình chị (chị Mỹ Qúi ,chủ quán cơm chay Thiện Ý , số nhà 10A đường Trần Qúy Cáp,đang dùng lá cây nầy để tự trị bệnh cho mình,gia đình và bạn bè.Chị Qúi cũng là bạn cũ Ông X nói trên , khi thấy người bạn cũ nầy bị bệnh nan y nguy hiểm đến tính mạng như vậy, động lòng trắc ẩn,chị Qúi bèn đề nghị với người bạn nầy dùng thử lá thuốc trên mà chính chị đã thể nghiệm sự thần diệu của nó. Ông X chấp nhận lời đề nghị của chị.Từ tôi chị cung cấp lá nhật nguyệt cho Ông X hoặc bằng mọi cách chị phải tìm cho được lá cây nầy,với nhiều nguồn khác nhau trong dân gian vùng Đà lạt để cung cấp liên tục cho Ông,cho dù hiện nay người trồng và biết cách dùng lá thuốc nầy còn rất ít .Khi chị phát hiện được nhà nào có trồng cây nhật nguyệt,chị luôn tìm cách làm thân với họ,đồng thời xin lá thuốc trên cho bạn mình,theo chị kể :
”Ở gần nhà chị có người bạn tên Cường,cũng có bệnh,chị cung cấp cho Ông có 15 lá thuốc thôi và vài cây con để trồng,nhưng 2-3 ngày sau,khi gặp lại Ông nầy nói nói với chị “đây là thần dược”,vì lá có tác dụng an thần,làm cho người thấy khỎe khoắn,dễ chịu rõ rệt“
Ông Cường lại kể cho chị nghe :” Mỗi ngày,tôi ra vườn trồng cây thuốc nhật nguyệt nầy,ngồi với nó và tâm sự:”ta rất yêu thương ngươi,ngươi rất tốt,cứu giúp đời mà chẳng ai biết đến,chẳng ai thèm đoái hoài tới mình,thật đáng thương v..v”Ông nói :” cây thuốc làm như hiểu được ý người ,chúng lớn lên rất nhanh,tươi tốt thấy rõ” .
Một hôm,một em ở gần đó đến nhà làm thuê trong vườn của Ông,thấy ngày nào Ông cũng ngồi nói chuyện to,nhỏ với cây thuốc,tò mò hỏi thăm,Ông nói “ đây là thần dược” Em nầy mới nói:” Ôi,thứ cây nầy tôi có trồng làm thành hàng rào nhà tôi,mỗi khi tôi say sỉn,chỉ cần hái một nấm lá nhai nuốt,thì cơn say giảm ngay,hôm sau đi làm bình thường,như không có say vậy,thật là hay!”Từ đó chị Qúi mới biết nguồn lá thuốc nầy với hy vọng cung cấp đầy đủ cho bạn chị .Nhưng khi chị đến nhà,giao tình với chủ nhà,quà cáp cho họ,sau đó chị ngỏ ý xin lá thuốc .Tay chị vừa hái lá thuốc miệng vừa quảng cáo lá thuốc nầy hay như thế nào,mà chị đã trãi nghiệm qua,vợ người chủ nhà liền đến nắm tay chị đưa lên cao và nói :”thôi thôi chị ơi,chị hái nhiều quá,cây thuốc của tôi chết mất ?!”Thế là từ đó chị không xin thêm được lá nào nữa !
Lá thuốc đang rất khan hiếm, nhưng với quyết tâm giúp đỡ người bạn cũ của mình chị đã làm được điều kỳ dịêu.Theo báo cáo của chị,ngay sau khi dùng lá được 2-3 ngày,Ông X đã ăn và ngủ được và sau hơn 10 ngày cơ thể Ông đã tăng trọng lên gần 2kg ,rất mừng với kết quả nầy. ÔngX đã tuyên bố với bạn bè của mình đây là thần dược.Lúc nầy,do sự khuyên nhũ của chị Qúi, Ông X đã chuyển đổi lối dinh dưỡng cũ,từ hằng ngày Ông thường xuyên dùng rượu tây ,thuốc lá ngoại,nay đã bỏ hẳn chỉ dùng rượu bia,nhưng rồi cũng bỏ rượu bia luôn,chuyển hẳn sang lối ăn chay…
Để bảo vệ sức khỏe mới đạt được của mình,thậm chí khi Ông đi công du nước ngoài,lúc nào lá cây nhật nguyệt cũng được cung cấp đầy dủ cho Ông .Một báo cáo gần đây của chị Qúi cho thấy cơ thể Ông trở nên hồng hào, da mặt bong ra ,da dẻ mịn màng hơn ,tăng trọng trên 3kg .Hiện nay Ông X vẫn còn dùng thường nhật lá cây nhật nguyệt nầy..
Với kết quả bất khả tư nghì của lá cây nhật nguyệt nầy đối với căn bệnh của Ông X trong khi các loại thuốc đặc trị mua từ châu Âu lại không mãi may tác dụng, cho một minh chứng hùng hồn về tính siêu việt của lá cây thuốc nói trên .
Tôi tuy chưa gặp Ông lần nào nhưng Ông nhắn lời gữi chị Qúi nói với tôi là:”hãy trồng cho thật nhiều loại thuốc quí nầy để phổ biến càng nhiều càng tốt cho mọi người”
B-Trường hợp 2:
Tương tợ như trường hợp của Ông X nói trên,ở gần nhà tôi có chị Út Phước,năm nay đã 86 tuổi Chị cùng với người con (Thảo) bán quần áo may sẳn tại số 35 đường Trương công Định F1 TP Đà lạt ,ngay đầu dốc nhà làng Đà lạt .Tuy đã lớn tuổi,nhưng sức khỏe chị khá tốt.
Trong dịp tết nguyên đán vừa qua chị về TP HCM chơi với cháu,tiện thể khám tổng quát coi có bệnh gì không,nhưng kết quả thấy không có bệnh gì cả.
Khoảng hơn 1 tháng nay ,tôi thấy chị gầy hẳn đi,người ũ rũ,da dẻ khô khan và rất buồn bã.Thấy vậy,tôi gạn hỏi, chị nói “không có bệnh gì đâu chú ơi ! chỉ là thấy người không khỏe,ăn không được,ngủ cũng không được,đã nhiều ngày rồi,có uống thuốc cũng không thấy bớt.Tôi bèn nói “ thôi chị hãy dùng thử một mớ lá cây nhật nguyệt xem sao,tôi vừa lấy từ Long xuyên lên,vì tôi có người quen,cũng có bệnh tương tợ như chị,nghiêm trọng hơn nhiều,nhưng khi họ dùng lá thuốc nầy đến nay đã hết bệnh”,chị đồng ý .
Tôi bảo chị mỗi ngày ăn 2-3 lần,một lần 10 lá nhưng khi hỏi lại chị ăn mỗi lần có 5 lá/2 lần /ngày.Thế mà sau 3 ngày khi gặp lại chị,tôi thấy ngạc nhiên,vì lúc nầy trông chị thấy vui hẳn ra ,tươi tỉnh,da dẻ hồng hào như cũ,tôi bèn hỏi :”Sao,lúc nầy chị thấy đỡ hẳn ra chưa?” Chị vui mừng nói :”Ờ ! nhờ vào mấy cái lá của chú cho hôm ấy,nay tôi thấy khỏe hẳn ra,cứ đến 9 giờ tối,ngồi coi phim,mà cứ ngáp dài,ban ngày tôi cũng ngáp dài, tôi ngủ được lắm,ăn được,nên đã khỏe,cám ơn chú !” tôi nói ‘không có chi”sau đó chị tiếp tục xin thêm lá thuốc…


V-DÙNG LÂU NGÀY LÁ CÂY NHẬT NGUYỆT CÓ THỂ MIỂN NHIỄM VIÊM GAN B , C VÀ NGĂN NGỪA ĐƯỢC BẸNH TIỂU ĐƯỜNG?
Bản thân tôi đã dùng lá thuốc nhật nguyệt từ 10 năm nay ,có thời gian tôi thấy sức khỏe không được tốt nên đã đến bệnh viện Hòa hảo khám tổng quát.Kết quả cho thấy lượng kháng thể siêu vi B rất cao ,trong khi đó tôi chưa hề chích ngừa bất kỳ loại bệnh nào.
Tiếp theo,ngay hôm trước tết Nguyên đán vừa qua,ngày 10-2-2010 phiếu xét nghiệm máu của tôi cho thấy kết quả miễn dịch bệnh siêu vi C (0.218 non reactive) tôi cho rằng những kết quả trên có được là nhờ dùng lá cây nhật nguyệt lâu ngày mà thôi .
Thường xuyên ,tôi lo ngại bệnh tiểu đường vì thích ăn ngọt nên thỉnh thoảng khoảng 3-4 tháng,tôi có đến xét nghiêm máu tại phòng xét nghiệm của bác sỹ Phạm ngọc Dũng số 6/7 B đường Lê triệu Kiết Mỹ Bình TP Long xuyên.Có khi lượng đường lên tới 5,6mmol/l ngày 24-11-2005(lượng trung bình là 3,8-6,1mmol/l) nhưng cho đến nay lượng đường vẫn ổn định ,có khi dùng lá thuốc hơi nhiều,lượng đường xét thấy giảm đến mức 4,4 mmol/l .


Chân thành cám ơn các tác giã của những tài liệu tham khảo sau đây:
a- Tập tài liệu truyền tay đúc kết kinh nghiệm trị bệnh nhờ vào lá cây nhật nguyệt của GS . BS Nguyễn trọng Nhân , nguyên Bộ Trưỡng Bộ Y Tế , chủ tịch Hội Hồng Thập Tự Việt Nam .
b- Cây cỏ MIỀN NAM của GS Phạm hoàng Hộ
c- Cây thuốc , bài thuốc , biệt dược của DS Phạm Thiệp , DS Lê văn Thuấn,
DS Bùi xuân Chương .
d-Tham khảo trang mạng www vietcyber.com/…/showthread .php?


Ghi chú thêm:
Bạn có nhu cầu về cây nhật nguyệt để trồng trị bệnh cho bản thân,gia đình,thân nhân và phổ biến không điều kiện cho bất cứ ai có nhu cầu sau nầy,không trục lợi,xin vui lòng viết thư về địa chỉ tổ 7 cua 15 đồi 110 thôn Đa thọ,xã Xuân thọ,TP Đà lạt tỉnh Lâm đồng. đính kèm theo bìa thư hồi âm,chúng tôi sẽ gởi cây thuốc đến các bạn.,hoàn toàn miễn phí . Chúng tôi thiết nghĩ rằng chúng ta không thể nào làm ra được cây nhật nguyệt mà của Tạo Hóa ban cho con người và muôn thú nên ta không nên lấy làm cũa riêng để trục lợi cho mình mà nên phổ cập rộng rãi và vô điều kiện đến mọi người.Đó mới thật là “luật công bằng của Đấng Sáng Tạo”
Chưa đầy một năm sau chúng tôi đã tái bản,số quyết định xuất bản 94/CN/TN tháng 6- 2009 , cập nhật với nhiều trường hợp trị bệnh hiệu quả,môt số chưa được ghi lại trong tập tài liệu nầy.Hiện nay tài liệu nầy đã được phổ biến đến nhiều tỉnh thành trong khắp cả nước từ năm 2008,đã gây được sự chú ý của một bộ phận quần chúng và điều làm cho chúng tôi phấn khởi với một niềm vui khó tả là mỗi khi gặp lại những người đã từng dùng lá cây nhật nguyệt nầy,họ luôn có nụ cười tươi nỡ trên môi!!!
Vừa qua ,ngày 10-6-2010, dựa trên cơ sở kinh nghiệm sống của bản thân,đã trị lành một số bệnh ung thư,chúng tôi lại mạnh dạn viết thêm loạt bài “Liệu pháp tri bệnh ung thư kết họp với lá cây nhật nguyệt”, khi về TP HCM để xin phép in vá ấn tống nhưng nhiều người cho ý kiến nên đưa lên trang mạng nhờ đó việc phổ biến sẽ rộng rãi hơn . Do vậy,chúng tôi mới bắt đầu tham khảo trên các trang mạng ,thì ra nhiều bậc thức giả đã bàn bạc,nghiên cứu về cây thuốc quí nầy từ lâu,đăc biệt trên diễn đàn Đông y Việt nam có giáo sư bác sỹ Phạm Khuê cũng đã từng thấy khả năng tuyệt vời của cây thuốc nầy đối với việc điều trị bệnh ung thư gan … Hơn nữa còn có nhiều bạn trên trang phuongkhuongmai.gov.vn không định dạng được cây thuốc và khi cần thì mua ở đâu ?...xin thưa chúng tôi phổ biến hoàn toàn miễn phí,chỉ cần các bạn viết thư như đã nói trên thì các bạn sẽ có cây thuốc ngay,nhanh chậm tùy bưu điện.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét